“Ác mộng trên phố Elm” và câu chuyện về những cái chết trong giấc ngủ đầy ám ảnh ngoài đời thật

Đinh Hương, Theo Thời Đại 00:00 29/10/2017

Ý tưởng về bộ phim kinh dị nổi tiếng với tên sát nhân Freddy Krueger hóa ra được bắt nguồn từ một sự kiện bí ẩn có thật sau những cái chết kỳ lạ của hàng loạt người Lào vào những năm 80.

Ai đã từng xem qua loạt phim kinh dị Nightmare On Elm Street (Ác mộng trên phố Elm), chắc chắn sẽ đều cảm thấy sợ hãi đến mất ngủ bởi cách mà những nhân vật trong phim bị giết chết: họ đều gặp cơn ác mộng bị tên sát nhân truy sát, nếu họ chết trong mơ cũng có nghĩa là họ sẽ chết thật ngoài đời.

“Ác mộng trên phố Elm” và câu chuyện về những cái chết trong giấc ngủ đầy ám ảnh ngoài đời thật - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Tên sát nhân Freddy Krueger với gương mặt chằng chịt sẹo đỏ, hàm răng lởm chởm, đầu đội chiếc nón phớt, tay đeo móng suốt sắc lẻm đã trở thành một trong những hình tượng nổi tiếng nhất trong thể loại phim kinh dị.

Tưởng rằng Freddy chỉ đơn thuần là một ý tưởng hư cấu nhưng thật ra, câu chuyện này bắt đầu khi đạo diễn Wes Craven vô tình đọc được một bài báo đưa tin về những cái chết bí ẩn của hàng loạt người Đông Nam Á vào những năm 70-80.

Năm 1981, tờ The New York Times đưa tin về trường hợp của 18 người tị nạn chết bất thường ngay trên giường ngủ trong vòng 4 năm trước đó. Một trong những nguyên nhân được các cơ quan điều tra đưa ra là những người này có thể đã bị sợ đến chết khi đang ngủ.

“Ác mộng trên phố Elm” và câu chuyện về những cái chết trong giấc ngủ đầy ám ảnh ngoài đời thật - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Các nạn nhân gồm 17 đàn ông và 1 phụ nữ đều là người H'mông Lào. Trong khoảng thời gian đó, có khoảng 35,000 người H'mông Lào chạy đến Mỹ tị nạn sau khi nội chiến Lào kết thúc vào năm 1975. 

Các cơ quan y tế đặt tên cho những trường hợp này là hội chứng tử vong châu Á. Những cái chết bất thường trong giấc ngủ này từng tạo một làn sóng sợ hãi không chỉ ở Mỹ mà còn đối với cả thế giới. Ở Philippines, người ta gọi nó là bangungut, ở Nhật là pokkuri… tất cả đều có chung một ý nghĩa là ác mộng chết chóc.

“Ác mộng trên phố Elm” và câu chuyện về những cái chết trong giấc ngủ đầy ám ảnh ngoài đời thật - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Việc khám nghiệm tử thi cho thấy những nạn nhân trước đây đều là những người khỏe mạnh. Tim của các nạn nhân có dấu hiệu phình nhẹ, trước khi chết họ có thể trải qua tình trạng rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân tự tử hoặc bị sát hại cũng đã được loại trừ.

Tiến sĩ Roy Baron, một nhà dịch tễ học tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho rằng có khả năng đó là một sự lây lan, cơn ác mộng có thể là nguyên nhân làm chết người. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng chưa có một kết luận cụ thể nào.

"Cho tới thời điểm này có rất nhiều suy đoán nhưng chúng tôi không thể đưa ra lời giải thích chính xác. Chỉ biết rằng họ đều là những người có sức khỏe rất tốt", tiến sĩ Ron cho biết.

“Ác mộng trên phố Elm” và câu chuyện về những cái chết trong giấc ngủ đầy ám ảnh ngoài đời thật - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Tiến sĩ Michael McGee, trợ lý giám định y khoa của quận Ramsey, bang Minnesota, cho hay: "Chúng tôi có thể biết được là các nạn nhân không chết vì bị bắn, không chết vì bị đâm, vì tai nạn té ngã hay vì trúng độc. Mỗi trường hợp chúng tôi đều làm kiểm tra, xét nghiệm rất kỹ nhưng tất cả manh mối thu được đều là con số 0".

Trong những tài liệu y văn tiến sĩ Michael nghiên cứu, ông đã đưa ra một nguyên nhân khả dĩ nhất cho cái chết của các nạn nhân, những người từng rất khỏe mạnh, đó là họ có thể đã bị sợ hãi quá độ và dẫn đến tử vong.

Cho đến ngày nay, “ác mộng chết chóc” vẫn còn là một ẩn số mà các nhà khoa học chưa thể hiểu hết được.

(Tổng hợp)