Bác sĩ khuyến cáo: Nếu không muốn ăn Tết hại tới sức khoẻ, có 5 loại đồ ăn quen thuộc mà bạn không nên đun đi đun lại

Pem, Mộc Miên, Thiết kế: Hoàng Anh, Theo Helino 08:22 26/01/2020

Đun nóng lại thức ăn thừa từ bữa trước sau khi đã lưu trữ là điều quen thuộc mà nhiều người vẫn làm, đặc biệt là trong thời điểm lễ Tết, nhiều thức ăn.

Trong những ngày lễ Tết, đồ ăn thừa hoặc đồ ăn sau khi thắp hương sau chưa ăn đến rất quen thuộc trong mỗi gia đình. Mọi người thường có thói quen cất trữ, khi nào muốn ăn lại thì mang ra đun lại, thậm chí có những món được mang ra đun đi đun lại nhiều lần.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng, nếu giữ thói quen này với 5 loại đồ ăn này, rất có thể bạn sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện vì bị ngộ độc hoặc cơ thể bạn phải hấp thụ những chất độc tích tụ lâu dài có thể gây ung thư. Dưới đây là 5 loại đồ ăn bạn đừng nên đun đi đun lại nhiều lần.

1. Trứng, đặc biệt là trứng lòng đào

Trứng là một loại thực phẩm có dinh dưỡng cao, rất nhiều người có thói quen luộc một quả trứng làm bữa sáng. Tuy nhiên, nếu trứng lòng đào (trứng luộc chưa chín) không được kiểm duyệt kĩ lưỡng có thể có chứa vi khuẩn gây độc chưa thực sự bị tiêu diệt.

Thêm vào đó, trứng đã qua chế biến, đặc biệt là trứng lòng đào để qua đêm có nhiều nguy cơ bị nhiễm thêm các loại loại vi khuẩn gây bệnh có hại cho cơ thể, ThS. BS Hoàng Minh Đức, Bác sĩ ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết.

Về mặt dinh dưỡng, TS Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhận định, trứng qua chế biến sẽ có quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Nếu nấu trứng nói chung và trứng lòng đào nói riêng 2 lần thì các chất dinh dưỡng trong đó sẽ chuyển hóa hết, do đó, dù có thể không gây bệnh nhưng chắc chắn trứng không còn chất dinh dưỡng nào cả.

2. Rau củ quả, đặc biệt là rau bina (rau chân vịt)

Theo TS. Từ Ngữ, "rau củ quả nói chung sau khi đã chế biến, nếu được đun nóng lần thứ 2 thì hương vị của món ăn sẽ không còn thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cũng không cao nữa. Do đó, không nên đun lại các món rau củ quả đã qua chế biến".

Riêng đối với rau chân vịt và các loại rau có hàm lượng axit nitric cao, theo tuy không có hại cho sức khỏe, nhưng chúng sẽ chuyển hoá thành gốc nitrit và nitrat gây ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh khi được đun đi đun lại nhiều lần.

3. Khoai tây

Qua hai lần nhiệt, những chất dinh dưỡng có trong khoai tây sẽ bị phá huỷ và trở thành một chất có hại cho sức khoẻ con người, ăn vào sẽ gây nên cảm giác buồn nôn, thậm chí có hiện tượng nôn mửa sau khi ăn.

Nếu không muốn ăn Tết luôn trong bệnh viện, có 5 loại đồ ăn quen thuộc trong những ngày đầu năm đừng nên đun đi đun lại, bác sĩ khuyến cáo - Ảnh 3.

4. Thịt gà

Theo tờ Science Direct, dùng lò vi sóng để hâm nóng thịt gà, trong quá trình đó lại không làm nóng đều toàn bộ thịt gà. Tuy nhiên, do hàm lượng protein trong thịt gà cao hơn so với các loại thịt đỏ khác, do vậy khi dùng lò vi sóng hâm nóng lần 2 sẽ làm cho lượng protein phân giải không đều, sau khi ăn vào sẽ khiến dạ dày khó chịu.

Nếu không muốn ăn Tết luôn trong bệnh viện, có 5 loại đồ ăn quen thuộc trong những ngày đầu năm đừng nên đun đi đun lại, bác sĩ khuyến cáo - Ảnh 4.

5. Thực phẩm có chứa nhiều protein

Cũng như thịt gà, các thực phẩm chứa protein có lợi cho cơ thể, tuy nhiên những thực phẩm này trải qua 2 lần hâm nóng không nên được sử dụng.

Nguyên nhân do những thực phẩm có hàm lượng protein cao sau khi hâm nóng lần 2 không chỉ làm mất tất cả chất dinh dưỡng mà còn làm thực phẩm đó biến chất. Sau khi ăn vào thực phẩm đã bị biến chất đó sẽ khiến cho dạ dày và gan chịu ảnh hưởng rất lớn.

Nếu không muốn ăn Tết luôn trong bệnh viện, có 5 loại đồ ăn quen thuộc trong những ngày đầu năm đừng nên đun đi đun lại, bác sĩ khuyến cáo - Ảnh 5.

Theo TS Từ Ngữ, chúng ta nên tuân theo nguyên tắc "ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu" để tiết kiệm. Nếu đã nấu thừa, ăn thừa, chúng ta nên thực hiện theo 3 bước sau:

- Nấu lại ngay sau khi đã ăn xong để loại bỏ các vi khuẩn có thể bị dính vào thức ăn trong quá trình ăn uống, gắp đũa.

- Lưu trữ.

- Ở lần sử dụng tiếp theo, chúng ta cần tính toán xem có bao nhiều người ăn, khẩu phần ăn của mỗi người ở mức như thế nào để lấy lượng thức ăn vừa đủ ra hâm nóng, đun lại, không nên đun lại toàn bộ thức ăn thừa từ bữa ăn trước.

Đồng quan điểm trên, ThS. BS Hoàng Minh Đức cho biết thêm, "các thực phẩm khi được đun chín lần đầu thì nó đã tạo ra một chất khác, đun chín lần thứ 2 nó tạo ra một thành phần gần như không có tác dụng gì đối với cơ thể bởi các liên kết hóa học trong thức ăn đã bị phá vỡ hết". Do đó, mọi người nên hạn chế lượng thức ăn thừa trong các bữa ăn để không phải ăn lại những thức ăn thừa từ bữa trước.