Phát hiện ngôi sao mới chỉ nóng như... tách trà

Ái Nhi, Theo 10:23 26/03/2011
Chia sẻ

Các tính chất vật lí của nó rất đặc biệt! <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát hiện ra ngôi sao mờ nhất và lạnh nhất – với nhiệt độ tương đương nhiệt độ một tách trà. Nhờ sự hỗ trợ của ba kính viễn vọng tiên tiến, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai ngôi sao lùn nâu này.
 
Cả hai đều có kích thước tương tự như sao Mộc nhưng nhỏ hơn một chút, xa hơn, ngôi sao lùn nâu này có nhiệt độ bề mặt khoảng 37,80C. Nhiệt độ khá mát mẻ khiến nó trở thành ngôi sao lạnh nhất trên bầu trời đêm. Một ngôi sao sáng và lớn hơn ban đầu che khuất các ngôi sao này được đặt tên là CFBDSIR J1458 + 1013B.
 
Ngôi sao lùn nâu lạnh nhất (bên phải) được tìm thấy cách chúng ta 75 năm ánh sáng.
 
Với loại kính thiên văn mới, các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy ngôi sao mờ gấp 5 lần và nhiệt độ thấp hơn nó. Các ngôi sao này có thể đại diện cho một lớp các đối tượng vũ trụ trải dài phân chia giữa các ngôi sao và hành tinh. “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy nó có nhiệt độ thấp, nhưng chúng tôi không thể đoán rằng có một ngôi sao nào đó thậm chí tối và lạnh hơn.” – nhà nghiên cứu Philippe cho biết.
 
Để phân biệt sao lùn nâu và các hành tinh khổng lồ đến nay vẫn chưa có lời giải đáp xác đáng. Tuy nhiên, các sao lùn nâu có thể là bằng chứng đầu tiên của một loại sao mới, được goi là “quang phổ Y”, có nhiều điểm giống một hành tinh.
 
Rất khó nhìn thấy ngôi sao lùn nâu này bởi các ngôi sao lùn trắng thường sáng và nóng hơn trong vũ trụ.
 
CFBDSIR J1458 + 1013B có màu xanh hơn các ngôi sao lùn nâu thông thường có màu đỏ hoặc nâu. Nó được xác định lần đầu tiên bởi các nhà thiên văn Keck và ba kính thiên văn được đặt ở Canada – Pháp – Hawaii, nằm gần đỉnh núi Mauna Kea, Hawaii. Các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Nam Âu đã đo nhiệt độ của nó rất thấp.
 
Tuy nhiên, CDBDSIR J1458 + 1013B đang nắm giữ kỷ lục về số lượng vệ tinh, kính viễn vọng Spitzer gần đây đã phát hiện hai ngôi sao tương tự và đang chờ các phép đo nhiệt độ chính xác.
 
Các đài thiên vặt đặt trên núi Mauna Kea, Hawaii.
 
Với nhiệt độ như chúng ta mong đợi, các ngôi sao lùn nâu có các tính chất vật lí đó bởi vì chúng ở gần những hành tinh khổng lồ.” – nhà thiên văn học Micheal Liu thuộc Đại học Hawaii cho biết. Ông nói thêm: “Thậm chí có thể có những đám mây chứa nước trong bầu khí quyển của nó.”
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày