Cẩm nang chụp kỷ yếu từ A-Z: Đảm bảo có ngay album sang xịn mịn, lại dễ giật giải Z-Gang Endgame

M416, Theo Trí Thức Trẻ 20:03 16/04/2021

Chụp kỷ yếu không có nghĩa là cứ xách máy ảnh, tập trung mọi người lại một chỗ là chụp được đâu, có kha khá điều cần chú ý đấy.

Một mùa kỷ yếu nữa lại tới. Có không ít người cho rằng kỷ yếu chỉ là album ảnh "làm màu" của cái tụi sắp ra trường nhưng với chính những bạn trẻ tham gia chụp thì kỷ yếu còn mang theo nhiều ý nghĩa khác. Đây được coi là dịp mà sức sáng tạo, chất độc lạ, cá tính siêu cool của họ được phát huy tối đa, nhất là đối với những Gen Z cái gì cũng có thể thiếu chứ bản sắc cùng dấu ấn riêng chưa bao giờ thiếu như hiện tại.

Và như thế còn chưa đủ, sự xuất hiện của Z-Gang Endgame, cuộc thi khoe ảnh kỷ yếu online siêu ngầu siêu hoành tráng, càng thổi bùng không khí và khiến cuộc chơi của các "Avengers" này thêm háo hức và đáng mong chờ hơn. Chụp kỷ yếu bình thường đã vui, giờ còn vui hơn nữa.

Thế nhưng câu hỏi được đặt ra làm thế nào để có được những album kỷ yếu đẹp nhất, khó quên nhất? Cứ xách người, xách máy lên là được à? Tất nhiên là không phải rồi. Chụp kỷ yếu cũng cần cẩm nang đấy nhé. Và dưới đây là toàn bộ những điều bạn cần chú ý để công cuộc chụp choẹt này diễn ra thuận lợi nhất.

1. Xác định thời gian

Việc xác định trước thời gian chụp là khá quan trọng, nhất là đối với học sinh lớp 12 và sinh viên năm cuối bởi chụp kỷ yếu thường tập trung vào khoảng cuối năm, cuối học kì khi mà học sinh lớp 12 thì bận bịu ôn thi còn sinh viên năm cuối đang đi thực tập. Bên cạnh đó, mùa hè bắt đầu từ khoảng tháng 5 - tháng 6, tương đối nóng nên thời gian thích hợp nhất để chụp kỷ yếu sẽ là vào học kỳ 1 của năm học, tức là khoảng mùa thu và mùa đông, trừ trường hợp những người mong muốn được chụp với bằng tốt nghiệp hay áo cử nhân.

Cẩm nang chụp kỷ yếu từ A-Z: Đảm bảo có ngay album sang xịn mịn, lại dễ giật giải Z-Gang Endgame - Ảnh 1.

Ảnh: Ánh Dương

Cẩm nang chụp kỷ yếu từ A-Z: Đảm bảo có ngay album sang xịn mịn, lại dễ giật giải Z-Gang Endgame - Ảnh 2.

Ảnh: Phạm Hải Băng

Có rất nhiều lý do khiến khoảng thời gian thu đông trở thành lựa chọn đúng đắn để chụp kỷ yếu. Thứ nhất, thời tiết khi ấy rất mát mẻ, thích hợp chụp ngoại cảnh. Thứ hai, nếu trời nóng quá sẽ làm nhòe lớp trang điểm. Thứ ba, vì vẫn còn trong thời gian học tập nên mọi người sẽ tới trường đông đủ hơn. Thứ tư, bạn có thể mặc thêm trang phục thu hoặc đông, tăng tính đa dạng cho album kỷ yếu.

Nếu không thể chụp sớm hơn thì các bạn cũng có thể lựa chọn tầm tháng 3 - tháng 4, lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè. Lúc này, ánh sáng tự nhiên khá tốt, nhiệt độ cũng chưa đến mức khó chịu.

Lịch quay chụp nên bắt đầu vào lúc 13h. Khoảng thời gian từ 13h đến 16h là lúc nắng gắt nhất, thích hợp chụp trong nhà như thư viện, lớp học… Sau 16h, ánh mặt trời bắt đầu dịu đi, lúc này thích hợp cho các shoot ảnh ngoài trời, chẳng hạn như sân trường hay sân vận động…

2. Chú ý số lượng người

Có câu nói, một người vui không bằng hai người vui, chụp kỷ yếu mà chăm chăm chụp riêng thì chỉ có nước chơi một mình.

Vì vậy dù có muốn hay không thì cũng hãy lôi kéo tập thể chụp cùng, bạn cùng lớp cũng được, bạn khác lớp cũng được, hội chị em bạn dì cũng được. Nhiều người thì đóng được nhiều vai. Tuy nhiên, số người nên hạn chế trong tầm 8 - 10 người/ shoot hình. Bởi lẽ ít người quá thì không giống ảnh kỷ yếu mà đông người quá thì khó kiểm soát.

