Hình ảnh trước giờ bão Irene tiến đến New YorkHôm qua, như chúng tớ đã đưa tin,
Cơn bão Irene sau khi đi qua ba bang Carolina, Virginia và Florida, sẽ tiếp tục đi tới thành phố New York trong ngày hôm nay.
Được biết, tại New York, hệ thống tàu điện ngầm đã đóng cửa cùng với lệnh sơ tán của Thị trưởng New York với tất cả người dân sống tại khu vực thấp của Mahattan và Roackaways. Nhà chức trách cũng đã ra lệnh đóng cửa một số cây cầu và hệ thống phương tiện công cộng.
Quang cảnh New York ngày và đêm trước khi Irene đổ bộ.
Chuyến tàu điện ngầm cuối cùng trước khi ga tàu đóng cửa tránh bão.
Ga tàu điện ngầm New York đóng cửa trước giờ bão đến.
Hình ảnh những người dân New York đang chờ xe cứu hộ đến sơ tán.
Cô bạn Julissa Pina, 7 tuổi, trú tại Far Rockaways (địa điểm mà Thị trưởng New York ra lệnh sơ tán khẩn cấp), đang bế theo chú cún của mình lên xe buýt để tới địa điểm sơ tán ở trường trung học John Adams.
Người dân sơ tán tới một địa điểm cứu hộ khẩn cấp, đặt tại một trường trung học.
Trước đó, khi siêu bão Irene quét qua North Carolina, đi tới Virginia và Florida, cơn bão đã suy yếu. Tuy vậy, với sức gió 129km/h sau khi suy yếu, Irene vẫn tiếp tục đi sâu vào các thành phố lớn. Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại các nơi bão đi qua, bao gồm: North Carolina, Virginia, Maryland, New York, New Jersey.
Bão Irene tiến vào quần đảo Bahamas
Bão Irene tiến vào bờ North Carolina.
Brooklyn, New York - ngày 28 tháng 8 năm 2011, 7 tiếng trước khi cơn bão Irene tiến vào New York. Mưa lớn, gió thổi từng cơn và tất cả mọi người ở trong nhà của họ. Clip: Mohsin Zaheer.
Ngày 28 tháng 8, bão đã càn quét đến New York, mưa to và gió mạnh làm cho rất nhiều cây bị đổ. Người dân phải tăng cường chặn bao cát ở tất cả các khu vực trong thành phố. Tất cả cửa hàng đều đã đóng cửa. Clip: Ave Z.
Diễn biến trước của cơn bão Irene
Vốn được hình thành từ một khối không khí đến từ bờ biển châu Phi, Irene khi còn là áp thấp nhiệt đới đã gây rất nhiều thiệt hại cho những quốc gia nằm ở vùng biển Caribbean trước khi trở thành bão thực sự và tiến vào bờ biển Đại Tây Dương và đổ bộ vào khu vực Bắc Carolina.
Ngày 22/8, Irene đi vào khu vực Puerto Rico và gây ra rất nhiều thiệt hại. Irene mạnh dần lên thành bão sau khi quét qua quần đảo Bahamas, đồng thời thay đổi hướng di chuyển đột ngột lên phía Bắc. Trong đường đi của mình, cơn bão này di chuyển dọc theo bờ biển Florida và tiến vào vùng Đông Bắc Carolina vào sáng ngày 27/8.
Theo suốt trên đường đi của mình, Irene đã gây rất nhiều thiệt hại về người và của. Tính đến hiện nay, đã có 9 người chết và 8 người mất tích trong cơn bão. Thiệt hại cho đến thời điểm này là 3,1 tỉ USD (khoảng trên 64 nghìn tỉ đồng), theo dự đoán, con số này có thể sẽ là 10 tỉ USD (khoảng 208 nghìn tỉ đồng), chưa kể giá xăng dầu tăng và theo nhiều chuyên gia, đây sẽ lại là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Mỹ.
|
Tình đến 12h trưa ngày 28/8 (giờ Việt Nam), tại Mỹ, đã có ít nhất 10 người thiệt mạng do bão. Trong đó 5 người chết khi bão đến North Carolina và 3 bị chết ở Virginia vì cây đổ.
Nanmadol đang trở thành "siêu bão" với sức gió 250km/h
Tại Philippines, cơn bão nhiệt đới lớn nhất trong năm 2011 đã tiến vào gây nên những thiệt hại nặng nề, với sức gió mạnh nhất lên tới 250km/h.
Hình thái bão Nanmadol trên ảnh vệ tinh.
Được hình thành từ một khu vực có áp suất thấp phía Bắc nước Cộng hòa Palau, hướng di chuyển của cơn bão này ban đầu không ổn định, nhưng từ ngày 21/8, Nanmadol liên tục di chuyển về hướng Bắc. Đến ngày 23/8, áp thấp nhiệt đới trở thành bão Nanmadol và trong chiều cùng ngày, trở thành một “siêu bão” thật sự với sức gió lên đến 250km/h.
Mặc dù sức gió của Nanmadol là rất lớn, nhưng tốc độ di chuyển lại chậm, mỗi giờ cơn bão này chỉ đi được khoảng 5 đến 10 km. Tâm bão vẫn còn hoạt động tại Phillippines, cụ thể là ở đảo Luzon trong ngày hôm nay và sẽ di chuyển dần ra Đài Loan. Tuy không nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng khu vực biển Đông của chúng ta cũng có gió mạnh cấp 8 và biển động mạnh.
Trước khi Nanmadol đến, bầu trời còn xuất hiện cả cầu vồng
Hình ảnh cơn bão Nanmadol chuẩn bị tiến tới Đài Loan.
Cho đến hiện nay, thiệt hại về tài sản tại Phillippines vẫn chưa thể tính toán được, nhưng đã có ít nhất 7 người chết, 7 người bị thương và 6 người khác mất tích. Với sức tàn phá của mình, Nanmadol khiến người dân tại những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn do nhà cửa bị phá hủy và mất điện, chưa kể đến nguy cơ lở đất và lụt lội vì mưa rất lớn tại các khu vực miền núi.
Ảnh vị trí cơn bão lấy từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW:
Dự kiến đường đi của Nanmadol:
Đến 13 giờ ngày 28/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 121,1 độ Kinh Đông, trên vùng eo biển Đài Loan - Phillippines. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão (khu vực ngoài biển Đông) mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.