Bức ảnh này được chụp bởi một phi hành gia trên trạm vệ tinh quốc tế ISS (International Space Station); cho thấy một cột khói, bụi và hơi nước rất lớn trào lên từ núi lửa Sarychev trên đảo Kuril ở Nga. Người ta tin cột bụi hỗn hợp này đã để lại một lỗ hổng lớn ở lớp mây phía trên nó.
Núi lửa Manam ở Papua New Guinea nhả một cột bụi nham thạch mỏng tựa như mây, che khuất đỉnh núi. Ảnh được chụp bởi hệ thống Advanced Land Imager (ALI) của NASA trên vệ tinh trắc địa Earth Observing-1 (EO-1) phía trên đảo Manam, cách đất liền Papua New Guinea khoảng 8 dặm (gần 13km).
Bức ảnh cho thấy góc nhìn từ vũ trụ tại một địa điểm nằm trong khu vực phun trào nham thạch lớn nhất trong thế kỷ 19, Krakatoa; nằm giữa đảo Java và Sumatra của Indonesia. Đây là bức ảnh ngày 31 tháng 7 năm 2011, cho thấy một cột khói mờ ảo bốc lên từ đỉnh núi.
Một bức ảnh vệ tinh chụp đỉnh núi lửa St Helens ở hạt Skamania, bang Washington, Mỹ. Địa hình của đỉnh núi này đã được hình thành trong một lần phun trào nham thạch dữ dội vào ngày 18 tháng 5 năm 1980; sau nhiều tháng hoạt động liên tiếp.
Một bức ảnh vệ tinh SPOT cho thấy một cột khói lớn bốc lên từ núi Etna; nằm ở phía đông đảo Sicily, Italia. Núi Etna là núi lửa lớn nhất và hoạt động thường xuyên nhất ở châu Âu.
Ngày 22 tháng 6 năm 2011; núi Etna trên đảo Sicily nhả một làn bụi không nhỏ, che phủ hầu hết các con phố ở thành phố Catania. Lần phun trào này đã mở ra 5 vết nứt trên mặt núi và nhả ra cột bụi kéo dài về phía Đông Nam qua Địa Trung Hải.
Một bức ảnh vệ tinh DigitalGlobe cho thấy sự phun trào của đỉnh núi Merapi ở Indonesia. Nằm ở ngoại ô thành phố Yogyakarta, núi Merapi bắt đầu nhả ra những luồng khí gas rất nóng, đi kèm với mây bụi nham thạch từ hơn hai tuần trước; khiến 194 người tử vong và hơn 320.000 người đã phải di tản khỏi khu vực lân cận.
Những đỉnh núi lửa bị bao phủ bởi tuyết trên đảo Aleutjan ở Alaska; được chụp bởi máy ảnh ASTER trên vệ tinh quỹ đạo Terra của NASA.
Được chụp bởi vệ tinh SPOT 4 do Astrium sản xuất; bức ảnh này cho thấy sự hình thành của một vết nứt mới trong khu vực núi lửa Puyehue Cordon-Caulle, cách Santiago, Chile 800km về phía Nam.
Một bức ảnh biến màu được chụp bởi máy ảnh ASTER trên vệ tinh Terra của NASA cho thấy một cột khói hơi rất lớn bốc lên từ đỉnh núi lửa Chaiten ở Chile.
Đỉnh Cleveland trên đảo Aleutian, Alaska phun trào, tro bụi của nó đạt tới độ cao 1730m; nhìn từ trạm vệ tinh quốc tế ISS.
Đỉnh núi Kilimanjaro ở Đông Bắc Tanzania, chụp bởi vệ tinh GeoEye-1 của Mỹ.
Mây bụi tro phủ kín đỉnh Eyjafjallajokull (ở Iceland) và lan rộng về phía Nam, băng qua Bắc Đại Tây Dương.
Một bức ảnh được chụp bởi vệ tinh EO-1 (Earth Observing-1) của NASA cho thấy sự phun trào của đỉnh núi lửa Eyjafjallajokull.
Núi lửa Shiveluch (hay Sheveluch), một trong số những núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh nhất ở Kamchatka, Nga; được chụp bởi hệ thống ALI trên vệ tinh EO-1 của NASA.
Một đám mây bụi tro màu sáng trải dài trên dãy Andes trong bức ảnh màu tự nhiên này, được chụp bởi hệ thống MODIS trên vệ tinh Terra vào sáng ngày 6 tháng 6 năm 2011; trong lúc núi lửa Puyehue-Cordon Caulle tiếp tục phun trào.
Vệ tinh Terra của NASA chụp được một bức hình cho thấy mây bụi tro từ một lần phun trào của núi lửa trong dãy Puyehuye-Cordon Caulle ở Chile, ngày 13 tháng 6 năm 2011. Gió đổi chiều so với ngày hôm trước, và vào lúc chụp ảnh, gió đang thổi từ phía Tây và Tây Nam, đẩy luồng khói bụi về phía Đông và Đông Bắc.
Một bức ảnh của NASA về núi lửa Klyuchevskaya ở Nga đang phun trào, chụp bởi hệ thống ALI trên vệ tinh EO-1.
Bức ảnh vệ tinh quan sát địa cầu của NASA này cho thấy những hoạt động của núi Kilauea ở Hawaii, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới.
Nhiều đỉnh núi lửa xuất hiện trong khu vực này, với địa hình và tuổi của các loại đá được chỉ ra bằng những màu sắc khác nhau trên những dải tần nhật; được vẽ bởi hệ thống ETM+ trên vệ tinh Landsat 7 của NASA đang nằm trên biên giới Chile và Argentina.
Một bức ảnh được công bố bởi NASA cho thấy khói lan ra từ Grimsvoetn, ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Iceland. Các nhà chức trách đã ra lệnh ngừng tất cả hoạt động hàng không của Iceland ngay sau khi tro bụi của nó bắt đầu vươn tới độ cao 20km trên không, khiến mọi người e ngại rằng lịch sử bay kinh hoàng năm ngoái sẽ lặp lại.
Đỉnh Bromo (ở phía trên) và đỉnh Semeru (dưới) ở khu vực Tennger Đông Java, Indonesia. Hai ngọn núi này đều đang hoạt động giữa một vùng đồng bằng lớn được gọi là Biển Cát. Đỉnh Semeru là đỉnh núi cao nhất trên đảo Java.
Đỉnh núi Phú Sĩ cao 3776m, là đỉnh núi lửa cao nhất Nhật Bản, được chụp từ trạm vệ tinh quốc tế ISS.
Một đám mây bụi (phía trên bên trái) dâng lên từ núi lửa Chikurachki trên đảo Paramushire, một phần của quần đảo Kuril ở giữa Nga và Nhật Bản, được chụp bởi trạm vệ tinh quốc tế ISS. Tro bụi đã biến hòn đảo đang được phủ trắng bởi tuyết trở nên xám xịt.