Ai cũng từng "phát điên" vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất

Ngọc Xuân, Theo Trí Thức Trẻ 19:05 11/03/2019

Đó là cử ra một nhân vật để "dỗ ngọt" thực khách, còn cụ thể "dỗ" thế nào mà khiến ai cũng vui vẻ cười tươi thì hãy xem bài sau nhé!

Nhân vật này không có tên, chỉ có một danh tính gọi là "Chú đầu bếp nhỏ", tên tiếng Pháp là "Le Petit Chef". Nhân vật này không có thật, mà chỉ là một nhân vật hoạt hình được tạo ra bằng kỹ thuật bản đồ trực quan (visual mapping) - sản phẩm của tổ chức đồ hoạ SkullMapping.  Đây là kỹ thuật cho phép bạn "ghi lại" các đặc điểm của một bề mặt nào đó (trong trường hợp này là bàn ăn, bát đĩa) để tạo ra sản phẩm hoạt hình tận dụng bề mặt đó. 

Ai cũng từng phát điên vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất - Ảnh 1.

Le Petit Chef - chú đầu bếp nhỏ - nhân vật giúp nhà hàng "dỗ" thực khách.

Để thực hiện được điều này, các nhà hàng sẽ phải đầu tư một bộ máy quay chuyên biệt lên mỗi bàn ăn, số máy quay ứng với số khách có mặt trên bàn. Và sau khi gọi món xong, các máy quay sẽ bắt đầu hoạt động, chú đầu bếp nhỏ sẽ xuất hiện từ một chiếc hố nhỏ được chiếu trên mặt bàn và bắt đầu... "chế biến" thức ăn cho thực khách.

Ai cũng từng phát điên vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất - Ảnh 2.

Các nhà hàng sẽ lắp máy quay trên bàn ăn để chiếu lại hình ảnh chú đầu bếp nhỏ.

Đây không phải là một sản phẩm hoạt hình bình thường, mà chỉ có thể "có nghĩa" khi chiếu trên mặt bàn, sử dụng các đạo cụ có sẵn như đĩa trắng, dao nĩa và khăn trải bàn. Chú đầu bếp nhỏ sẽ lần lượt xử lí các nguyên liệu rồi cho vào làm chín. Mỗi "món ăn" như vậy mất cùng khoảng thời gian để làm món ăn trong thực tế. Chú đầu bếp nhỏ có thể chế biến toàn bộ bữa ăn của bạn từ khai vị, món chính đến món tráng miệng. Bạn có thể thấy được quy trình làm nên món mà mình sắp ăn. Thậm chí, nếu nhà hàng "canh" chuẩn thời gian thì khi đầu bếp nhỏ vừa làm xong cũng là lúc món ăn trình làng, và bạn có thể ăn ngay.

Ai cũng từng phát điên vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất - Ảnh 3.
Ai cũng từng phát điên vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất - Ảnh 4.
Ai cũng từng phát điên vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất - Ảnh 5.
Ai cũng từng phát điên vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất - Ảnh 6.

Chú đầu bếp nhỏ có thể chế biến rất nhiều món ăn khác nhau như beefsteak, bánh pudding gạo, các món tráng miệng, hoặc bất kì món gì mà nhà hàng có.

Le petit Chef đang chuẩn bị món tráng miệng.

Có thể nói, chú đầu bếp nhỏ chính là "cứu cánh" của các nhà hàng. Bởi vì khoảng thời gian chờ đợi khi phục vụ vẫn luôn là một "vấn nạn" của cả nhà hàng lẫn thực khách. Nếu ai đã xem Hell's Kitchen thì có thể thấy đầu bếp Gordon Ramsay đã hà khắc thế nào với các thí sinh tham gia, yêu cầu mỗi món ăn phải được lên đĩa trong vòng... 5 phút. Trong lúc đó, những món ăn lên đĩa lâu hơn khoảng thời gian này sẽ bị thực khách phản hồi xấu và trả về, hoặc đứng dậy ra về luôn. Sự xuất hiện của Le Petit Chef không nghi ngờ gì là một "cơn gió lành", giúp cho không chỉ thực khách vui vẻ ngồi chờ, mà còn giúp nhà hàng "câu giờ" hiệu quả.

Ai cũng từng phát điên vì gọi món mãi không thấy tới, nhưng có nhà hàng đã tìm ra cách giải quyết khiến ai cũng phục sát đất - Ảnh 8.

Chú đầu bếp nhỏ sẽ "tận dụng" những đạo cụ có trên mặt bàn, tương tác với những món đồ này khiến thực khách phải thích thú.

Trước đó, người ta cũng thường nghĩ ra các phương pháp để đối phó với trẻ em - những đối tượng thiếu kiên nhẫn. Các nhà hàng thức ăn nhanh như Alfresco, Pizza Hut cũng thường cung cấp cho trẻ em giấy vẽ và bút màu hay các trò chơi xếp hình. Song mọi người cũng thường bỏ qua điểm quan trọng là chính người lớn đôi khi cũng hay mất kiên nhẫn, và cơn thịnh nộ của các "thượng đế" trưởng thành "đáng sợ" hơn các em nhỏ rất nhiều.

Từ khi Đầu bếp nhỏ xuất hiện, rất nhiều nhà hàng đã tỏ ý muốn mua lại công nghệ này, chứng tỏ đây vẫn là vấn đề luôn tồn tại đối với cả thực khách lẫn nhà hàng. Nhiều người tỏ ý hào hứng với công nghệ này, song cũng có nhiều người chỉ ra rằng video kiểu này xem lần đầu thì hay, nhưng lần sau thì ai cũng biết món ăn này làm thế nào rồi nên sẽ nhanh chán. Vì vậy mà đây không được xem là sản phẩn sử dụng lâu dài, không đáng để đầu tư. Có lẽ chính bởi lý do này mà tổ chức SkullMapping đang cố gắng tạo ra thêm nhiều sản phẩm với nhiều món ăn hơn nữa để làm giàu "thư viện".

Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về ý tưởng này? Bạn có thích thú với việc ngồi xem chú đầu bếp nhỏ chế biến món ăn cho mình hay không?