Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách?

T.Q, Theo Trí Thức Trẻ 00:02 13/11/2017

Quán chè chẳng có gì ngoài chiếc xe đẩy cũ, vừa trưng bày nguyên liệu, vừa dùng làm bàn cho khách ngồi ăn. Chè có giá cao hơn so với những quán chè vỉa hè khác, nhưng gần 60 năm qua khách vẫn nườm nượp, có nhiều người chịu đứng ăn mỗi khi không còn chỗ ngồi.

Khách chấp nhận đứng vỉa hè, ăn chè giá cao

Nằm trên con đường Nguyễn Thái Bình nhộn nhịp ở trung tâm Sài Gòn, xe chè nhỏ mang tên Lâm Vinh Mậu đã tồn tại gần 60 năm nay. Không màu mè, không khoa trương, không bàn cho khách ngồi nhưng xe chè phong cách Tàu này vẫn thu hút khách suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Dù phố xá ngoài kia với biết bao thay đổi, nhưng xe chè nhỏ của hai anh em chú Sơn và chú Hưng (cả hai đã ngoài 50 tuổi, chủ quán) vẫn như ngày xưa, hương vị truyền thống từ 3 đời nay vẫn vẹn nguyên như thế.

Clip: Chè Tàu hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn - Thực hiện: T.Q.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 2.

Xe chè chật kín khách bao quanh, không còn chỗ trống nên có người phải đứng ngoài.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 3.

Khách đứng vỉa hè để ăn chè vì hết chỗ ngồi.

Tùy theo cảm nhận của mỗi người nhưng sau khi thưởng thức món chè do hai anh em chú nấu, đa số đều tấm tắc khen ngon. Điều đặc biệt trong từng ly chè là gì thì khó ai có thể biết được, nhưng ăn được một lần rồi thì nhiều người lại bảo không muốn ăn ở chỗ khác nữa.

Quán không có bàn riêng nên khách ngồi quây quần ăn chè tại chiếc xe đẩy, ai đến sau thì phải chấp nhận đứng ăn.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 5.

Các món chè tại xe chè Tàu hơn nửa thế kỷ của chú Hưng.

Chú Hưng cho biết, mỗi ngày mở bán từ 19h – 0h, nếu bán hết sớm thì nghỉ sớm. Chú Sơn (anh trai chú Hưng) có nhiệm vụ đẩy xe chè ra góc đường quen thuộc, còn chú Hưng "thực hiện nhiệm vụ" bán chè. Sở dĩ xe chè có tên Lâm Vinh Mậu vì cái tên này chính là người chủ đầu tiên. Người này cũng là chú ruột của hai anh em.

Tranh thủ ít phút khách thưa bớt, chú Hưng chia sẻ, lúc trước tiền nhân của chú Hưng lưu lạc từ Trung Quốc qua Việt Nam và làm rất nhiều nghề khác nhau.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 6.

Khách thưởng thức chè rất hài lòng mặc dù giá cao.

Đến năm 1958, ông Lâm Vinh Mậu được một người bạn truyền lại cho nghề chè Tàu để mưu sinh, xe chè bắt đầu từ đó và đến nay đã qua hơn nửa thế kỷ. "Chính xác là 59 năm rồi, nhưng tôi bán mới được hơn 25 năm vì đến năm 1991, chú ấy ra nước ngoài định cư nên truyền nghề lại cho tôi. Từ đó hai anh em tôi cùng nhau nối nghiệp bán chè cho đến tận bây giờ", chú Hưng chia sẻ.

"Trời phú cho cái nghề nào rồi thì phải tâm huyết"

Lý giải về những điều thú vị và đặc biệt mà khách thường nhận xét đối với xe chè của mình, chú Hưng mỉm cười: "Cũng như bao loại chè ở chỗ khác chứ chẳng có gì đặc biệt".

Mặc dù chú nói là vậy nhưng mỗi lần sau khi khách đến ăn hay mua về chú đều chủ động mời nếm thử trước từng món chè để cảm nhận và không quên giới thiệu. "Thử món này đi...!". Sau khi khách thử lại tự hào nói: "Đấy! Ngon không?" hoặc "Thử luôn món này nữa này sẽ thích liền".

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 7.

Khách hào hứng xem màn múc chè rất thanh thoát, điêu luyện của chủ quán.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 8.

Theo chú Hưng, nấu chè luôn có bí quyết riêng và quan trọng là phải thực hiện bằng cả tâm huyết mới giữ được khách.

Sự cởi mở của chủ quán chè khiến nhiều khách hài lòng và thích thú, ai cũng gật đầu khen ngon. Nếu như nói sự cởi mở của chủ quán là điều thú vị để thu hút khách suốt gần 60 năm qua thì có lẽ chỉ một phần đúng. Theo chú Hưng, cái quan trọng để giữ khách chính là ở bí quyết nấu chè.

"Quán chè nào cũng vậy, ăn thua ở cách mình nấu, phải có bí quyết mới nấu ngon để thu hút khách. Thực phẩm nấu ăn khác với thực phẩm sản xuất bằng công nghiệp, đại trà. Nói về bí quyết thì nhiều lắm, độ lửa có, chọn nguyên liệu kỹ càng,... nhưng quyết định làm nên thành công đó là người thầy truyền nghề giỏi. Hơn nữa nấu chè phải xuất phát từ tâm, vì trời phú cho cái nghề nào thì phải tâm huyết", chú Hưng chia sẻ bí quyết.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 9.

Mỗi khách đến quán đều ăn ít nhất từ 2 chén/ ly chè.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 10.

Ly chè giá 25.000 đồng tại xe chè Tàu tồn tại qua 3 thế hệ.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 11.

Vị ngọt thanh của nước chè khi được chế biến kỹ càng là bí quyết giúp chú giữ chân được khách quen.

Cũng theo lời chú Hưng, nấu chè cũng cần phải cần cù, cẩn thận và tỉ mỉ đến từng công đoạn. Chính vì thế, hai anh em chú phải mất từ 5-6 tiếng mới hoàn thành việc nấu chè. Đối với nghề bán chè, chọn nguyên liệu thì dễ nhưng cũng cần phải tinh ý, cẩn thận thì việc nấu chè mới hoàn hảo.

Xe chè của chú Hưng bán đủ các loại chè Tàu đặc trưng, từ chè hột gà ngâm trà, hạnh nhân đến hạt sen, củ năng, đậu đỏ, thốt nốt,... nhưng giá cả hơi "chát" so với những chỗ khác. Đối với ly chè giá 25.000 đồng nhưng chỉ có vài hạt sen, củ năng, bo bo. Nếu muốn bỏ thêm nguyên liệu thì sẽ tính tiền thêm, nên ly chè vừa đủ ăn cũng 35.000 đồng. Vì mê chè Tàu của chú Hưng nên mỗi người đến ăn chè cũng mất khoảng 50.000 đồng mới "thấm tháp".

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 12.

Một vị khách cho con nếm thử chè trước khi mua.

Có gì đặc biệt ở xe chè Tàu trên vỉa hè Sài Gòn, suốt 60 năm vẫn nườm nượp khách? - Ảnh 13.

Do diện tích hạn hẹp lại bất tiện nên một số người phải mua chè mang về.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày