Bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 11/1, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị cáo tiếp tục diễn ra tại phòng xét xử số 2 - TAND tỉnh Bắc Giang. Hôm nay, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ chính thức chuyển sang phần tranh luận. Nhiều người thân gia đình bị hại và các luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại tin rằng một số vấn đề mới trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này sẽ tiếp tục được hé mở trong phiên tòa hôm nay.
Luật sư Trần Chí Thanh, đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại, cho biết trọng tâm phần tranh luận ngày hôm nay, luật sư sẽ cố gắng làm rõ xem ngoài Luyện còn đồng phạm nào nữa hay không. Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ khi vụ án mới bắt đầu được khám phá. Ngay cả trước khi diễn ra vụ xử Luyện 1 ngày, cả ông nội của cháu Bích và ông nội của Lê Văn Luyện đều tin rằng một mình Luyện không thể đủ sức giết cả 3 người.
Luyện ngồi im, co ro, bên cạnh là hai cảnh sát. Không thể không bảo vệ bị cáo thật kỹ lưỡng vì gia đình phía bị hại rất bức xúc khi họ thấy hung thủ đã giết hại 3 người trong 1 gia đình, làm 1 cháu bé tổn hại hơn 70% sức khỏe.
Điều nghi vấn nhất và cũng là một chi tiết đắt giá trong buổi xét xử hôm nay là lời tường trình của nạn nhân Trịnh Ngọc Bích: "Ngoài Luyện, còn một hung thủ khác để tóc có đuôi."
Diễn biến của buổi xét xử tại tòa
Ngay khi kết thúc phiên tòa, một vài người dân ở ngoài xôn xao rằng: "Phải chăng thái độ thản nhiên của Luyện chính là vì từ lâu Luyện đã sẵn sàng chấp nhận mức án tử hình?"
Luyện lên xe và rời khỏi tòa án.
13h00: Luyện quay mặt xuống phía dưới và xin được cất tiếng nói xin lỗi gia đình bị hại, mong muốn được giảm án cho người nhà của mình và xin nhận mức án cao nhất. Còn các bị cáo khác cũng mong tòa giảm nhẹ để có thể sớm quay về với cuộc sống bình thường.
Sau lời lên tiếng của Luyện, Chủ tọa tuyên bố ngừng xét xử, Hội đồng xét xử về hội ý và đúng 15h30 chiều nay, phiên tòa lại bắt đầu để chính thức tuyên án.
Các bị cáo nói lời sau cùng
12h35: Luật sư phía bị hại đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm rõ những chi tiết còn mâu thuẫn. Luật sư cũng đề nghị dựng lại hiện trường với sự xuất hiện của chính Luyện chứ không phải người đóng thế và các bên liên quan.
Ông Trịnh Văn Tín, ông nội của cháu Bích cũng không đồng ý với Viện KSND, đề nghị điều tra làm rõ có hay không người thứ 2 vì Luyện không thể “3 đầu 6 tay” dùng 3 loại vũ khí, giết 3 người một lúc.
12h20: VKS khẳng định, trong vụ án này, cơ quan điều tra đã thực hiện khách quan, thận trọng, không có lý do gì để đề nghị trả hồ sơ. Vị đại diện VKS vừa dứt lời, gia đình bị hại phản đối ầm ầm trong phòng xử. Các luật sư đã lập tức đối đáp lại ý kiến của VKS.
12h09: Đại diện VKS đối đáp lại ý kiến của các luật sư và vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.
12h05: Trong diễn biến mới nhất và bất ngờ, luật sư Trần Chí Thanh – đại diện cho gia đình bị hại – trong phần bào chữa đã tỏ ý nghi ngờ rằng chính Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện) là đồng phạm với Lê Văn Luyện trong vụ thảm sát cướp tiệm vàng Ngọc Bích.
Luật sư Trần Chí Thanh tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại: "Chúng tôi đã đề nghị với cơ quan điều tra để được nghiên cứu hồ sơ trước đó nhưng không được đáp ứng. Tôi cũng nói luôn là thời gian ban hành hồ sơ vụ án cho các luật sư có vấn đề. Cáo trạng không thể hiện đến đến thời điểm nào, vụ án được phát hiện".
Luật sư Thanh cũng đưa ra nghi ngờ Trương Thanh Hồng chính là đồng phạm của Lê Văn Luyện bởi ngay sau khi vụ án xảy ra, các thông tin được đưa rộng rãi, không có lý gì mà bị cáo Hồng lại không biết có vụ án cướp vàng xảy ra.
Theo luật sư này, lời khai của Lê Văn Luyện về quá trình đột nhập, hành động của y tại nhà anh Trịnh Thành Ngọc có điểm thiếu logic. Điều này thể hiện ở chỗ, Luyện khó có thể thông thuộc các nơi trong nhà và có thể cắt camera theo dõi, báo chống trộm... Luật sự đặt nghi vấn Luyện ở trên gác và một đối tượng khác ở dưới nhà, tắt cầu dao chứ một mình Luyện không thể thực hiện được.
Luật sư mong chờ tiến hành thực nghiệm hiện trường. “Thật không ngờ việc này lẽ ra phải công khai song lại được cơ quan điều tra giấu kín, tiến hành bí mật. Sau khi xong thì luật sư mới tá hỏa về việc này” - luật sư Thanh.
Theo luật sư Thanh, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng thì luật sư tham gia lại không được thông tin, giấu kín về việc dựng lại hiện trường là thiệt thòi cho gia đình bị hại.
11h55: Luật sư Thanh nói: "Cháu Bích đã gọi cho 113, sau đó được hướng dẫn gọi cho công an huyện. Cháu chưa làm được thì nhận được điện thoại của người thân... vậy nhưng, lời khai của cháu Bích không được xem xét vì cho rằng đó là cháu bé, thông tin không xác thực". Luật sư đặt dấu hỏi nếu Luyện là trẻ em, cháu Bích cũng là trẻ em thì lời khai của đứa trẻ nào đáng tin hơn?
"Luyện giết người xong, bước qua xác 2 người rồi nhặt dao, vào nhà vệ sinh rửa, gột máu ở áo rồi lại bình tĩnh xuống vơ vét vàng vào túi. Luyện đã có chuẩn bị tâm lý, tinh thần để có đủ tinh thần hành động như vậy. Tâm lý của Luyện sau khi thực hiện hành vi lại không có tí gì hoang mang, lo sợ nên cũng cần đặt dấu hỏi tại sao sau khi phạm tội man rợ như vậy mà Luyện lại béo tốt ra?".
11h50: Luật sư vẫn đặt dấu hỏi về đồng phạm của Luyện trong vụ án. Hành vi Luyện khai là vào ở tầng 1, dùng đèn pin soi thấy vàng nhưng sau đó mới tắt cầu dao điện, rồi lại tắt camera. Hành động đã tắt chuông báo động rồi sau đó lại bật lên, thấy kêu lại tắt đi mà lại là chỉ do một mình Luyện làm là khó tin. Điều này chứng minh nếu có 2 người thì hợp lý hơn. "Luyện làm sao biết ngắt cầu dao camera rồi lại ngắt hệ thống báo động. Luyện có khả năng làm tất cả những việc đó một mình không?"
11h40: Sau luật sư Huỳnh, luật sư Trần Chí Thanh tiếp tục có quan điểm bảo vệ gia đình bị hại. Ông Thanh cho rằng, hành vi của Luyện khiến ai cũng giật mình, hoảng sợ. Kẻ gây án dã man, cách hành động không còn tính người.
LS Thanh cho rằng cáo trạng của VKS truy tố đối với các bị cáo đúng nhưng chưa đủ. Sau khi vụ án xảy ra, luật sư 3 lần đề nghị VKS cho phép nghiên cứu hồ sơ nhưng không được đồng ý vì lý do "bận". LS cũng đề nghị xem xét vai trò đồng phạm của bị cáo Hồng.
Luyện ngoái sang nghe luật sư đại diện cho gia đình bị hại nói
11h35: Về mặt dân sự, LS Huỳnh đề nghị buộc bị cáo Luyện và gia đình bị cáo Luyện phải bồi thường theo đề nghị của gia đình bị hại. Hành vi phạm tội của Luyện dã man, giết đến cùng, giết bằng hết, giết rất man dợ, dã man tàn ác... gây bất bình trong dư luận. Tuy Luyện phạm tội ở tuổi vị thành niên nhưng vẫn mong HĐXX tuyên phạt Luyện hình phạt cao nhất.
11h15: Luật sự bảo vệ cho phía bị hại bắt đầu trình bày phần bào chữa. Luật sư Phạm Văn Huỳnh, bảo vệ cho gia đình bị hại, cho rằng: hành vi phạm tội của Luyện là hành vi đặc biệt nghiêm trọng.
“Với tư cách là người bảo vệ phía bị hại, tôi đồng tình một phần trong cáo trạng. Khi thực nghiệm hiện trường cần phải cho bị cáo ra và các nhân chứng xuất hiện. Nhưng điều này cơ quan điều tra chưa làm được” - luật sự Huỳnh nói.
Luật sự bảo vệ cho phía bị hại bắt đầu trình bày phần bào chữa
Theo luật sư, các tình tiết tăng nặng chưa được đưa ra như: bị cáo Luyện giết trẻ em, động cơ đê hèn, giết nhiều người. “Hành vi đặt cháu Thảo lên giường cầm dao cắt cổ cháu thì không còn tính người. Ngoài ra, bị cáo còn cố tình thực hiện hành vi giết người tới cùng” - luật sư Huỳnh lên tiếng.
11h11: LS Huỳnh - luật sư phía bị hại tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bị hại. LS cho rằng, bản thân tham gia từ quá trình điều tra đã có nhiều vấn đề cần đề nghị. Trước hết, khi cơ quan điều tra tham gia khám nghiệm hiện trường, gia đình nạn nhân cũng như luật sư không được tham gia.
10h55: Gia đình nạn nhân đang bất bình, không chấp nhận mức án đề nghị của Viện Kiểm sát mà nhất mực đòi tử hình Luyện.
Gia đình nạn nhân.
10h45: Bào chữa cho ba bị cáo Hồng, Hợp và Lược, luật sư cho rằng cả ba bị cáo này nhận thức pháp luật đều thấp. Với bản chất là những người lao động cần cù, chân chất, họ không biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Điều này cũng phù hợp với tâm lý, phong tục tập quán của người Việt Nam nói chung khi có người thân phạm tội.
Gia đình bị cáo này đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và có nhân thân tốt. Ba bị cáo trên có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên nên luật sư đề nghị tòa phạt cảnh cáo với Hợp, phạt Hồng cải tạo không giam giữ.
LS đề nghị Lê Văn Nghi áp dụng người phạm tội đã lập công chuộc tội, cho hưởng án treo. Ngoài ra, xin giảm án cho vợ của Nghi là Lê Thị Định. Lê Thành Nghi cũng bày tỏ mong được giảm tội vì đã lập công chuộc tội, dẫn dụ Luyện trở về Việt Nam.
10h30: Hai vị LS Phạm Xuân Anh và LS Nguyễn Bá Ngọc đọc bản bào chữa của mình. Các Luật sư này cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới tội lỗi của Luyện là sự buông lỏng quản lý gia đình. Ngoài ra, những trò chơi trên mạng mang tính bạo lực đã ảnh hưởng lớn tới Luyện, trong cả cách tiêu tiền và cách gây án.
Nhiều người cho rằng cần phải sửa luật để tăng hình phạt cho Luyện, song căn cứ vào nhiều yếu tố, nhất là việc chưa đủ tuổi vị thành niên và pháp luật của Việt Nam có tính chất răn đe, giáo dục cho bị cáo: “Tôi cho rằng, do phương pháp giáo dục của chúng ta cần phải xem lại. Việc quản lý con người đang bị buông lỏng, sự phối hợp giữa gia đình và xã hội một cách nghiêm túc hơn là điều cần thiết"
10h20: Đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên phạt Lê Văn Luyện tổng cộng 18 năm tù. “18 năm tù về tội giết ngươi, 18 năm về cướp của, 6- 8 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng cộng tuyên phạt là 18 năm tù”. Trước đó, tòa án bước vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND bắt đầu trình bày quan điểm và bản luận tội. Với bị cáo Lê Văn Luyện, theo nhận định của Viện KSND, hành vi lạm nhiệm tín dụng tài sản là một nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi phạm tội khác. Vì sau khi tiêu hết số tiền do cắm xe máy, Luyện mới nảy sinh ý định cướp tiệm vàng để lấy tiền.
Tại phiên tòa, bị cáo Luyện đã thừa nhận tội ác của mình, không có đồng phạm. Lê Văn Luyện có 1 tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn. Vì khi Luyện phạm tội khi chưa đủ tuổi thành niên nên áp dụng mức hình phạt không được quá 18 năm tù. Gia đình yêu cầu bị cáo bồi thường, đề nghị bị cáo chấp hành nghiêm chỉnh và gia đình bị hại cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, bị cáo Luyện còn phải có trách nhiệm với cháu Bích số tiền 1,5 triệu đồng/tháng đến năm 18 tuổi. Luyện sống chung với bố mẹ, chưa có tài sản riêng nên bố mẹ Luyện phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bị hại. Với hành vi lạm nhiệm tín dụng, cha mẹ bị cáo đã trả lại tài sản cho người bị hại nên đề nghị áp dụng hình thức giảm nhẹ vì đã khắc phục hậu quả. Các bị cáo khác khai báo thành khẩn. Bị cáo Nghi còn tích cực sang Trung Quốc tìm Luyện đưa về Việt Nam, có bố được tặng huân chương nên áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Trương Văn Hồng, Trương Văn Hợp dù không tham gia song đã nộp đầy đủ số vàng. Lê Văn Miên, Lê Thị Định có bố đẻ có công với cách mạng nên được áp dụng giảm nhẹ.
Viện kiểm sát đề nghị: Lê Văn Miên: xử phạt 42- 48 tháng tù; Trương Văn Hồng: 24- 30 tháng tù; Lê Thị Định: 18- 24 tháng tù che giấu tội phạm; Lê Văn Nghi: 15- 18 tháng tù cho hưởng án treo; Trương Văn Hợp: 15- 18 tháng tù; Dương Thị Lược: 9- 12 tháng tù, cho hưởng án treo.
9h51: Tòa án bước vào phần tranh luận. Đại diện VKS bắt đầu trình bày quan điểm và bản luận tội.
Với bị cáo Lê Văn Luyện, theo nhận định của VKS, hành vi lạm nhiệm tín dụng tài sản là một nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi phạm tội khác. Vì sau khi tiêu hết số tiền do cắm xe máy, Luyện mới nảy sinh ý định cướp tiệm vàng để lấy tiền.
9h50: Chủ tọa hỏi, gia đình bị hại đòi bồi thường và tăng chăm sóc cho cháu Bích, trước hết, bị cáo có chấp nhận thế nào về số tiền này? Luyện trả lời: “Bị cáo đồng ý bồi thường”.
9h45: Chủ tọa tiếp tục hỏi về khoản bồi thường dân sự. Người nhà tiếp tục giữ nguyên đòi bồi thường gần 1,7 tỷ và yêu cầu nuôi cháu Bích đến năm 18 tuổi. Đại diện VKS hỏi người đại diện của bị hại (ông Ngọc): "Quan điểm của ông về số tiền bồi thường mà gia đình bị cáo đưa?" - "Số tiền 5,5 triệu đồng, theo nguyện vọng của gia đình không nhận số tiền."
Trong lúc này, TP Bắc Giang trời chuyển mưa lất phất. Một số người dân đã phải tản đi trú, một số khác vẫn bám trụ và liên tục nghe ngóng phiên tòa. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi biết Luyện không thể hiện thái độ ăn năn của mình.
9h35: Chị gái của chị Chín kể lại buổi sáng hôm xảy ra án mạng và nói về chiếc túi màu xanh đựng tiền và vàng của tiệm vàng Ngọc Bích. Cô này cho biết, hàng ngày chiếc túi này đập vào mắt và một hôm phát hiện ra chiếc túi này dùng để đựng tiền và vàng. Song chiếc túi này không có trong danh mục kiểm kê tài sản. Chủ tọa hỏi chị có căn cứ nào để minh chứng cho điều đó, tuy nhiên chị này không chứng minh được.
