Ngày 5/5 vừa qua, “SIXTEEN” - cuộc thi tuyển chọn thành viên cho girlgroup Twice của JYP đã bắt đầu lên sóng. Theo tiêu chuẩn do các huấn luyện viên cùng đội ngũ tìm kiếm và phát triển tài năng JYP đặt ra, 16 thí sinh tham dự chương trình được chia thành 2 nhóm: nhóm chủ yếu (7 thành viên) và nhóm thứ yếu (9 thành viên).
Quyền lợi của 2 nhóm thí sinh này hoàn toàn khác nhau từ phương tiện đi lại đến kí túc xá sinh hoạt, với ưu thế nghiên về nhóm chủ yếu. Thậm chí, nhóm thứ yếu chỉ có thể sử dụng phòng luyện tập từ 9h tối hôm trước đến 9h sáng hôm sau, sau khi nhóm chủ yếu đã kết thúc luyện tập. Trong suốt chương trình, trong khi nhóm thứ yếu cần cố gắng để có thể vươn lên nhóm chủ yếu thì nhóm chủ yếu phải nỗ lực để bảo vệ vị trí của mình. Những thí sinh thể hiện không tốt trong nhóm chủ yếu sẽ bị đánh trượt xuống nhóm thứ yếu.
Cư dân mạng bày tỏ sự bức xúc trước độ tàn nhẫn của “SIXTEEN”:
- “Dù có là nhóm thứ yếu đi nữa thì tôi cũng thấy thật không công bằng chút nào khi cố tình để họ sống trong một kí túc xá bốc mùi với rác rưởi vứt xung quanh như thế”
- “Người xem có thể cảm nhận được sự căng thẳng giữa các thành viên. Dù không ai nói thẳng ra nhưng rõ ràng kẻ thù đích thực của một cô gái chính là một cô gái khác”.
- “Chia họ ra thành nhóm chủ yếu và nhóm thứ yếu… Thật là một cuộc thi sống còn tàn nhẫn”.
- “Có một điều chắc chắn là các thí sinh đều có vẻ thiếu kĩ năng hơn thực tập sinh của YG. Tôi đã từng kì vọng vào cái gì đó cùng đẳng cấp với “Who Is Next” hoặc “Mix & Match”. Họ đều cần cố gắng nhiều hơn nữa”.
- “Tôi không nghĩ một cuộc thi ở cấp độ thế này sẽ tốt cho các girlgroup. Đối với các boygroup, chắc chắn là họ sẽ cạnh tranh nhau nhưng họ vẫn sẽ thoải mái với đối phương khi mọi chuyện kết thúc. Nhưng con gái có xu hướng thù dai hơn. Tôi cảm giác như những thí sinh giỏi hơn sẽ trở thành mục tiêu ghen tị và bắt nạt… Thật ra thì tôi cũng là con gái. Tôi không cố dìm hàng họ nhưng sự thật không phải là như thế sao?”.
- “Tôi đang tự hỏi không biết tình bạn hoặc sự trung thành có tồn tại ở một nhóm nhạc ra đời theo kiểu này”.
- “Tôi thấy thật tệ cho Jihyo. Cô bé thật đáng yêu lúc còn nhỏ nhưng lúc lớn lên thì xương gò má lại cứ thế nhô ra. Jihyo trông vừa già vừa chẳng giống thành viên girlgroup chút nào”.
- “Cho dù có để các thần tượng tham gia vào những cuộc thi khốc liệt thế này thì tôi thấy họ cũng chẳng thể bộc lộ chút tài năng nào sau khi ra mắt. Cứ thử nhìn vào Wonder Girls xem, họ cũng có xuất sắc lắm đâu”.
- “Thời gian luyện tập kéo dài trong 10 – 15 năm chẳng có ý nghĩa gì khi công ty sở hữu những gương mặt như Suzy – chỉ làm thực tập sinh vài tháng nhưng cuối cùng lại nổi hơn những thực tập sinh lâu năm như G.Soul”.
- “Thật ra thì tôi rất thích bầu không khí căng thẳng của chương trình. Dù có vẻ tàn nhẫn nhưng đây quả là một cơ hội tốt để các thực tập sinh khiến khán giả nhớ mặt thuộc tên mình. Họ chẳng có gì để mất cả. Kể cả nếu không được chọn thì họ vẫn được biết đến và có thể lên sàn thông qua một công ty khác. Có rất nhiều thực tập sinh xuất phát từ JYP trong ngành giải trí nên rõ ràng là có rất nhiều cơ hội cho họ. Họ vừa trẻ trung vừa xinh đẹp mà. Cố lên! Có rất nhiều con đường cho họ nên dù không được ra mắt thì tôi cũng hi vọng họ sẽ không quên mất sự thật rằng họ là những bông hoa tươi trẻ vẫn còn rất nhiều thời gian để nở rộ”.
- “YG thậm chí còn mời cả bác sĩ tâm lý cho thực tập sinh trong các cuộc thi sống còn. Tôi nghĩ là JYP cũng cần phải làm vậy… Liệu họ có cần phải phát triển loại hình thi đấu cạnh tranh thế này sau khi đã chứng kiến một thực tập sinh của DSP tự tử (thí sinh Ahn Soji tham gia “KARA Project” đã tự tử 1 tháng sau khi DSP chấm dứt hợp đồng với mình)? Con trai dễ dàng giải quyết mọi chuyện bằng nắm đấm nhưng con gái thì không như vậy…”.
- “Thành thật mà nói thì tôi thấy cuộc thi này đã đi quá xa với những đứa trẻ thậm chí còn chưa lên sàn. Phương tiện di chuyển khác biệt, kí túc xá khác biệt, thậm chí thời gian luyện tập cũng khác biệt luôn… Tôi không nghĩ chuyện này phản ánh bộ mặt của một công ty luôn đề cao những chiến lược luyện tập tuyệt vời của mình”.
(Nguồn: Naver)