5 tuyệt chiêu đơn giản tìm trường học CNTT chuẩn mà nhất định bạn phải biết

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 21:30 09/07/2017
Chia sẻ

Trong thời điểm chọn ngành chọn trường hiện nay, đông đảo thí sinh đang hướng về ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) - ngành học ‘hot’ tại Việt Nam. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh và  học sinh lại thấy hoang mang khi chọn một trường dạy CNTT chuẩn để giao phó tương lai của con.

Hiện nay, CNTT là ngành được chọn nhiều nhất với cơ hội việc làm cao và mức lương cũng xếp hạng top tại Việt Nam.

Theo thống kê của VietnamWorks, số lượng công việc ngành CNTT – Phần Mềm 3 năm vừa qua tăng trung bình 47%/ năm nhưng số lượng nhân sự chỉ tăng ở mức 8%. Điều này chứng minh nhân sự ngành này đang “rất” thiếu.

Để giúp phụ huynh và học sinh có những bước đi đúng đắn, dưới đây là những bí quyết vàng chọn trường học CNTT chuẩn được các Chuyên gia CNTT đúc kết.

Luôn dạy những Công nghệ mới nhất

Khi sinh viên học những công nghệ mà doanh nghiệp “đã cho nghỉ hưu từ lâu”, họ sẽ phải đối mặt với tương lai không xin được việc, cơ hội thăng tiến không cao và cái ‘giá’ đắt nhất là bị đào thải.

Vậy, làm thế nào để biết một trường dạy Công nghệ mới mà doanh nghiệp cần?

“Mỗi Công nghệ có vòng đời trung bình từ 3 - 5 năm”, anh Đào Mạnh Thắng - Một giảng viên của Aptech (cơ sở 285 Đội Cấn, Ba Đình, HN) chia sẻ.

Như vậy, nếu trường bạn chọn hàng năm có cập nhật công nghệ mới vào giảng dạy thì bạn cũng yên tâm phần nào là không phải học những công nghệ "cổ lỗ".

Bên cạnh đó, thị trường công nghệ hiện nay đang được thống trị bởi nền tảng .Net và Java EE của 2 "gã khổng lồ" Microsoft và Oracle. Nên khi bạn được học đầy đủ các công nghệ trong 2 nền tảng này, bạn đã chắc 1 suất việc làm tại các doanh nghiệp rồi đó. Bạn có thể tham khảo thêm danh sách các công nghệ mới cần học tại đây.

Chú trọng thực hành và thử làm dự án

Một thực trạng đáng báo động cho ngành CNTT hiện nay là nguồn nhân lực đã thiếu mà thực hành còn rất yếu, sinh viên gặp nhiều khó khăn khi vận dụng lý thuyết vào thực tiễn...

Bạn Nguyễn Tất Thắng - Trưởng nhóm Lập trình có kinh nghiệm làm tại các dự án của châu Âu chia sẻ: “Trước đây, khi học tại Aptech - cơ sở 212 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp. HCM, mình được thực hành nhiều giờ trên lớp và tham gia làm 4 dự án phần mềm tại các kỳ. Vì thế, khi ra trường mình có thể tự tin làm các dự án từ nhỏ tới lớn”.

5 tuyệt chiêu đơn giản tìm trường học CNTT chuẩn mà nhất định bạn phải biết - Ảnh 1.

Theo chuyên gia CNTT trong ngành: để ra trường có thể làm được việc, một sinh viên cần ít nhất 400 giờ thực hành trên lớp, ngoài ra còn chưa kể đến những giờ thực hành thêm tại nhà.

Vì thế, nếu một trường chỉ có khoảng 200 giờ thực hành thì sinh viên sẽ thiếu trầm trọng khả năng làm việc thực tế.

Để biết một trường có chú trọng thực hành không, hãy xem lịch học cụ thể của từng trường về cách phân chia giờ học của họ.

Đầu tư Tiếng Anh và kỹ năng mềm

Hiện nay, tài liệu CNTT đều bằng tiếng Anh và đa phần các dự án ở Việt Nam chủ yếu là dự án nước ngoài. Muốn giỏi CNTT, thăng tiến trong công việc, bắt buộc bạn phải biết tiếng Anh.

Việc tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và cả đồng nghiệp, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đều phụ thuộc vào kỹ năng mềm như giao tiếp, lắng nghe - trình bày - giải thích vấn đề…

Vì thế, hãy chọn một trường chú trọng đầu tư vào 2 khoản này, đặc biệt là những trường hỗ trợ tuyệt đối cho việc nâng cao ngôn ngữ chuyên ngành và phát triển bản thân.

Hỗ trợ việc làm chuyên nghiệp

Dịch vụ hỗ trợ việc làm rất quan trọng. Nó tạo cho bạn một đích đến để yên tâm phấn đấu trong học hành mà không phải đau đáu lo tìm việc sau này.

Để biết một trường có hỗ trợ việc làm chuyên nghiệp, hãy xét theo những tiêu chí dưới đây: Một là, sinh viên trường đó có tỉ lệ việc làm khi ra trường cao; Hai là, trường đó có bộ phận hỗ trợ việc làm riêng biệt cho sinh viên; Ba là, trường đó có quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp và được ghi nhận uy tín trong Cộng đồng CNTT.

5 tuyệt chiêu đơn giản tìm trường học CNTT chuẩn mà nhất định bạn phải biết - Ảnh 2.

Aptech Job Fair - sự kiện Tuyển dụng CNTT quan trọng của sinh viên, là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và nhân sự CNTT trẻ trong những năm gần đây.

Giảng viên phải là chuyên gia trong ngành

CNTT là ngành mang tính thực hành cao, kiến thức chỉ là một phần, phần khác quan trọng hơn là bạn có được kinh nghiệm thực tế từ thầy của mình trong quá trình giảng dạy không?

Nếu muốn biết trường đó có chuyên gia thực thụ hay không, bạn nên tìm hiểu về thêm về giảng viên. Đừng để học vị làm “lóa mắt”, mà hãy xem giảng viên đó có bao nhiêu năm kinh nghiệm, từng ở vị trí nào trong các dự án thực tế.

Bạn nên tìm hiểu quy trình tuyển dụng và yêu cầu giảng viên của trường. Nếu tuyển dụng lại yêu cầu học vị cao thì khả năng lớn trường đó sẽ chú trọng vào lý thuyết nhiều.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày