Bộ phim truyền hình Thái Lan mang tên Hormones (tựa Việt: Tuổi nổi loạn) đang tạo nên cơn sốt thực sự. Không chỉ làm mưa làm gió ở đất nước chùa vàng mà tác phẩm thuộc mô-típ học đường này còn khiến đông đảo khán giả Việt mê mẩn.
Vậy điều gì đã làm nên sức hút của
Tuổi nổi loạn? Hãy cùng phân tích thử xem nhé!
1. Chủ đề gần gũiTrường học vốn không phải là chủ đề mới mẻ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất phim ảnh vẫn luôn xem đây là “mảnh đất màu mỡ” để khai thác. Nguyên nhân bởi vì thế mạnh của thể loại này là dễ lấy lòng người xem, đặc biệt là các bạn trẻ.
Tuổi nổi loạn cũng theo mô-típ trường học kinh điển. Bối cảnh chính là một ngôi trường cấp 3. Các cô cậu học sinh ngày ngày đến lớp, vừa học tập, vừa cùng nhau trải qua những tháng ngày được xem là đẹp nhất đời người với đủ buồn vui, hờn giận.
2. Nhân vật đa dạngĐiểm cộng thứ 2 của
Tuổi nổi loạn là cách xây dựng các tuyến nhân vật cực kì đa dạng. Ngôi trường trong phim có đầy đủ các thành phần khác nhau, từ những học sinh chăm ngoan, những thiên tài đủ mọi lĩnh vực, những cô nàng “bà tám” cho đến những kẻ nổi loạn. Đặc biệt, hình ảnh hotboy và hotgirl cũng xuất hiện như những thần tượng kiêm người tình trong mộng của học sinh toàn trường.
3. Cốt truyện thực tếNội dung gắn liền với đời thực là điểm cộng thứ 3 của
Tuổi nổi loạn. Theo dõi bộ phim, khán giả sẽ không khỏi thích thú khi nhìn thấy chính bản thân mình. Từ những câu chuyện trường lớp cho đến tình yêu ngây thơ nhưng không kém phần dữ dội của tuổi học trò đều được tái hiện hết sức chân thật.
Điển hình như việc đa số học sinh bị nghiện Facebook. Dù đang trong giờ lên lớp nhưng các bạn ấy vẫn luôn “trực chiến”. Vì vậy, hễ có bất cứ thông tin mới gì là y như rằng, tất cả đều biết được ngay. Tình tiết một nhóm bạn gái xì xầm to nhỏ về một anh chàng “hot” trong trường cũng là chuyện xảy ra như cơm bữa.
Đặc biệt, những băn khoăn về giới tính đã được biên kịch đưa vào phim thông qua mối quan hệ đầy ám mụi giữa hai anh chàng
Phu (Juthawut Pattarakhumphol) và
Thi. Những cảnh phim thân mật trên mức tình bạn của cả hai cũng như việc cô nữ sinh
Dao (
Sananthachat Thanapatpisal ) “tự biên tự diễn” về chuyện tình này khiến cho cả trường được phen xôn xao là những điểm nhấn giúp
Tuổi nổi loạn trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
4. Mặt tối của trường họcBên cạnh đó, những mặt tiêu cực của trường học như vi phạm nội quy, hút thuốc, bạo lực học đường hay thậm chí là học sinh “vượt rào” cũng được lồng ghép một cách khéo léo. Phân đoạn cô bạn
Toei (Sutatta Uudomsilp) bị cả đám đàn chị cho ăn no đòn vì tội dám giựt người yêu của
Bee và sau đó còn bị quay clip tung lên mạng khá giống với những chuyện từng xảy ra trong đời thực.
Đạo diễn của Hormones từng chia sẻ với báo giới: “Chúng tôi không khuyến khích thanh thiếu niên làm điều xấu. Điều chúng tôi muốn là để các bạn trẻ thấy được hậu quả của những hành động sai trái, đồng thời giúp những bậc phụ huynh hiểu thêm về con cái của mình.”
5. Dàn diễn viên trai xinh, gái đẹpCuối cùng, dàn viên viên toàn trai xinh, gái đẹp gồm những gương mặt khá quen thuộc của truyền hình Thái Lan được xem là “thỏi nam châm” giúp bộ phim thu hút đông đảo khán giả. Nụ cười tỏa nắng của nữ diễn viên
Ungsumalynn Sirapatsakmetha (vai
Khwan), dáng vẻ bảnh bao nhưng ngông cuồng của
Pachara Chirathivat (vai
Win) và gương mặt baby của
Sananthachat Thanapatpisal (vai
Dao) đều là những nguyên nhân khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên.