Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi "Nhạc này sao vẫn có người nghe?"

Amy Lee, Theo Helino 23:59 25/09/2019

"Hồng nhan bạc phận" hay "Ngày em bước ra đi nước mắt ấy biệt ly", dù không mới mẻ cũng chẳng xu hướng thì vẫn là tiếng nói cảm xúc, đại diện cho số phận bao nhiêu con người.

Âm nhạc đang cổ súy chấp nhận xấu nghèo, coi phụ nữ như người hai lòng chỉ cần thấy tiền là đổi dạ?

Câu chuyện bắt đầu bằng 1 status thu hút loạt ca sĩ nhạc sĩ Việt vào bình luận.

Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 1.

Dòng trạng thái mới nhất của nhạc sĩ Mew Amazing thu hút sự chú ý của rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ Việt.

Theo nhạc sĩ Mew Amazing, có 2 điểm bất ổn với dòng nhạc mà nhạc sĩ ám chỉ, đó là "Than thân trách phận không làm bạn khá lên. Nó chỉ chứng tỏ bạn chấp nhận việc xấu và nghèo là số phận không thể thay đổi" và "Loại nhạc này coi phụ nữ như người hai lòng chỉ cần thấy tiền là đổi dạ thay tình".

Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 2.
Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 3.
Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 4.

Nhiều bình luận đầy ẩn ý, đồng thuận của loạt nghệ sĩ Vpop.

Câu nói này của Mew Amazing đúng ở nhiều điểm. "Chấp nhận số phận nghèo, xấu" hay "coi phụ nữ là người hai lòng" đều là những thái độ sống không mấy tích cực và được coi là lỗi thời, không văn minh. Thái độ sống tích cực, đang thịnh hành hiện nay là "chủ động vượt lên số phận" và "tôn trọng nữ giới".

Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 5.

Cả Nguyễn Hải Phong, Thu Minh cũng vào comment, không lâu sau đó Mew Amazing nhanh chóng xoá đi status trên trang cá nhân.

Nhưng có thật là những bài hát thịnh hành hiện nay cổ súy lối sống như vậy?

Trước hết phải nói rõ rằng âm nhạc mang tính cảm xúc cao. Những lời lẽ, tâm trạng được thăng hoa cách điệu trong những bài hát giúp người nghe giải tỏa cảm xúc của họ.

Khi buồn người ta nghe nhạc buồn để vỡ òa, gửi gắm nỗi lòng. Khi vui họ sẽ nghe những giai điệu yêu đời. Những ca khúc mạnh mẽ bất cần, lả lơi quyến rũ… đều có vai trò khác nhau cho những cung bậc khác nhau của mỗi người hằng ngày.  

Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 6.

Ca khúc "Bạc Phận" của Jack & K-ICM có ca từ "than thân trách phận" nhưng cảm xúc của bài hát đã giúp MV đạt nhiều thành tích cao.

Những ca từ than thân trách phận như "Xa cách nhau thật rồi sương trắng chiều thu. Ngày em bước ra đi nước mắt ấy biệt ly. Hoa vẫn rơi bên thềm nhà, lá xác xơ đi nhiều và anh chúc em yên bình mối tình mình hẹn em kiếp sau" (Bạc phận - K-ICM và Jack) chẳng mới, nhưng sự đón nhận đông đảo chứng minh nó chưa cũ. Nó sẽ phù hợp với những người nghe đang trải qua cảm giác đau khổ tương tự với chàng trai trong bài hát ở một thời điểm đó. Dù là những lời lẽ thở than yếu đuối và có đôi chút bi lụy, tuyệt nhiên những bài hát này chẳng xúi giục ai chấp nhận xấu chấp nhận nghèo.

Âm nhạc than thân trách phận cũng không khẳng định mọi phụ nữ trên đời đều ham tiền bỏ tình. "Em" trong các bài hát ấy chỉ là một cô gái trong muôn vàn cô gái ngoài kia. Không thể nghe một bài hát rồi khẳng định mọi phụ nữ trên đời đều như cô gái đó. Nếu cố tình hiểu như vậy thì ta sẽ hiểu tiêu cực về mọi bài hát buồn tình là xúi giục người ta sống trong đau khổ oán trách chứ chẳng riêng gì những bài nhạc đang rầm rộ trending gần đây.

