Bí quyết biến mình thành nhân sự cao cấp với CNTT

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 14/04/2016

Thời đại bùng nổ thông tin, sự cạch tranh khốc liệt trong nhân sự đang là chủ đề nóng bỏng và chờ đợi những quyết định có tính “bước ngoặt” của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa đại học.

Nhu cầu bức thiết về nhân lực cao trong ngành an toàn thông tin

Khi mạng 4G được chính thức cấp phép đưa vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2016 thì nguy cơ mất an toàn bảo mật thông tin và các vấn đề về an ninh mạng chắc chắn trở nên vô cùng nóng bỏng. Kèm theo xu hướng đó, là nhu cầu về nhân sự chất lượng cao có thể đảm nhận được vai trò bảo vệ an ninh công nghệ. Do đó, ngành học “an ninh mạng” cũng sẽ hút nhiều sinh viên ngay từ bây giờ.

Ngày nay, khi tội phạm công nghệ chuyển hướng xâm nhập bằng những cuộc tấn công bằng công nghệ cao vào các tổ chức chính phủ, kinh tế… và hoàn toàn có thể làm tê liệt tổ chức và làm thiệt hại đang kể tổ chức đó thông qua các thủ đoạn dịch vụ, trộm cắp tài sản trí tuệ, virus mạng, khai thác dữ liệu, gửi thư rác, trộm cắp tài chính và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm của khách hàng.

Bí quyết biến mình thành nhân sự cao cấp với CNTT - Ảnh 1.

Công ty bảo mật FireEye của Mỹ gây xôn xao khi tuyên bố đã phát hiện ra một nhóm tin tặc, được gọi là APT30, sử dụng phần mềm chứa mã độc để tiếp cận hàng loạt máy tính "chứa các thông tin tình báo quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự" ở các nước châu Á, trong đó đáng chú ý là Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ và Malaysia.

Hiện nay, chỉ số an toàn thông tin trung bình của Việt Nam là 46,5%, tuy ở dưới mức trung bình và vẫn còn sự cách biệt với các nước như Hàn Quốc (hơn 60%), song so với năm 2014 thì đã có bước tiến rõ rệt (tăng 7,4%). Với chỉ số an toàn thông tin đang ở dưới mức trung bình, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng đang khiến nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong ngành an toàn thông tin bức thiết hơn bao giờ hết và đang được một số trường có năng lực đầu tư đào tạo trọng điểm.

Theo thống kê của Học viện Kỹ thuật Mật mã, ngành an toàn thông tin là chuyên ngành mà tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp lên đến mức hơn 90%, trong số đó, 1/3 bạn có mức lương khởi điểm từ 7-10 triệu đồng/tháng. Hiện nay nhu cầu sử dụng nhân lực ATTT đang tăng nhanh. Đặc biệt, các ngân hàng, tổ chức tài chính đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này và tích cực thu hút nhân lực ATTT. Trong thời gian gần đây, vai trò của các chuyên gia ATTT được đánh giá "chủ chốt" trong các Trung tâm CNTT của các công ty, cơ quan nhà nước thuộc các ngành quan trọng như ngân hàng, tài chính, hàng không, an ninh quốc phòng...

Bí quyết biến mình thành nhân sự cao cấp với CNTT - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, Trưởng Ban điều hành Đề án 99 phát biểu tại Hội nghị các cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn, an ninh thông tin.

Hiện nay, trên cả nước chỉ có 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về chuyên gia An toàn thông tin theo Đề án 99 của Chính phủ. Trong đó, Học viện Kỹ thuật mật mã được đánh giá là đơn vị "thiện chiến" nhất với 13 năm kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Ngành nhân lực phần mềm nhúng, kỹ sư của tương lai

Cùng với ngành an toàn thông tin, việc phát triển các hệ nhúng và phần mềm nhúng là quốc sách của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là vào giai đoạn hậu PC hiện nay. Chính phủ, các ngành công nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam đang có những điều chỉnh phù hợp để có thể theo kịp, rút ngắn khoảng cách tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đối với các nước trong khu vực và trên thế giới trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu không thể tránh khỏi hiện nay.

Phần mềm nhúng là một lĩnh vực công nghệ then chốt cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan và Trung Quốc. Tại Mỹ, có nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước để phát triển các hệ thống và phần mềm nhúng. Hàn Quốc có những dự án lớn nhằm phát triển công nghệ phần mềm nhúng như các thiết bị gia dụng nối mạng Internet, hệ thống phần mềm nhúng cho phát triển thành phố thông minh, dự án phát triển ngành công nghiệp phần mềm nhúng, trung tâm hỗ trợ các ngành công nghiệp hậu PC...

Tại Việt Nam, sự phát triển của ngành này đang khiến các nhà máy, công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam khát nhân sự hơn bao giờ hết. Sự phát triển của hơn 20 triệu điện thoại di động và hai nhà máy điện thoại di động hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam là Samsung và LG đang mở ra cơ hội vàng và cũng là thách thức không nhỏ cho nhân sự ngành này tại Việt Nam.

Bí quyết biến mình thành nhân sự cao cấp với CNTT - Ảnh 3.

Năm 2014, đánh dấu 1 bước phát triển ấn tượng của phần mềm Việt nói chung, phần mềm điện thoại nói riêng trên thị trường phần mềm khi trò chơi Flappy Bird của chàng trai Việt - Nguyễn Hà Đông gây sốt toàn cầu.

Với thế hệ trẻ đang ở độ tuổi THPT ở Việt Nam được đánh giá là thông minh và rất có năng lực, tuy nhiên việc chọn lựa được một ngành học phù hợp với khả năng và đam mê của các em vẫn là điều các em thiếu. Nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của thị trường nhân lực từ năm 2016, Học viện Kỹ thuật mật mã là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phầm mềm nhúng và điện thoại di động, hứa hẹn đáp ứng phần nào nhân lực kỹ sư phần mềm nhúng có chuyên môn cao cho các tập đoàn điện tử nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đang "khát" nhân sự bản địa.


Học viện Kỹ thuật mật mã (http://tuyensinh.actvn.edu.vn) là cơ sở đào tạo đầu tiên trong cả nước đào tạo chuyên ngành ATTT ở trình độ đại học và sau đại học. Năm tuyển sinh 2016, Học viện KTMM tuyển sinh Hệ dân sự với 600 chỉ tiêu ngành An toàn thông tin và 120 chỉ tiêu Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm nhúng và di động (năm đầu tiên tuyển sinh chuyên ngành này) với hình thức xét tuyển bằng cách sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển (Khối A hoặc A1).

Điểm trúng tuyển vào trường năm 2015 là 18,5.

Chi tiết liên hệ: (04)35520575 hoặc 0986.666.095 (cơ sở Phía Bắc); (08) 62939206 (cơ sở Phía Nam).