Câu hỏi Olympia bị đào lại: "Từ ba số 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?" - Trả lời 720 là NHẦM TO

Nguyệt, Theo Phụ nữ mới 15:56 12/03/2024

Trong giới hạn chỉ 15 - 20 giây, bạn có trả lời đúng câu hỏi này?

Trải qua hơn 2 thập kỷ lên sóng, Đường Lên Đỉnh Olympia vẫn là chương trình kiến thức được yêu mến bậc nhất trên sóng VTV. Một trong những nét đặc biệt làm nên sức hấp dẫn của chương trình phải kể đến các câu hỏi lắt léo, trải rộng trên nhiều lĩnh vực nên đòi hỏi thí sinh cần có kiến thức đa chiều,

Đơn cử như một câu đố Toán học từng xuất hiện trên một tập của Đường Lên Đỉnh Olympia đã lên sóng từ lâu, song vẫn thường xuyên được thảo luận rôm rả trên các diễn mạng xã hội. Câu đố có nội dung như sau: Từ 3 số 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?

Trong giới hạn thời gian thi chỉ 15-20 giây/câu hỏi, bạn có đưa ra được đáp án đúng?

Câu hỏi Olympia bị đào lại: Từ ba số 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu? - Trả lời 720 là NHẦM TO - Ảnh 1.

Câu đố của Đường Lên Đỉnh Olympia đã lên sóng từ lâu song vẫn được cư dân mạng thảo luận rôm rả

Nhiều người nhìn nhanh vào dữ liệu bài toán sẽ đưa ra đáp án là 720. Tuy nhiên, đây là câu trả lời sai. Mà đáp án cuối cùng là: 2^70 (2 mũ 70 hay 2 lũy thừa 70). Trong đó, chỉ cần 2^10 đã bằng 1024 và lớn hơn 720 rồi.

Có thể thấy, câu hỏi này không quá khó nhưng dưới áp lực thời gian ít ỏi và cạnh tranh số điểm nên nhiều thí sinh dễ dàng đưa ra câu trả lời sai. Do đó, khi tham dự một cuộc thi đầy áp lực như Đường Lên Đỉnh Olympia, cái thí sinh cần chuẩn bị không chỉ là kiến thức mà còn là cái đầu lạnh và sự bình tĩnh để vượt qua những câu hỏi "đánh lừa" của ban tổ chức.

Nếu thấy hứng thú với những câu đố Toán học của Đường Lên Đỉnh Olympia, mời bạn thử trả lời các câu hỏi sau đây.

1. "Trên một cây cầu dài 15m, người ta trồng những cây trụ làm lan can ở 2 bên cầu. Biết cây này cách cây kia 1,5m và làm ở cả hai đầu cầu. Cần bao nhiêu cây trụ để làm lan can?".

Cách giải bài toán này như sau:

Giữa cây cầu sẽ có số khoảng cách là: 15 : 1,5 = 10 (trụ).

Do trụ được gắn ở 2 đầu cầu và có 2 lan can đối xứng nhau nên số trụ cần được lắp là: (10 + 1) x 2 = 22 (trụ).

Đáp án là 22 trụ.

2. Cứ 4 vỏ chai nước ngọt thì có thể đổi được 1 chai nước ngọt. Nếu bạn có 32 vỏ chai nước ngọt thì bạn có thể đổi được bao nhiêu chai nước ngọt?

Cách giải bài toán này như sau:

Lấy 32 vỏ chai nước ngọt bạn có thể đổi nhanh được số chai nước là: 32 : 4 = 8 (chai)

Nếu uống hết 8 chai nước này, bạn có thể đổi được số chai nước từ vỏ chai là: 8 : 4 = 2 (chai).

Như vậy, sau 2 lần đổi thì với 32 vỏ chai nước ban đầu, bạn đổi được tất cả số chai nước ngọt là: 8 + 2 = 10 (chai).

Đáp án là 10 chai.