"Người nghệ sĩ hát du ca"
Cụ
Tạ Trí Hải, hay “gã nghệ sĩ hát du ca” (như cụ tự nhận) đã trở thành
cái tên quen thuộc của nhiều bạn trẻ Hà thành. Khi thì một góc công viên
Thủ lệ, khi lại là hồ Thiền Quang và thường xuyên hơn cả là mỗi tối ở
bờ Hồ Hoàn Kiếm, các bạn sẽ có dịp thưởng thức tiếng đàn réo rắt của cụ
Hải.
Cụ Hải sinh năm 1940 trong một gia đình
tiểu thương trên phố Hàng Đường. Ngay từ hồi nhỏ, cụ đã được cha mẹ cho
học đàn, học hát. Cụ từng tham gia kháng chiến, sau ngày thống nhất đất
nước thì một thân một mình vào miền Nam lập nghiệp. Cụ có dáng người cao
dỏng, bộ râu dài trắng như cước, mái tóc dài tới thắt lưng, khi búi
gọn, khi thì buộc lên. Cụ luôn đội một chiếc mũ cao bồi rộng vành bạc màu sương gió, gắn bó cùng cụ từ những chuyến đi của 6 năm trước tới nay. Cụ
Hải mới chuyển ra Hà Nội sinh sống được hơn một năm nay, đem theo tiếng
đàn và sự nhiệt tình của mình để góp thêm niềm vui cho cuộc sống.
Cụ Tạ Trí Hải - "người nghệ sĩ đường phố".
Cụ cũng tham dự cuộc thi Vietnam Got Talent năm nay đấy! (Ảnh: VGT)
Thành
thạo cả tiếng Anh lẫn Pháp, cụ Hải biết những ca khúc nước ngoài nổi
tiếng. Tiếng đàn hát của cụ không chỉ níu chân những người Việt Nam mà
còn gây xúc động, xuyến xao cho những vị khách nước ngoài. Nghệ sĩ Tạ
Trí Hải, "nghệ sĩ lãng du", "người hát du ca"… chính là những cái tên
thân thuộc mà mọi người đặt cho cụ. Hay chỉ đơn giản, các bạn học sinh,
sinh viên đều gọi cụ là "ông Hải". Nhiều em nhỏ còn gọi cụ là "ông nội".
Cụ Hải kể: “Được vui vẻ đàn hát cùng
với các cháu là tôi thấy cuộc đời rất tươi đẹp, có ý nghĩa. Mỗi lần như
thế, tôi như trẻ lại và khỏe ra ấy chứ!”
"Cụ ông" của sinh viên tình nguyện
Đối
với nhiều nhóm sinh viên tình nguyện tại Hà Nội, cụ Hải là một nghệ sĩ
nhiệt tình, thân thiện và dễ tính chưa từng có. Chỉ cần nói chuyện và
nhờ cụ một câu là cụ sẽ đồng ý tham gia cùng các bạn trẻ ngay. Có lần,
cụ Hải xuất hiện cùng với một nhóm tình nguyện câu lạc bộ hiến máu nhân
đạo trong sự kiện “Trung thu hồng” tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Lần
tình nguyện đó rất thành công một phần lớn ở công lao của cụ Hải, các em
nhỏ ở bệnh viện rất yêu quý cụ.
Tiếng đàn của cụ Hải luôn đồng hành cùng các hoạt động thiện nguyện của giới trẻ.
Câu lạc bộ "Ngàn sao" của cụ có tới hàng trăm người và phần đông là các bạn trẻ. (Ảnh: Internet).
Một cô bạn nước ngoài cũng rất yêu thích tiếng đàn của cụ Hải. (Ảnh: Internet).
Cách
đây 6 năm, từ những ngày đầu biểu diễn ở Sài Gòn, cụ Hải đã lập ra câu
lạc bộ "Ngàn sao". Điều kiện gia nhập câu lạc bộ rất đơn giản: “Chỉ cần yêu thích âm nhạc! Ai có đàn thì ôm đàn tới diễn tấu chung với cụ. Ai không có đàn thì góp tiếng hát.” Thế là teen yêu âm nhạc từ khắp mọi nơi đã tham gia câu lạc bộ của cụ đấy!
Bây
giờ thì cụ đang sống tại Hà Nội, ở nhờ căn phòng của một người bạn.
Hàng ngày, cụ thường đạp xe tới hồ Gươm để đàn hát cho mọi người nghe.
Gia tài vô giá của cụ là những cuốn sổ lưu niệm dày cộp, ở đó có hàng
trăm, hàng ngàn lưu bút của các bạn trẻ khắp mọi nơi. Bạn Hà Hà viết: "Tiếng
đàn của ông khiến mọi người và con thật vui vẻ. Âm nhạc luôn đem đến
cho mọi người sự mới mẻ và trẻ trung. Ông ơi, con luôn mong rằng ngày
nào vào buổi tối, con cũng được nghe tiếng đàn của ông, được hòa mình
trong những khúc nhạc và bài hát sôi động từ phía mọi người và cả ông
nữa. Ông là một người mà biết bao người thầm mến!". Còn bạn Kim Thành thì chia sẻ: “Lần
đầu cháu chỉ dám nghe ông đàn từ xa, lần này thật vui và may mắn khi
được ông gọi đến và còn hơn nữa khi được ông dạy hát. Cảm ơn tiếng đàn,
tiếng hát và những lời dạy của ông ạ!"
Những dòng lưu bút chân thành của các bạn nhỏ dành cho cụ Hải. (Ảnh: Internet)
Đối
với những bạn nào chưa từng được xem cụ biểu diễn thì có thể ra bờ hồ
Hoàn Kiếm vào các buổi tối (đoạn đường Lê Thái Tổ, gần ra đến phía đầu
Hàng Trống) là sẽ gặp một nhóm đông vây quanh, tiếng đàn réo rắt thì
chính là cụ và câu lạc bộ Ngàn sao đấy.