Phát hiện siêu tân tinh mới hình xoắn ốc |
Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một siêu tân tinh nằm trong Thiên Hà M95. Đây là một trong những siêu tân tinh từng được cho là đã biến mất trong vũ trụ.
Siêu tân tinh hình xoắn ốc trên dải Thiên Hà M95.
Các nhà thiên văn học và quan sát viên phát hiện điểm sáng của siêu tân tinh vào ngày 16/3. Siêu tân tinh này có hình xoắn ốc, các chòm sao được liên kết chặt chẽ với nhau.
Dựa trên những tài liệu quan sát của nhiều cơ quan, Liên minh Thiên văn Quốc tế xác nhận ngày 20/3 rằng, ánh sáng trên Thiên Hà M95 chắc chắn của siêu tân tinh, được đặt tên SN 2012aw.
Viện Vật lý Quốc gia Ulisse Munari (Ý) cho biết, siêu tân tinh này còn sáng hơn cả ánh sáng vụ nổ trong không gian, dù những vụ nổ này đạt được mức sáng tối đa. Các chuyên gia cũng cho rằng, siêu tân tinh mới này nằm cách Thiên Hà 37 triệu năm ánh sáng. Siêu tân tinh SN 2012aw được xếp vào siêu tân tinh loại II.
Theo Viện Ulisse Munari, siêu tân tinh mới được phát hiện này sẽ là điều kiện tốt cho giới khoa học tìm hiểu cấu trúc ngôi sao.
(Nguồn tham khảo: Space)
Sắp xảy ra hiện tượng thiên văn cực kì hiếm gặp |
Ngày 6/6/2012, vũ trụ sẽ có một sự kiện thú vị - trung bình chỉ xảy ra 1 lần trong nửa thế kỷ, cung cấp những dữ liệu vô giá cho các nhà khoa học trên hành trình săn tìm các hành tinh có sự sống trong vũ trụ bao la.
Đó là hiện tượng một chấm đen nhỏ sẽ xuất hiện ở một bên của Mặt trời trong vài tuần và từ từ đi qua đĩa Mặt trời trong một vài giờ. Sự chuyển động của chấm đen nhỏ đó có vẻ không đáng kể, nhưng đây là một trong những cảnh tượng hiếm gặp nhất trong thiên văn học, một sự kiện được gọi tên là sự "quá cảnh" của Sao Kim.
Sự kiện Sao Kim "quá cảnh" qua Mặt trời rất hiếm khi xảy ra. Từ khi kính thiên văn được phát minh thì mới chỉ có 7 lần các nhà thiên văn học chứng kiến sự kiện này. Nếu bỏ qua lần này thì họ phải đợi cho đến năm 2117 mới được thấy lại.
Trong 2 thế kỷ qua có 4 lần Sao Kim "quá cảnh" qua Mặt trời.
Trên phương diện nghiên cứu, sự "quá cảnh" hiếm hoi của Sao Kim sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng giúp các nhà thiên văn học kiểm tra những kỹ thuật mà họ đang phát triển nhằm nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh ngoại – những thế giới quay quanh Mặt trời khác – và phát hiện ra những nơi có yếu tố hỗ trợ sự sống như oxy và hơi nước.
(Nguồn tham khảo: Guardian)
Thí nghiệm lý giải hiện tượng thần giao cách cảm điện thoại |
Nhiều
người nhận thấy có hiện tượng vừa nghĩ đến ai đó thì ít lâu sau nhận
được điện thoại của chính người đó. Nhà sinh vật học Anh Rupert
Sheldrake gọi hiện tượng này là “thần giao cách cảm điện thoại”. Ông
thậm chí đã tiến hành các thí nghiệm chứng minh rằng có sự biết trước về
cuộc gọi và cả thư điện tử (email).
Cách
thí nghiệm như sau: Mỗi người tham gia thí nghiệm ghi tên và số điện
thoại của bốn người thân. Một trong bốn người này sẽ gọi điện thoại ngẫu
nhiên cho người đã ghi tên mình và người được gọi phải đoán xem là ai
gọi trước khi cầm máy. Tỉ lệ đoán đúng người gọi điện trong nghiên cứu
của ông Sheldrake là 45% và tỉ lệ cũng tương tự trong nhóm đoán người
gửi thư điện tử.
Nghiên cứu mới chỉ dựa trên 63
người tham gia thí nghiệm điện thoại và 50 người tham gia gửi thư điện
tử, nên kết quả nghiên cứu chưa thuyết phục công chúng lắm. Tuy vậy ông
Sheldrake vẫn tin vào chuyện thần giao cách cảm điện thoại và cho biết
sẽ nghiên cứu mở rộng với trường hợp tin nhắn qua điện thoại di động hay
Yahoo Messenger.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Phát hiện vùng đá xoáy tròn bí ẩn ở châu Phi |
Một
bức ảnh được chụp từ Trạm Không gian Quốc tế ISS cho thấy một vùng đá
khổng lồ hình tròn và có màu nâu đỏ hiện ra ở phía Tây của lục địa đen.
Cấu trúc đá khổng lồ màu nâu đỏ tại châu Phi.
Andre
Kiupers, một nhà du hành người Hà Lan đang làm việc trên ISS đã hướng
máy ảnh về phía Mauritania khi trạm bay qua sa mạc Sahara vào hôm 7/3 và
thấy vùng đá lạ này. Hiện tượng bào mòn trên nhiều lớp đá tạo nên những
gờ và rãnh hình tròn. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng
không vũ trụ Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu chưa giải thích được nguồn gốc
của vùng đá.
Trên thực tế, hình ảnh này sau đó đã được xác minh là
Cấu trúc Richat ở sa mạc Sahara.
(Nguồn tham khảo: Ouramazingplanet)
Tái hiện loài rắn khổng lồ nhất Trái đất |
Loài rắn khổng lồ Titanoboa (dài hơn 14m, nặng hơn 1,1 tấn), thường sống ở các khu rừng mưa nhiệt đới 60 triệu năm trước, vừa được Viện Nghiên cứu và Bảo tàng Smithsonian (Mỹ) tái hiện trong một chương trình truyền hình mới. Chương trình mô tả lại quá trình loài thú khổng lồ này tồn tại nhằm khám phá tại sao chúng lại lớn đến vậy.
Bức tượng rắn khổng lồ Titanoboa.
Viện Nghiên cứu và Bảo tàng Smithsonian cũng dựng tượng theo kích thước thật của rắn Titanoboa trong buổi ra mắt chương trình. Tiến sĩ Jonathan Bloch, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida và nhóm của mình đã tìm ra hóa thạch loài rắn khổng lồ này. Họ phát hiện xương sống của chúng tại một khu vực được cho là rừng nhiệt đới ở kỷ Cổ cận, còn hộp sọ hầu như không thể tìm thấy do chúng rất dễ vỡ và bị phân hủy.
Theo ông Jonathan: “Loài rắn này to lớn đến vậy là do thời tiết trong giai đoạn đó tại vùng nhiệt đới ấm hơn nhiều so với các khu vực khác. Đây là loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất sau khi khủng long tuyệt chủng khoảng 10 triệu năm hoặc lâu hơn.”
Dailymail cho biết, hóa thạch sót lại của Titanoboa được tìm thấy tại hầm mỏ ở Colombia cùng với hóa thạch của rùa và cá sấu. Trước đó, chưa có hóa thạch của loài thú có xương sống nào trong khoảng 55 đến 65 triệu năm trước đây được tìm thấy ở khu vực Nam Mỹ.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)