Đối với bộ phim
Võ Mị Nương Truyền Kì (
Võ Tắc Thiên) đang được phát sóng trên đài Hồ Nam, Trung Quốc, các khán giả nhận thấy ba nhân vật nữ Vi Quý Phi, Từ Hiền Phi và Cao Dương Công chúa trong phim có nhiều điểm khác biệt, sai lệch so với lịch sử. Nhiều fan nhận xét rằng mục đích của nhà làm phim là ưu ái, muốn làm nổi bật hình ảnh Võ Mị Nương (
Phạm Băng Băng) thánh thiện, không mưu mô xảo quyệt nên đã "dìm" các nhân vật nữ khác. Chính những điểm sai khác này đã gây khó chịu cho khán giả.
Vi Quý Phi trong Võ Mị Nương Truyền Kì được xây dựng với hình ảnh một phi tần không thể có con, luôn bày nhiều thủ đoạn hiểm ác để hãm hại người khác. Cũng giống như câu:
"Thứ mà ta không có thì kẻ khác cũng không được có". Vậy nên, cô đã đổ tội cho Dương Thục Phi (
Châu Hải My) vì đã làm ngã Lưu Hiền Phi, sau đó hạ độc làm Lưu Hiền Phi mất mạng... Cô còn bày nhiều mưu hãm hại người khác để cuối cùng cô đã bị giết vì biết quá nhiều bí mật của Ngụy Vương.
\
Trong khi đó, nếu đúng theo sử sách thì Vi Quý Phi có hai người con với Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Bà là người có tướng mạo đoan trang, có tài nhìn xa trông rộng, đức dung độ lượng, rất được lòng Đường Thái Tông.
Từ Huệ và Võ Mị Nương được tiến cung cùng lúc với nhau. Hai người tình như tỷ muội ruột thịt, luôn chia sẻ ngọt bùi, thương yêu và bao bọc nhau giữa chốn cung triều hiểm ác. Thế nhưng, càng về sau, nàng cho rằng bản thân không được Bệ hạ sủng ái vì Võ Mị Nương gây ra, nên đã ba lần bảy lượt ra tay hãm hại chị em mình. Qua vai Từ Huệ này, phim tiếp tục cố gắng hướng tới một Võ Tắc Thiên không chịu ác khiến fan ngán ngẩm.
Và nếu như theo đúng sử sách, Từ Hiền Phi là một người không chỉ đẹp, mà bà còn có tài văn chương. Vì thế nên được Lý Thế Dân phong làm tài nhân. Đến cuối đời, do lâm bệnh nên Từ Hiền Phi qua đời. Chi tiết này khác so với phim khi Từ Huệ bị ép thành kẻ ác và treo cổ tự tử.
3. Cao Dương Công chúa (Mễ Lộ)
Trong lịch sử của triều đại nhà Đường, Cao Dương Công chúa rất được vua cha Đường Thái Tông - Lý Thế Dân yêu thương, tính tình kiêu ngạo, ghét những lễ nghi trong triều. Đến tuổi trưởng thành, Cao Dương được Đường Thái Tông gả cho con trai thứ hai của Tể tướng Phòng Huyền Linh là Phòng Di Ái. Có ghi chép viết rằng, trong một lần xuất cung, Công chúa đã nên duyên phận với thầy chùa Biện Cơ. Sau đó vì bị Lý Thế Dân phát hiện nên đã ra tay giết Biện Cơ và nàng vô cùng oán hận vua cha.
Trong khi đó, trong Võ Mị Nương Truyền Kì, Cao Dương Công chúa được cho biến thành kẻ ác, vì muốn gián tiếp trả thù, nàng đã giả vờ thân thiết với Võ Mị Nương và ngấm ngầm hãm hại. Ngoài ra, chi tiết cao Dương Công chúa giết Công chúa An Định bị cho là xuyên tạc lịch sử, vì thực chất theo lịch sử thì đứa con ấy do chính Võ Mị Nương giết hại. Lại có nguồn tin cho rằng, sinh ra không được bao lâu, em bé do yểu mệnh nên không thể sống được.
(Tổng hợp SX)