Bản lĩnh khi chọn nghề, chọn trường?

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 12/08/2016

Chọn một hướng đi thiết thực nhất cho tương lai quả thực là việc không hề dễ đối với các em học sinh 12. Nếu không được định hướng đúng đắn hoặc các bậc phụ huynh vẽ ra những con đường bắt buộc các em phải đi theo, thì trong tương lai, hậu quả sẽ khó lường.

Đại học có còn là con đường duy nhất?

Với nhiều người, đại học là con đường duy nhất, dễ nhất để dẫn đến thành công. Với họ, chỉ có tấm bằng đại học mới có thể tạo lập được một tương lai tốt đẹp. Thế nhưng những suy nghĩ đó lại nhiều năm liền tỷ lệ thuận với thực tế. Tính đến cuối quý 1/2016, Bộ Lao động thương binh và Xã hội công bố cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp, trong đó nhóm người có trình độ cử nhân đại học trở lên đang giữ tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Những con số kinh hoàng ấy đang nêu bật lên được một tình trạng chung của toàn xã hội, đó chính là hệ thống giáo dục bậc đại học chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Nguồn nhân lực xã hội đang cần rất nhiều, đặc biệt là các thành phố lớn như TP Hà Nội, TP HCM… Thế nhưng, doanh nghiệp vẫn ngày ngày treo bảng tuyển dụng, thiếu nhân lực. Sở dĩ có tình trạnh như vậy, nhiều phần cũng do hướng đi của các em sai từ ban đầu.

Cũng có thể do các em không được định hướng kỹ lưỡng, hay chọn ngành học và bậc học theo sự sắp đặt của gia đình, dẫn tới việc chán nản trong quá trình học. Theo một thống kê từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp ra trường thì có tới 6 bạn thiếu kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp. Khoảng 10 cử nhân tốt nghiệp ra trường thì có tới 4 người thiếu kiến thức chuyên ngành, thiếu kỹ năng thực hành và không đáp ứng được đòi hỏi tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn, khả năng ứng dụng thực tiễn cao vào công việc, mà còn mong mỏi nhiệt huyết, tìm kiếm niềm đam mê ở những người lao động trẻ. Chỉ có đam mê và cái tâm với nghề nghiệp mới giúp họ phát huy hết khả năng, kiến thức đã được thụ đắc trong quá trình học.

Bản lĩnh khi chọn nghề, chọn trường? - Ảnh 1.

Nhiều cha mẹ vẫn luôn muốn con cái sống theo những gì họ sắp đặt sẵn

Vì những lý do thực tế đó, các bạn học sinh cần phải chọn được một hướng đi phù hợp nhất, chứ không phải tìm kiếm danh vọng, niềm vui cho gia đình bằng cách chấp nhận chọn những ngành học mà mình không hề thích. Gần đây, có một phim ngắn được ra mắt, đã mang những thông điệp thiết thực nhất đến cho các bạn học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh. Phim ngắn Người hạnh phúc cũng góp một tiếng nói rất lớn cho xã hội, nhằm góp phần xóa bỏ quan niệm muốn có một tương lai tốt, phải vào đại học bằng mọi giá.

Bản lĩnh khi chọn nghề, chọn trường? - Ảnh 2.

Những ước mơ được vẽ nên bằng nghị lực, bằng việc cháy hết mình với đam mê

Phim kể lại một câu chuyện của chàng trai bất chấp sự ngăn cản của ba mẹ để theo đuổi niềm đam mê của bản thân, đó chính là trở thành nhà thiết kế thời trang. Ba mẹ bắt buộc Phong phải học đại học và chọn một chuyên ngành về Kinh tế để nối nghiệp gia đình. Thế nhưng Phong vẫn bất chấp chọn ngành Thiết kế thời trang của trường Cao đẳng Bách Việt để theo đuổi. Khó khăn là phải tự thân lo lắng mọi thứ vì ba mẹ không còn ủng hộ, Phong vẫn không nhụt chí. Đến cuối cùng, khi đã thành công trong sự nghiệp, đứng vững bằng đôi chân của mình, Phong trân quý khoảng thời gian 3 năm cố gắng hết mình, không từ bỏ ước mơ.

Bản lĩnh khi chọn nghề, chọn trường? - Ảnh 3.

Phong khi đã thành công và hạnh phúc với lựa chọn của mình

Không những là câu chuyện trong phim, thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh rằng nhiều người thành công bằng những con đường khác nhau. Không phải hai chữ “đại học” mới là cánh cửa trải đầy nhung lụa để đi đến thành công. Hạnh phúc và thành công là hai phạm trù có nhiều định nghĩa, mỗi người sẽ có một cách cảm nhận khác nhau. Thế nhưng, với nhiều người, hạnh phúc đơn giản chỉ là biết chọn lựa và sống hết mình với niềm đam mê của bản thân.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày