39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi

Jia You, Theo Helino 02:28 06/11/2019

Dù vụ việc đã trải qua 2 thập kỷ, nhưng mỗi khi nhắc lại, cả người dân nước Pháp và Ý vẫn không thể quên được cảnh tượng hãi hùng vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn tại đường hầm Mont Blanc.

Nếu như mọi người được hỏi về việc cái chết nào là khủng khiếp nhất, chắc hẳn nhiều người mang trong mình rất nhiều suy nghĩ. Thậm chí có những người lên mạng và tìm kiếm những từ khóa có liên quan đến “cái chết đau đớn” nhất. Sau đó, họ có thể bắt gặp những kết quả như chết trên dao găm, ghế điện, chết đuối, hay thậm chí là chết cháy.

39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 1.

Tuy nhiên, mọi người sẽ không bao giờ tưởng tượng được trong lịch sử đã từng có một nhóm người bị chết cháy trong không gian chật hẹp với ngọn lửa hơn 1000 độ C. Điều kinh khủng hơn, ngọn lửa này đã cháy trong suốt 53 giờ đồng hồ và những gì còn lại chỉ còn là tro tàn cùng những thứ không thể tưởng tượng nổi. Vụ cháy kinh khủng trên đường hầm Mont Blanc ở Châu Âu vào 20 năm trước chính là minh chứng cho việc này.

Đường hầm Mont Blanc đi qua dãy núi Alps nối liền 2 nước Pháp và Ý có ý tưởng khởi công vào năm 1908. Tuy nhiên, thời điểm đó nó không được thực hiện vì tình hình hỗn loạn ở Châu Âu. Mãi đến năm 1959, đường hầm này mới khởi công và được đưa vào sử dụng lưu thông năm 1965. Toàn bộ đường hầm dài 11,6km và được xem là dự án giao thông đường bộ tuyệt vời vào thời điểm đó.

39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 2.

Vì đường hầm này nối liền giữa hai nước Pháp và Ý nên chính phủ cả hai đều rất coi trọng. Năm 1990, đường hầm này được cải thiện hạ tầng và nâng cấp lên với được thêm vào nhiều cơ sở an toàn mới. Chẳng hạn như cứ 600 mét sẽ có nơi trú ẩn chống cháy, có nhiều camera giám sát được lắp đặt và hệ thống phát hiện hỏa hoạn cũng được đưa vào sử dụng. Mọi thứ nghe có vẻ rất đáng mong đợi và giúp người dân củng cố niềm tin. Tuy nhiên, chuyện không muốn cũng đã xảy ra.

Vào ngày 24 tháng 3 năm 1999, theo quan sát từ camera trong đường hầm, vào lúc 10 giờ 46 phút sáng có một chiếc xe tải lớn đi từ Pháp sang Ý. Khi đi đến giữa đường hầm, tầm khoảng 6,7km, xe tải bất ngờ bốc cháy, tài xế lúc này cũng bắt đầu nhìn thấy chiếc xe phía trước cũng lóe lửa. Anh nhận ra có gì đó không ổn và nhìn thấy khói trắng bốc lên đằng sau xe từ gương chiếu hậu. Tuy nhiên, tài xế này không hề hoảng loạn. Anh đã dừng xe lại và lấy ra một bình chữa cháy và cố gắng dập lửa.

39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 3.

Trên thực tế, hỏa hoạn trên xe tải không phải là điều hiếm gặp trong đường hầm Mont Blanc. Cứ trung bình 2 năm thì sẽ có một vụ tai nạn như thế xảy ra và được giải quyết một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, lần này thì khác. Xe tải bốc cháy kia là xe chở bơ thực vật nên đám cháy không còn đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Với bình chữa cháy nhỏ bé trên xe, tài xế nhận thấy rằng mình không thể khống chế đám cháy kia đang ngày một lớn dần, anh đã tuyệt vọng và bỏ chạy.

Ngọn lửa ban đầu thiêu rụi một số đường dây điện chiếu sáng. Lúc này, đường hầm bắt đầu tối dần và khói từ đám cháy ngày càng dày đặc. Do đường hầm Mont Blanc là làn đường hai chiều nên mặt đường tương tối đẹp. Sau khi đám cháy bùng phát, hệ thống báo cháy không khởi động kịp, nên vẫn còn nhiều phương tiện không biết đang xảy ra chuyện gì. Sau vài phút trôi qua, đường hầm càng trở nên tối tăm hơn, hàng trăm chiếc xe qua lại hỗn loạn hòa theo đám khói mù mịt.

39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 4.

Theo các nhân chứng khi đó, đường hầm tối om, những chiếc xe phía sau nghĩ rằng phía trước có công trình đang thi công hoặc vì lý do giao thông đường bộ thường gặp nào đó, nhưng sau đó họ đã nghe được một tiếng động rất lớn. Đó là âm thanh của lốp xe bị đốt cháy. Từ lúc này, cảnh tượng hãi hùng bắt đầu xảy ra trong đường hầm.

Đội cứu hỏa của Ý đã nhanh chóng nhận thông báo và có mặt tại hiện trường nhưng vì ngọn lửa quá lớn, họ không thể đến gần vì vậy chỉ có thể giải cứu một số người bị mắc kẹt và sơ tán một cách nhanh chóng. Mặt khác, lối vào nước Pháp đã bị bao phủ bởi làn khói bởi vì chỉ có thông gió từ lối vào Ý, nên những người đi đến Pháp đã bị mắc kẹt. Một số người còn bất chấp bỏ xe và chạy trốn, có nhiều người sống sót, nhưng hầu hết đều miễn cưỡng chấp nhận mọi rủi ro nhưng ngồi trong xe đóng cửa ngăn khói độc và chờ cứu hộ đến giải cứu. Tuy nhiên, phép màu đã không xảy ra.

39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 5.

Được biết, khi công trình này được xây dựng, kiến trúc sư có thể dự trù rằng đường hầm có thể chịu đựng sức nóng 800 độ C, cháy trong khoảng 4 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, lần này, một chiếc xe tải chở bơ thực vật đã bốc cháy kéo dài trong 53 giờ đồng hồ và tạo ra nhiệt độ lên tới 1200 độ C đã khiến tình hình vượt khỏi sự tưởng tượng của mọi người.

Trong vụ hỏa hoạn thảm khốc này có 50 người bị mắc kẹt, 11 người trong số đó đã trốn thoát thành công, số còn lại chỉ là đống tro tàn. Đội cứu hỏa của cả hai nước đã mất 5 ngày mới dập tắt được đám cháy kinh khủng kia. Trên thực tế, bản chất của vụ tai nạn có liên quan đến xe container.

39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 6.
39 người bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn đường hầm Châu Âu: Ngọn lửa 1200 độ C kéo dài 53 tiếng từ xe chở bơ thực vật để lại nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 7.

Được biết, ban đầu đường hầm Mont Blanc chỉ thiết kế để đáp ứng nhu cầu giao thông cho xe tải nhẹ. Nhưng cuối những năm 1990, xe container đã trở nên phổ biến và nhiều loại dễ bốc cháy. Mặc dù đường hầm đã được nâng cấp về sự an toàn nhưng vẫn không tránh khỏi được thảm họa. Sau vụ tai nạn, cả Ý và Pháp đã quyết định đóng cửa đường hầm này để sửa chữa kéo dài trong 3 năm và tốn hơn 300 triệu Euro (khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng).

(Nguồn: Zhihu)