9h34: Luật sư hỏi chị Huế, người thân của bị hại về thời gian xảy ra sự việc. Chị Huế kể lại: "Khoảng gần 6h, tôi gọi cho Ngọc hỏi: "Hôm nay mưa, cho con đi học bằng ô tô hay xe máy thì bảo đi ô tô". 9h tôi nghe hàng xóm bảo tôi: "Mến ơi nhà Ngọc đi đâu mà có người mua vàng lại không thấy mở của, gọi điện không được?" Tôi cùng anh Đức, Nhã đi xe máy xuống nhà Ngọc. Gọi liên tiếp nhưng không được. Tôi gọi lần 2 thì nghe tiếng chuông nhưng lại không nghe. Tôi gọi cô giáo của con tôi nhờ lên tầng 3 xem cháu Bích có đi học không thì bảo không. Chúng tôi gọi ra khu đằng sau. Gọi liên tục vào máy của Chín thì Bích bảo: "Bác ơi nhà con bị cướp rồi, nó dí bố mẹ con vào tường"."
Chị Huế.
9h33: Luật sư phía bị hại kết thúc việc hỏi Luyện và hỏi bị cáo Hồng về khoảng thời gian được Luyện gọi tới gần tiệm vàng Ngọc Bích đón.
9h20: Luật sư tiếp tục hỏi Luyện:
- Nay bị cáo đã đủ 18 tuổi, dự phiên tòa hôm nay, nghe HĐXX mô tả hành vi phạm tội của bị cáo trước đây, nghe các người nhà lên án nhát dao cứa cổ, trong suy nghĩ của bị cáo như thế nào?
- Không biết ạ.
- Đây là cơ hội để bị cáo đối diện lại với toàn bộ tội ác của mình trước vành móng ngựa, trước HĐXX, trước người nhà nạn nhân, bị cáo có nguyện vọng, đề đạt nguyện vọng gì không?
- Không ạ.
9h16: Luật sư Trần Chí Thanh hỏi Luyện khẳng định lại ngày sinh là 18/10/1993 là đúng. Luật sư này hỏi bị cáo:
- Bị cáo có nguyện vọng đề nghị HĐXX quay lại nhìn về phía cho đại diện gia đình bị hại và có đủ bản lĩnh nói lời gì với gia đình bị hại?
- Không.
- Luyện có đủ bản lĩnh để đề xuất với HĐXX không?
- Không. - Luyện trả lời ngắn gọn.
9h15: Trả lời Luật sư Huỳnh về hành vi giết anh Ngọc, chị Chín, Luyện nói rành rẽ, thái độ không sợ hãi. Đôi khi, Luyện cắn răng vào nhau vì luật sư hỏi khá kỹ về hành vi, động tác chém người.
9h10: Luật sư Trần Anh Sơn hỏi Luyện. Vị luật sư này tiếp tục đi sâu vào chi tiết trong vụ án, hỏi Luyện những câu hỏi thể hiện lại quá trình trước, trong và sau khi gây án của Luyện.
- Mục đích vào trong tiệm vàng này là gì?
- Giết người, cướp của.
- Tại sao bị cáo có mục đích giết người, cướp của lại đi giết cháu bé mới nhỏ tuổi?
- Vì cháu bé khóc.
- Tại sao khi giết 2 người lớn rồi, bị cáo còn giết cả hai cháu nhỏ?
- Vì bị cáo sợ bị lộ.
- Tại sao khi giết hết người rồi lại không lấy hết vàng?
- Vì không kịp ạ.
Trước câu trả lời ngắn gọn, ngoài mong đợi của Luật sư, nhiều người tham gia phiên tòa phải thốt lên: “Bó tay với thằng này!”.
8h58: LS hỏi Lê Văn Luyện, Luyện khai sau khi bỏ học thì đi làm tự do, rồi đi học nghề sửa xe máy, sau đó lại đi làm thợ xây. LS tiếp tục hỏi Luyện. Gia đình bị hại yêu cầu đưa di ảnh bị hại ra trước mặt Luyện. LS Huỳnh, luật sư của bị hại tiếp tục hỏi Luyện:
- Bị cáo có giữ nguyên tất cả lời khai tại cơ quan điều tra không?
- Bị cáo có.
- Bị cáo khai có người soi đèn pin thấy bị cáo ở trên nóc nhà đúng không?
- Đúng.
- Hôm qua, bị cáo khai không dùng dao nhọn đâm chị Chín. Mà chỉ dùng dao phớ chém, cắt cổ đúng không?
- Đúng.
8h55: Toà hỏi Lê Văn Luyện. Đưa bị cáo ra trước vành móng ngựa. Vây xung quanh là các cảnh sát bảo vệ tư pháp để bảo vệ bị cáo khỏi sự phản ứng của người nhà nạn nhân.
- Toà hỏi Lê Văn Luyện, trình bày lại lần nữa cho HĐXX biết tại Lạng Sơn, khi kể lại hành vi lúc đó có những ai nghe?
- Có cô chú, có tất cả 4 người.
Toà hỏi bị cáo Dương Thị Lược, với tư cách là người mẹ của Hồng:
- Khi đối xử với bạn bè, bị cáo là người thật thà hay gian dối?
- Đối với bạn bè thì nó chân thật.
- Bị cáo nghĩ lời khai của Hồng thật thà hay gian dối?
- Thật thà.
- Lời khai vừa rồi của bị cáo Hồng có đúng không? Lúc đó bị cáo Lược có biết chuyện Luyện gây án không?
- Nghe chồng bị cáo nói thì biết nhưng không dám tin.
- Sao bị cáo biết mà không trình báo?
- Do bị cáo không hiểu biết gì về pháp luật.
8h48: Luật sư Phạm Xuân Anh người bào chữa cho Lê Văn Luyện hỏi Luyện trước tòa. Luyện được bọc trong hàng rào cảnh sát. Mặt vẫn lạnh lùng, không biểu cảm.
Vị LS này hỏi quá trình chuẩn bị hung khí gây án. Luyện thừa nhận. Sau khi gây án, Luyện lấy vàng nhiều lần. Còn 1 ngăn không lấy được.
8h39: Bố Luyện trả lời thẩm vấn. Sau đó là Hồng. Hồng đã nghi Luyện gây án từ khi đưa Luyện ra trạm y tế xã. Sau đó chở Luyện đi Hồng vẫn nghi ngờ. Nhận dây chuyền vàng, Hồng càng nghi Luyện gây án. Hồng vẫn không tố cáo em mình. Khi thấy bố đi Lạng Sơn về thì nghĩ chắc đó là Luyện.
VKS tiếp tục hỏi bác Luyện và cô Luyện để làm rõ hành vi không tố giác tội phạm. Những người này đều khẳng định Luyện thừa nhận vụ cướp với bố nhưng không kể rõ.
Cháu Bích: Ngoài Luyện, còn một hung thủ khác để tóc có đuôi
8h32: Hết phần lời khai của các nhân chứng, chủ tọa tiếp tục thẩm vấn Luyện, Luyện vẫn khẳng định chỉ có một mình mình gây án, đồng thời khẳng định lại, mình sinh ngày 18/10. Bác của cháu Bích, người đưa nạn nhân đi cấp cứu, kể trước tòa: "Tôi là người trực tiếp đứng cạnh cháu Bích đi cấp cứu. Một chú công an kề miệng hỏi cháu: Thế con nhìn thấy có mấy người? - Con nhìn thấy 2 người thanh niên như thế nào? Có dao không con? - Hai chú thanh niên người gầy".
8h25: Chủ tọa công bố bản tường trình của cháu Bích:
"- Cháu cho biết có mấy người xuất hiện trong nhà cháu?
- Ngoài chú cao to như cháu đã trình bày ở trên, còn chú nữa, tóc có đuôi. Cả hai người này cháu đều không quen, khi nhìn, cháu không nhận ra được vì trời tối."
Toà chuyển sang phần xét hỏi chị Hoàng Thị Liên - nhân viên trạm y tế mà Luyện đến khâu vết thương.
- Chị cho HĐXX biết hôm đó Luyện có đến trạm xá không?
- Ngay từ lúc đầu tôi hỏi Luyện làm sao. Luyện bảo bị ngã ở ngoài Hà Nội. Tôi bảo sao ngã ngoài Hà Nội sao không khâu ở Hà Nội mà lại về đây nhưng Luyện không nói gì.
