Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều!

Mike Spiderum, Theo Helino 08:30 26/08/2018

Diên Hi Công Lược đang nổi lên như một làn sóng cuốn khán giả vào vòng xoáy của những câu chuyện chốn thâm cung thời xưa. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh những câu chuyện thị phi chốn hậu cung, bộ phim còn khéo léo lồng ghép loại hình nghệ thuật cổ đại của nhân dân Trung Hoa xưa.

1. Côn Khúc của Cao Quý Phi

Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều! - Ảnh 1.

Côn khúc do Đàm Trát vai Cao Quý Phi thể hiện.

Côn Khúc là một loại hình ca nhạc kịch rất phổ biến trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, đặc biệt phát triển rực rỡ vào đời vua Càn Long nhà Thanh. Loại hình nghệ thật này bao gồm ca, múa đan xen một số loại hình biểu diễn khác, tất cả kết hợp lại dưới một giai điệu rất đặc trưng tạo nên một loại kịch nghệ vô cùng độc đáo.

Trong bộ phim Diên Hi Công Lược, loại hình nghệ thuật này đã được tái hiện dưới tài biểu diễn của Cao Quý Phi. Vào năm 2001, Côn khúc được UNESCO đưa vào danh sách Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

2. Nghệ thuật tranh thêu

Ai mà chẳng ấn tượng khi thấy Ngụy Anh Lạc với đôi tay thoăn thoắt đã tạo những bức tranh từ những sợi chỉ chứ? Đúng vậy, đó chính là loại hình nghệ thuật nổi tiếng của nhân dân Trung Hoa cổ xưa - nghệ thuật thêu tranh.

Nghệ thuật thêu tranh đã xuất hiện từ rất sớm nhưng lại gây được rất nhiều tiếng vang với kĩ thuật thêu vô cùng tinh xảo và công phu như thêu thủ công, thêu dây hay thêu hạt. Loại hình nghệ thuật này luôn đòi hỏi người nghệ nhân phải có một bàn tay khéo léo.

Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều! - Ảnh 2.

Nghệ thuật thêu tranh đã xuất hiện từ rất sớm nhưng lại gây được rất nhiều tiếng vang với kĩ thuật thêu vô cùng tinh xảo và công phu như thêu thủ công, thêu dây hay thêu hạt.

3. Hoa nhung cài tóc

Tại Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hoa nhung là nghề truyền thống mang đậm bản sắc địa phương. Trong tiếng Trung Quốc, "hoa nhung" đồng âm với "sự giàu có", có lẽ đây cũng một phần tạo nên một nét đặc biệt cho loại trang sức búi tóc này. Lại nói về Diên Hi Công Lược, theo thông tin được tiết lộ, 19 hoa nhung cài đầu của Phú Sát Hoàng Hậu Tần Lam được làm trong một tháng bởi chính một nghệ nhân đến từ Nam Kinh.

Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều! - Ảnh 3.

Hoa nhung cài đầu của Tần Lam, vai Phú Sát Hoàng Hậu, Diên Hi Công Lược.

4. Dệt Kesi

Đây là một kĩ thuật dệt lụa nổi tiếng ở Tô Châu, Trung Quốc. "Kesi" hiểu đơn giản chính là "những sợi chỉ đan vào nhau". Kĩ thuật này đòi hỏi một chu trình phức tạp cùng một khoảng thời gian dài nhưng lại không tạo ra nhiều vải. Do đó, tại xã hội Trung Hoa cổ xưa, 1cm vải lụa dệt bằng kĩ thuật này có giá tương đương 3 chỉ vàng.

Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều! - Ảnh 4.

Quạt làm từ lụa dệt bằng phương pháp Kesi.

"Kesi" thì liên quan gì đến Diên Hi Công Lược? Thật ra những cây quạt được sử dụng bởi Cao Quý Phi (Đàm Trác) hay các diễn viên khác đều đại diện cho những cây quạt được làm từ lụa Tô Châu, thông qua cách dệt Kesi khi xưa cho thấy sự xa hoa của hoàng gia thời bấy giờ.

5. Hoa sắt

Chắc hẳn bạn còn nhớ nguyên nhân khiến Cao Quý Phi kiêu ngạo kia không còn đường lui đúng chứ? Đó chính là "Vạn tử ngàn hồng", màn trình diễn này thực chất được gọi là Hoa sắt, đúng với cái tên của nó, đây là một màn trình diễn rất nguy hiểm. Người biểu diễn thổi tung sắt nung chảy cùng bụi gỗ lên không trung, khi chúng gặp nhau thì bén lửa tạo thành hình ảnh một bông hoa lửa trên bầu trời. Và để ngăn màn biểu diễn này bị thất truyền, Hoa sắt đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể.

Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều! - Ảnh 5.

Đó chính là "Vạn tử ngàn hồng", màng trình diễn này thực chất được gọi là Hoa sắt, đúng với cái tên của nó, đây là một màn trình diễn rất nguy hiểm.

6. Truyền thuyết về Lạc Thần

Lạc Thần là nữ thần sông của văn hóa Trung Hoa xưa. Trong văn học, bà được mô tả là một nữ thần sông với vẻ đẹp kiều diễm và không kém phần dịu dàng. Có lẽ chính sự dịu dàng này đã khiến cho Phú Sát Hoàng Hậu của Diên Hi Công Lược chiếm trọn trái tim của Càn Long. Bạn có thể chiêm ngưỡng một bức họa Lạc Thần tại Bảo tàng cung điện quốc gia, Đài Bắc.

Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều! - Ảnh 6.

Phú Sát Hoàng Hậu Tần Lam đang múa điệu Lạc Thần.

7. Vẻ đẹp của Tử Cấm Thành

Bối cảnh của Diên Hi Công Lược cũng chính là hình ảnh mô phỏng cho vẻ đẹp của cung điện hoàng tộc nhà Thanh. Với mái ngói màu vàng đồng, cung điện được xây bằng gỗ và lót nền đá xanh, Tử Cấm Thành uy nghi tráng lệ kia đã từng là một trung tâm chính trị và là "tổ ấm" của hơn 24 đời hoàng đế từ nhà Minh đến nhà Thanh. Đây có thể được coi là một trong những kiệt tác của lịch sử kiến trúc Trung Quốc cổ đại.

Đâu chỉ có thị phi hậu cung, Diên Hi Công Lược còn có những tình tiết hay ho đắt giá hơn nhiều! - Ảnh 7.

Với mái ngói màu vàng đồng, cung điện được xây bằng gỗ và lót nền đá xanh, Tử Cấm Thành uy nghi tráng lệ kia đã từng là một trung tâm chính trị và là "tổ ấm" của hơn 24 đời hoàng đế từ nhà Minh đến nhà Thanh.

Nguồn: PeoplesDaily