11 phong cách “thật sự khác biệt” của Steve Jobs

Zen, Theo 00:00 08/10/2011

Đây cũng là chìa khóa biến Apple trở thành tập đoàn công nghệ đáng ngưỡng mộ nhất thế giới.

Sau 14 năm, từ một công ty đang đứng bên bờ vực phá sản, dưới sự điều hành của “thầy phù thủy” Steve Jobs, Apple đã chuyển mình mạnh mẽ và trở thành gã khổng lồ số một làng công nghệ. Thành tích ấy có được nhờ lối suy nghĩ hiện đại, khác biệt và đôi khi gây tranh cãi của ngài CEO.
 
1. Cộng tác với đối thủ
 
Việc cộng tác giữa những tập đoàn cùng lĩnh vực như Pepsi và Coca-Cola, Verizon và AT&T giống như điều không tưởng. Vậy mà năm 1997, Apple khẳng định dự án hợp tác với đối thủ Microsoft tại Macworld Expo, khiến dân tình ngỡ ngàng toàn tập.
 
 
Sau 12 năm thua lỗ, Steve Jobs cần thêm tiền vốn cho Apple. Và nhanh chóng, bác ấy tìm đến Bill Gates, người đã chi 150 triệu USD đầu tư vào Apple.
 
Kỷ nguyên tranh đấu giữa Apple và Microsoft đã chính thức khép lại”, Steve Jobs tuyên bố. “Tất cả vì sức khỏe của Apple, nhằm giúp Apple có thể tiếp tục đóng góp những giá trị đáng kinh ngạc cho ngành công nghiệp thế giới và thịnh vượng trở lại”.
 
2. Tạo nên những sản phẩm “sexy”
 
Là nhà kinh doanh tuyệt vời, Steve Jobs hiểu rõ tầm quan trọng của tính thẩm mỹ. Chú ấy nhận thấy những sản phẩm cộp mác Apple trông thật lỗi thời.
 
 
Năm 1998, Steve Jobs triệu tập một cuộc họp tại Apple và phát biểu: “Các bạn biết chuyện gì đang xảy ra tại công ty này không? Sản phẩm của chúng ta quá tệ - không hề có chút hấp dẫn nào cả”.
 
Và tính đến nay, Apple thực sự đã tạo nên những “bom tấn” thời trang đầy thú vị: từ chiếc iMac màu sắc cho đến máy tính bảng iPad bóng bẩy, tuyệt đẹp.
 
3. Thay đổi tầm nhìn và chiến lược kinh doanh
 
Apple khởi đầu là công ty chuyên về máy tính, nhưng Steve Jobs hiểu rằng muốn thành công thực sự thì cần mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình.
 
 
Bởi vậy, Apple bắt đầu chuyển hướng sản phẩm vượt ra ngoài máy tính, bằng việc phát hành lần lượt Final Cut Pro, máy nghe nhạc iPod, iPhone, iPad... Ngoài ra, chú ấy cũng đổi tên công ty từ Apple Computer thành Apple vào năm 2007, nhằm biểu đạt tầm nhìn mới rộng lớn hơn.
 
4. Tạo ra các giải pháp để phá bỏ rào chắn
 
Những nhà phân phối không đặt sản phẩm của Apple vào một vị trí xứng tầm. Và giải pháp của Steve Jobs có tên gọi Apple Store. Được xây dựng khắp nơi trên thế giới, mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ rất thành công và được coi như “người tình của ngành công nghiệp bán lẻ máy tính”.
 
 
5. Cho khách hàng biết họ muốn gì
 
Steve Jobs không chủ trương phục vụ nhu cầu của đám đông khách hàng. Thay vào đó, bác ấy cho người dùng biết cái mà họ cần trước khi họ biết mình đang muốn gì.
 
Apple đã tạo nên kỷ lục thật tuyệt vời khi làm nên những thứ mà mọi người thèm muốn và khiến họ mua những thứ tưởng như chẳng cần thiết”, Carl Howe – giám đốc bộ phận nghiên cứu khách hàng tại tập đoàn Yankee Group cho biết.
 
 
Năm ngoái, khi iPad được công bố, nhiều người thậm chí đã cười nhạo. Nhưng thực tế, con số hàng chục triệu chiếc máy tính bảng xuất xưởng quả rất tuyệt vời đấy chứ?
 
6. Kết nối mọi thứ
 
Apple phát hành sản phẩm của mình và sáng tạo thêm những kết nối cần thiết. Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa iPod và iTunes, trong khi iPad và iPhone có chung kho ứng dụng App Store.
 
 
Chính Steve Jobs từng khẳng định: “Sáng tạo là sự kết nối mọi thứ”. Còn Apple đã chứng minh bài toán: “Phép cộng gộp luôn mạnh hơn là khi chúng đứng riêng rẽ”.
 
7. Đừng thuê những nhân viên thiếu sáng tạo
 
Không chỉ những sinh viên tốt nghiệp đàng hoàng như Ivy League mới đủ điều kiện làm việc tại công ty. “Một phần những gì khiến Macintosh trở nên tuyệt vời chính là những con người làm việc tại đây. Họ là những nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học, nhà sử học. Nhưng đồng thời, họ cũng là những nhà khoa học máy tính tốt nhất trên thế giới”, Steve Jobs chia sẻ.
 
 
8. Khuyến khích suy nghĩ khác biệt
 
Chiến dịch quảng cáo “Think Different” (Suy nghĩ khác biệt) vào cuối thập kỷ 90 nằm trong số những dự án hiệu quả nhất mọi thời đại. Chúng khuyến khích sự đổi mới và tái tạo, cũng chính là những gì mà Apple vẫn đang theo đuổi ngày nay.
 
 
9. Không phức tạp
 
Đơn giản là điều tuyệt vời nhất. Nhà thiết kế nổi tiếng của Apple, Jonathan Ives cũng khẳng định chiến lược này: “Chúng tôi luôn cố gắng để tạo ra một giải pháp vô cùng đơn giản, bởi vì chúng tôi đã hiểu quá rõ bản chất của sự vật”.
 
 
10. Bán giấc mơ chứ không phải sản phẩm
 
Steve Jobs rất giỏi trong việc làm mọi người đắm chìm vào cảm xúc. Khách hàng không chỉ mua sản phẩm, họ cần những gì mà chúng đại diện. Hãy nhớ rằng, chìa khóa thành công là những thiết bị khiến người dùng muốn gắn bó.
 
 
11. Tin vào chính mình
 
Steve Jobs, trong một bài phát biểu từng nói: “Hãy mạnh dạn làm theo trái tim và trực giác của bạn. Bởi vì chính chúng mới biết điều mà bạn thực sự muốn trở thành”.
 
 
 
Huyền thoại Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại thành phố San Francisco, bang California, Hoa Kỳ. Thuở nhỏ, ông được nhận nuôi trong 1 gia đình trung lưu Mỹ và sống tại thung lũng Silicon ngày nay.
 
Steve Jobs gặp Steve Wozniak (đồng sáng lập Apple) khi còn đi học. Wozniak lớn hơn Jobs và học khóa trên tại trường Homestead High.
 
Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ đồng sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên là máy tính cá nhân Apple I.
 
Năm 1983, Steve Jobs quyết định rời khỏi Apple và thành lập công ty NeXT Computer.
 
Năm 1996, Apple tuyên bố mua lại NeXT với mức giá 429 triệu USD, dọn đường cho việc Steve Jobs quay trở về lãnh đạo đế chế "táo khuyết".
 
Tháng 8/2011, Steve Jobs thôi giữ chức CEO, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận chủ tịch hội đồng quản trị.
 
Ngày 4/10/2011, Steve Jobs đột ngột qua đời ở tuổi 56.
 
Steve Jobs đứng trên trong 230 bằng sáng chế các loại, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể tên rất nhiều sản phẩm "bom tấn" cộp mác Steve Jobs như iPhone, Macbook, iPad, iMac, hệ điều hành MAC OS...