Số lượng người xuất hiện trong một bức ảnh nên ít hơn 10 người để tránh bị rối mà không đơn điệu (Ảnh: Hồng Liên; Quynh Phuong; Linh Bò)

3. Quần áo phụ kiện

Không có quy tắc bắt buộc nào cho trang phục chụp kỷ yếu nhưng tốt nhất vẫn là quần áo đồng bộ. Truyền thống nhất là áo dài. Mô phạm nhất là sơ mi trắng + quần tây đen + giày da đen. Độc đáo hơn có thể kể đến như đồng phục thể thao, pyjama, đồ ngủ khủng long, đồng phục lính, đồ doanh nhân, đồ dạ hội…

Nếu các bạn không thể thống nhất quần áo, không đủ tài chính để thuê cùng mẫu mã, hãy chọn những thứ mà mọi người đều có thể sở hữu, chẳng hạn như giày giống nhau, mũ giống nhau…

Màu sắc cũng là thứ cần trao đổi trước chứ không phải mạnh ai người nấy mặc. Trong số đó, màu trắng là tone màu dễ chịu và dễ kết hợp nhất. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng phụ kiện, chẳng hạn như mũ cử nhân, cà vạt, khăn quàng đỏ, kính… Với ai thích chơi trội thì mặt nạ quái vật cũng là một sự lựa chọn không tồi.

4. Cân nhắc chi phí, chọn ê-kíp chụp phù hợp

Chụp kỷ yếu suy cho cùng là một cuộc vui chung, mà đã là cuộc vui chung là nó nên nhận được sự đồng thuận cao nhất đến từ số đông. Thay vì một người đứng ra chọn ê-kíp rồi tự chọn chi phí bản thân mình có thể đáp ứng được và áp nó lên tập thể thì tất cả nên có một (hoặc nhiều) buổi họp để thống nhất ý kiến.

Cẩm nang chụp kỷ yếu từ A-Z: Đảm bảo có ngay album sang xịn mịn, lại dễ giật giải Z-Gang Endgame - Ảnh 4.

Ảnh: Hải Tiến

Các bạn có thể lập một list các ê-kíp chụp khả thi trong tầm giá mà tất cả các thành viên đều có khả năng chi trả. Việc lập list cũng có thể tham khảo từ nhiều nguồn (các lớp chụp trước, các anh chị đi trước, bạn bè, người thân) để tránh xảy ra tình trạng chụp không ưng ý, bất đồng quan điểm giữa người được chụp và người chụp.

Bên cạnh đó, vẫn biết ai cũng muốn ảnh kỷ yếu phải thật đầu tư nhưng không nên quên ý nghĩa sau cùng của kỷ yếu là lưu lại các hồi ức tốt đẹp của tuổi thanh xuân. Ngay cả khi kinh phí của các bạn không nhiều thì vẫn có thể chụp được những bộ ảnh đẹp, ấn tượng.

5. Chọn địa điểm

Chọn xong địa điểm rồi mới quyết định chụp sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian cho tất cả mọi người. Hãy chọn một địa điểm có đặc điểm kiến trúc đặc trưng của trường bạn. Về phần chụp bên ngoài, hãy set trước đường đi giữa các địa điểm sao cho phù hợp nhất để không ai phải chịu cảnh mệt mỏi.

Cẩm nang chụp kỷ yếu từ A-Z: Đảm bảo có ngay album sang xịn mịn, lại dễ giật giải Z-Gang Endgame - Ảnh 5.

Kỷ yếu có thể chụp ngay tại trường (Ảnh: Bảo Hân)

Cẩm nang chụp kỷ yếu từ A-Z: Đảm bảo có ngay album sang xịn mịn, lại dễ giật giải Z-Gang Endgame - Ảnh 6.

Hoặc ở một địa điểm ngoại cảnh (Ảnh: Hải Hùng)

6. Trang điểm

Con gái chụp kỷ yếu nhất định phải trang điểm. Thứ nhất là vì như thế sẽ giúp bạn xinh hơn, ăn ảnh hơn. Thứ hai là làm vậy sẽ giảm bớt áp lực cho người chụp trong giai đoạn hậu kỳ. Con trai cũng có thể thoa một lớp BB cream nhẹ nhàng để che đi bớt khuyết điểm trên gương mặt. Đừng ngại, kỷ yếu cả đời chỉ chụp có một lần thôi mà.

7. Nghiên cứu chủ đề chụp

Đây có thể coi là một trong những bước mấu chốt giúp album kỷ yếu của bạn trở nên đáng nhớ hơn. Không ai sinh ra đã là người mẫu, nên các bạn cần học dáng pose, cách biểu cảm khuôn mặt. Và không phải ai sinh ra cũng là nhiếp ảnh nên hai bên cần có sự trao đổi rõ ràng.

Lập timeline giờ chụp, địa điểm chụp. Tìm các poster phim, bìa album từ Nhật - Hàn - Trung đến Âu - Mỹ, rồi cả ảnh phù dâu phù rể trong đám cưới để tham khảo. Bởi lẽ tất cả đều có thể trở thành nguồn cảm hứng để bạn có được những loạt hình kỷ yếu xuất sắc nhất.

Các bạn có thể mô phỏng theo các poster phim hoặc album ca nhạc (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hùng; Phạm Quỳnh; Mai Nguyễn; Bảo Linh)

Ảnh: Tổng hợp

Nếu bạn muốn khoe những bộ ảnh kỷ yếu chất nhất hay muốn tự tay thực hiện bộ kỷ yếu "trong mơ" cho lớp mình thì hãy tham gia cuộc thi Z-Gang Endgame!

Chương trình quy tụ dàn ban giám khảo hội tụ nhiều ca sĩ, fashionista đình đám của Vbiz, các đội đoạt giải còn "ẵm" giải thưởng với tổng giá trị lên tới 500 triệu đồng.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 12/4 đến 13/5 trên phạm vi toàn quốc với hình thức cá nhân và tập thể. Thông tin chi tiết về cuộc thi xem TẠI ĐÂY.

Cẩm nang chụp kỷ yếu từ A-Z: Đảm bảo có ngay album sang xịn mịn, lại dễ giật giải Z-Gang Endgame - Ảnh 9.