Toà chuyển sang hỏi anh Trương Văn Tám:
- Anh cho HĐXX biết anh đang ở đâu?
- Tôi ở gần nhà anh Ngọc
- Hôm 24/8 anh ở đâu?
- Hôm đó khi sự việc xảy ra tôi chạy sang xem
- Anh sang nhà anh Ngọc đường nào?
- Tôi leo lên tầng 3, kéo tấm rèm cửa sổ thấy Chín mất ở đấy thì tôi quay ra ngay.
Toà tiếp tục hỏi nhân chứng Trịnh Thị Hoa. Chị Hoa nói: "Hôm đó anh Điệp bảo tôi nhà anh Ngọc xảy ra chuyện, hai vợ chồng tôi đến thấy nhà anh Ngọc đã đông người rồi. Lúc đó thấy bác Nhã bế cháu Bích trong nhà ra hỏi cháu thấy có mấy thằng vào nhà giết bố mẹ cháu không?" Khi mọi người bảo vợ chồng Chín Ngọc bị sát hại, chị Hoa lên và thấy cháu Bích đang được bế từ trong nhà ra xe, cháu nói có thấy 2 thằng úp mặt bố mẹ cháu vào tường. Cháu thấy "2 thằng thanh niên trẻ". Thế nhưng, những tình tiết này đã không có trong cáo trạng.
8h15: Tòa hỏi nhân chứng là người hàng xóm, Trương Văn Tám. Anh Tám kể sáng 24/8 không thấy nhà chị Chín mở cửa nên đã leo qua tầng 2 vào nhà anh Ngọc, đi lên tầng 3, mở rèm ra thì thấy chị Chín chết. Sau đó anh đã xuống gọi một số người cùng lên và tìm thấy cháu Bích bị thương, cháu nói "Bác ơi cứu cháu với".
8h10: Chủ tọa hỏi các nhân chứng liên quan tới vụ án. Một nhân viên y tế tại trạm xá đã khâu vết thương cho Luyện. Chị này hỏi thì Luyện bảo do cắt kính ở Hà Nội bị cắt vào tay. Vết thương không sâu, chị này đã rửa và khâu vết thương cho Luyện.
8h05: Tòa hỏi Hoàng Văn Trai, người đưa Luyện sang Trung Quốc. Sau đó, được chú của hung thủ nhờ sang bảo Luyện về nên lại sang cùng và đưa Luyện về. Cùng đi với Trai có Dư. Hai người này không biết Luyện gây án nhưng sau đó chú của Luyện bảo Luyện là kẻ gây án nên cũng biết.
Hình ảnh trong buổi xét xử sáng nay 11/1.
Người nhà nạn nhân đòi xử tử Lê Văn Luyện vì... 9 tội danh
7h50: Luyện được đưa quay lại phòng xử để phiên toà bắt đầu. Ngay từ những phút đầu tiên của phiên toà, HĐXX dành thời gian cho phía gia đình bị hại được trình bày yêu cầu.
Tòa bắt đầu phiên xử bằng việc hỏi ông Đinh Văn Hương, anh trai chị Chín. Ông Hương đề nghị tòa xử phần cấp dưỡng và bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Đại diện phía gia đình bị hại trả lời tòa: "Tôi mong muốn cháu tôi sống lại nhưng mong muốn ấy không được. Tôi xin kiến nghị bằng văn bản, tôi đề nghị tòa xử Luyện với các tội danh: Giết người man rợ, Giết nhiều người, Giết người man rợ điêu luyện, Giết phụ nữ, Giết trẻ thơ, Cướp của, Cố tình nhận tội để che giấu chủ mưu, ngoài ra, Luyện còn phạm tội diệt chủng, diệt cả gia đình, khủng bố gia đình...". Luyện bị gia đình bị hại đề nghị xử tử hình với 9 tội danh.
7h40 (ngày 11/1): Lê Văn Luyện được đưa từ xe thùng vào phòng xét xử. Sáng nay, Luyện không mặc áo khoác bên ngoài áo sơ mi dành cho bị cáo. Vừa dẫn vào phòng xử, Luyện đã được đưa vội vào phòng đợi đặc biệt tránh sự bức xúc của gia đình nạn nhân. Thế nhưng, bị cáo không có vẻ sợ hãi. Mặt Luyện vẫn bình thản.
Luyện vẫn rất bình thản và còn mỉm cười trước ống kính máy ảnh.
Hung thủ vừa xuất hiện ngay lập tức đã nhận được sự phẫn nộ từ phía gia đình nạn nhân, họ đồng loạt đứng dậy lao về phía Luyện chửi bới và giơ di ảnh của những người bị hại vào sát mặt bị cáo. Các chiến sỹ cảnh sát đã nhanh chóng lập hàng rào bảo vệ và đưa bị cáo vào trong phòng đợi. Sáng nay, Luyện vẫn mặc quần gió, đi dép, mặc áo sơ mi bên ngoài chiếc áo mỏng...
Dự kiến của HĐXX, sau phần tranh luận sáng nay việc nghị án và tuyên án sẽ diễn ra trong buổi chiều cùng ngày. Điều mà dư luận quan tâm nhất tại phiên tòa lần này là lời nói cuối cùng của sát thủ Lê Văn Luyện trước tòa trước khi HĐXX chuyển sang phần nghị án và dự kiến tuyên án vào chiều nay.
Nghi can Lê Văn Luyện thừa nhận đã thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản, gây nên vụ thảm sát kinh hoàng vào sáng ngày 24/8. Thượng tá Nguyễn Năng Nhạ, Đồn trưởng Đồn biên phòng Na Hình - Văn Lãng (Lạng Sơn) cho biết, khi bị bắt đối tượng nhận ngay là Luyện và chỉ gây án một mình. Luyện đã đột nhập vào tiệm vàng từ trước rất dễ dàng bởi cửa tầng 3 có chốt gạt dễ mở. Một điểm đáng chú ý là gia đình anh Ngọc lại chỉ bật camera ban ngày, còn ban đêm thì tắt đi nên khi Ban chuyên án mở thử xem lại thì thấy trong vòng khoảng chục ngày gần đây được lưu lại thì không thấy Luyện cũng như ai khả nghi, lạ mặt. Thời điểm gây án là vào khoảng tầm 5h sáng, chứ không phải là ban đêm vì trời mưa từ tầm 3h tới 7h sáng 24/8. Hôm đó cả nhà bật điều hòa rồi cùng vào ngủ một phòng. Đang ngủ thì bị mất điện (lúc này hung thủ đã cắt cầu dao điện trong nhà) nên anh Ngọc, chủ tiệm vàng đi lấy cái quạt tích điện. (Qua xác minh của Sở điện lực Bắc Giang thì hôm ấy hoàn toàn không cắt điện). Đây là thời điểm anh Ngọc, chủ tiệm vàng đụng độ với Luyện, hai bên giằng co và cuối cùng Luyện đã hạ sát được anh Ngọc. Cùng lúc này chị Chín và con gái lớn thấy động chạy lên thì Luyện đã thẳng tay chém chị. Bé Bích lúc này nhanh trí định chạy ra phía bàn có điện thoại gọi 113 thì bị Luyện chém đứt cánh tay. Cô bé trốn vào gầm bàn, lúc này trời tối nên Luyện không nhìn thấy gì nên chém bừa, rất may là cháu Bích đã sống sót. Cô con gái út lúc này khóc to, Luyện đến dỗ cháu bé, nhưng được một lúc bé lại khóc. Sợ bị phát hiện, Luyện đã nhẫn tâm ra tay với cháu bé mới 18 tháng tuổi. Trong biên bản khai nhận tội ác, Luyện viết: "Tôi ra ngoài lại thấy ông chủ tiệm vàng động đậy..., tôi băm một nhát vào cổ bên trái ông chủ tiệm vàng...". Sau khi gây án, Luyện đã đến trạm y tế xã Thanh Lâm, Lục Nam để khâu vết thương và nhờ người anh họ Trương Văn Hồng chở ra bắt xe đi thẳng lên bà cô hiện đang sinh sống tại bản Na Tồng (xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), rồi tính nhờ chú dẫn sang Trung Quốc ẩn náu. Luyện bị bắt chiều 31/8. Đến hơn 21h, tại cơ quan điều tra, Luyện đã ký giấy xác nhận mình chính là hung thủ gây nên vụ án. |