Mọi cảm xúc đều xứng đáng được tôn trọng

Trong bộ phim Inside Out, cảm xúc Vui từng muốn chiếm thế độc tôn trong tâm hồn cô bé Riley. Vui từng muốn nhốt Buồn vào một chỗ. Nhưng sau đó, Vui nhận ra rằng, nếu không có những cảm xúc khác, thì đến niềm vui cũng trở nên vô nghĩa với cô bé Riley.

Than thân trách phận, suy cho cùng, vẫn là một nhu cầu chính đáng của con người. Con người ta không thể lúc nào cũng gồng mình lên mạnh mẽ trước sóng gió phong ba, lúc nào cũng tự nhủ phải cố gắng hết mình, không được đuối sức.

Những bài hát "Hồng nhan - Bạc phận - Sóng gió" vẫn thống lĩnh Vpop với những thành tích kỉ lục "vô tiền khoáng hậu" trong năm 2019.

 Rốt cuộc các nhạc sĩ làm gì nếu không phải là viết nên tiếng lòng của hàng triệu khán giả? Có thể, khi viết, họ chỉ nghĩ đến cảm xúc của chính mình nhưng điều đó không có nghĩa là âm nhạc của họ không đại diện cho bất cứ ai khác.

Cũng không ai có quyền quy định âm nhạc như thế nào mới là văn minh, hay năm "2019 thì nhất định không được nghe nhạc than thân, trách phận nữa" vì mạnh mẽ, chủ động mới là xu hướng. Cảm xúc chưa bao giờ chạy theo xu hướng, nó chỉ có thể chạm đến khán giả nếu chân thật.

Thời nào rồi còn hỏi "nhạc vậy cũng còn người nghe"?

Tưởng chừng như sau cuộc tranh luận nảy lửa về dòng nhạc bolero vào năm 2017, giới âm nhạc đã học được bài học rằng "bất cứ dòng nhạc nào cũng có chỗ đứng của nó trong nền âm nhạc miễn là có khán giả". Nhưng không. Giới âm nhạc vẫn tồn tại những cơn sóng ngầm, chỉ cần có người khuấy động là sẽ thành sóng thần chưa biết chừng.

Thật nghịch lý khi người ta luôn kêu gào "tôn trọng sự khác biệt" nhưng lại sẵn sàng đá xéo, buông lời khắc nghiệt với những biểu hiện khác biệt ngay cạnh mình.

Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 8.

Status của Mew Amazing không rõ nhắm đến ai, nhưng việc chĩa mũi dùi vào dòng nhạc "than than trách phận" và nhiều nghệ sĩ thể hiện thái độ cười cợt khá rõ ràng. Phải chăng vì đó là thứ âm nhạc trăm triệu view của một nhóm nghệ sĩ đang nổi mà họ không mấy thiện cảm? Điều này thì chưa chắc chắn. Nhưng hành động vào hùa đó cũng chẳng mấy đẹp đẽ. Thay vào đó, họ có thể im lặng và cho ra những sản phẩm tốt hơn của bản thân, không dính líu gì đến than thân trách phận.

Âm nhạc là cảm xúc, thời nào rồi còn hỏi Nhạc này sao vẫn có người nghe? - Ảnh 9.

X2X hiện là hiện tượng mới của Vpop, đang trụ vững trên Top 1 Trending Youtube với ca khúc "Cô Thắm không về" - tiếp tục là bài hát có những ca từ "than thân trách phận".

Đây không chỉ là thời của những người mạnh mẽ, bớt than thân trách phận mà còn là thời đại tôn trọng sự đa dạng. Nghĩa là, ai than thân trách phận là việc của người ấy, ai mạnh mẽ và biết vươn lên cũng là việc của người ấy. Cả hai đều có thể tồn tại và không nên phủ nhận nhau.

Và kết lại, câu nói "nhạc vậy cũng có người nghe" đặt trong bối cảnh nào cũng đều là trịch thượng. Âm nhạc luôn sản sinh ra các trào lưu, xu hướng mới nhưng trong tâm trí con người, luôn có chỗ cho những cảm xúc riêng, chẳng liên quan đến trào lưu hay xu hướng nào.