Bà Tôn Nữ Thị Ninh: "Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước"

Quỳnh Trân, Theo Trí Thức Trẻ 08:26 08/12/2016

Tối 7/12, bà Tôn Nữ Thị Ninh (Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM) đã chia sẻ cảm xúc cũng như lý do khiến bà triển khai dự án mang tên "Sáng kiến màu cam". Đây là dự án hợp tác Việt - Nhật, vận động một số người khuyết tật tham gia cuộc chạy quốc tế hằng năm tại TP.HCM.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 1.

Tối 7/12, Quỹ Hòa Bình và Phát triển TP. HCM cùng GIBC - Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu đã tổ chức buổi cơm tối thân mật ủng hộ dự án "Sáng kiến màu cam". Đây là dự án hướng đến người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 2.

Hiện nay tại Việt Nam ước tính có hơn 6 triệu người, tức gần 8% dân số cả nước đang sống chung với khuyết tật (PWD). Trong số đó nạn nhân chất độc màu da cam (AOS) và con cái của họ chiếm tỷ lệ đáng kể.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 3.

Sáng kiến màu cam (OI) là một dự án hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản, Nhóm liên kết bao gồm một số tổ chức tại Việt Nam do bà Tôn Nữ Thị Ninh chủ trì cùng ông Goro Nakamura (Nhà báo, nhiếp ảnh và giảng viên người Nhật, từng tổ chức trưng bày ảnh AOS tại Nhật Bản, Việt Nam và Mỹ).

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 4.

"Những người khuyết tật, đặc biệt với nạn nhân chất độc da cam chính là di sản đau thương của đất nước, của dân tộc mà đến ngày hôm nay vẫn còn những nhân chứng sống. Người nước ngoài đặc biệt rất quan tâm đến những số phận như thế này, chúng ta là người Việt, chúng ta càng phải có sứ mệnh với dân tộc mình", bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 5.

Người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam (PWD/AOS) cần được tạo điều kiện thực hiện quyền con người của mình, trong đó có việc tham gia hoạt động thể dục thể thao. Từ đó dự án Sáng kiến Màu cam (OI) vận động một số PWD/AOS tham gia cuộc chạy quốc tế hằng năm tại TP.HCM ra đời. Đó cũng là dịp khuyến khích mọi người trong cuộc chạy đóng góp hỗ trợ PWD/AOS.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 6.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ. Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Hiện bà đang là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP. HCM.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 7.

Trong buổi gặp mặt thân mật tối ngày 7/12, có sự xuất hiện của nhiều doanh nhân ở những lứa tuổi khác nhau, tầm cỡ kinh doanh khác nhau nhưng đã cùng góp sức với Quỹ hòa bình và Phát triển TP. HCM để trích những số tiền ủng hộ cho các chiến dịch sắp tới của dự án "Sáng kiến màu cam".

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 8.

Quỹ Hòa bình và Phát triển TP. HCM cũng cam kết sẽ sử dụng nguồn đóng góp một cách minh bạch, có trách nhiệm, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và sẽ có báo cáo với các bên liên quan cũng như cơ quan chức năng. Sau buổi gặp mặt, tổng số tiền mà các đơn vị, doanh nghiệp đã ủng hộ cho dự án là 1 tỉ 159 triệu 500 đồng. Ban tổ chức cho biết, con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên do vẫn còn nhiều người muốn đóng góp cho quỹ của dự án.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 9.

Buổi gặp mặt còn có sự xuất hiện của ca sĩ Hà Anh Tuấn với tư cách là người đồng hành cùng dự án "Sáng kiến màu cam". Tham gia vào dự án, anh mong muốn được nhìn thấy và ủng hộ khát khao vươn lên cũng như niềm tin yêu vào cuộc sống của những người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam. Đồng thời, qua tinh thần trách nhiệm của chính bản thân, anh mong có thể truyền được cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tham gia đăng ký chạy, làm tình nguyện viên hoặc các công việc khác ủng hộ Sáng kiến Màu cam trong Giải việt dã HCMC Run 2017, tổ chức vào ngày 14 và 15/01/2017.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 10.

Đây là một chương trình nhằm tạo cơ hội bình đẳng phát huy khả năng thể lực, khẳng định nghị lực và thể hiện bản thân cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam, đồng thời kết nối và thể hiện tinh thần đoàn kết hỗ trợ giữa người không khuyết tật và người khuyết tật.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 11.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng cho biết thêm, bà mong muốn mọi người có thể hiểu sâu hơn về hai chữ "Hòa bình". "Hòa bình nằm ở chất lượng cuộc sống chứ không phải ở việc có chiến tranh hay không. Con người sống với nhau không bạo lực, đùm bọc, thương yêu nhau, đó là hòa bình".

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 12.

Cô giáo khuyết tật Huỳnh Thị Xậm (Hiện đang giảng dạy tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM) cũng có mặt để chia sẻ cảm xúc, câu chuyện cũng như đấu giá bức tranh do mình vẽ bằng chân, và lấy số tiền bán được ủng hộ cho dự án.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 13.

Bị liệt hai tay và một chân nhưng chị Xậm vẫn cố gắng học và đã tốt nghiệp Khoa Xã hội học Trường ĐH Mở TP HCM vào tháng 3/2014.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 14.

Chị viết tên mình đằng sau bức tranh được bán cho một nữ doanh nhân trong buổi tối ngày 7/12.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước - Ảnh 15.

Cô giáo Huỳnh Thị Xậm xúc động khi nhận được sự quan tâm của mọi người. Chị chia sẻ: "Thật sự tôi rất hạnh phúc khi biết những số phận như mình vẫn không cô độc trong thế giới này, tôi nhận được sự quan tâm, cổ vũ của nhiều cá nhân cũng như những tổ chức nhân đạo, tiếp thêm nghị lực sống cho chúng tôi rất nhiều".

Dự án Sáng kiến Màu cam (Orange Initiative - OI) đề xướng lồng mục đích nhân đạo hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam (PWD/AOS) tại Việt Nam vào cuộc chạy HCMC Run hằng năm. Năm 2017, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM (HPDF) và Công ty Pulse Active, đơn vị tổ chức chuyên nghiệp sẽ cùng nhau hợp tác tạo điều kiện cho PWD/AOS trực tiếp tham gia sự kiện thể thao cấp thành phố này, vốn được tổ chức chuyên nghiệp từ năm 2013 nhằm khuyến khích lối sống năng động và lành mạnh trong cộng đồng.

Người không khuyết tật có thể tạo điều kiện cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam tham gia chạy cự ly 5km trong khuôn khổ HCMC Run 2017 bằng cách tài trợ suất đăng kí cho họ qua chương trình Chạy cùng/chạy ủng hộ PWD/AOS tại HCMC Run - The City Marathon 2017 theo link http://oi.hpdf.vn

Chương trình được bảo trợ truyền thông bởi Kênh 14.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày