Michael Burdge và Julia Mesner Burdge là cặp đôi từng chu du nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng, trong chuyến đi đến Việt Nam vào năm 2017, một việc diễn ra đã khiến họ quyết định dừng chân tại đây trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Và cũng chính tại Việt Nam, đôi vợ chồng trẻ đã sáng lập Zero Waste Saigon, một tổ chức hoạt động
“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 1.
Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1. Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1. Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.
“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 3.
“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 4.
“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 5.
“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 6.

Năm 2017, Michael và Julia có dịp đến Hồ Tràm thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam để du lịch. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị khi du khách có thể leo núi để tham quan các ngôi đền nằm giữa rừng xanh. Dọc đường đi, đôi vợ chồng có cơ hội nhìn thấy nhiều cảnh đẹp, nhưng hình ảnh gây ám ảnh nhất chính là một chú khỉ con đang vô tư ăn bao nylon, trong lúc khỉ mẹ ngay bên cạnh lại không biết việc gì đang xảy đến với con mình. Sự việc này đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của Julia khi cô lúc bấy giờ đã là mẹ của một bé trai hai tuổi. Nhưng trên hết, cô cảm thấy bất lực vì hiểu rằng mình chẳng thể làm được gì trong trường hợp này, vì kể cả khi cô làm gì đi chăng nữa thì ngày mai vẫn sẽ có các chú khỉ khác nhặt những miếng bao nhựa về ăn. Suy nghĩ đó đã khiến Julia cùng chồng mình là Michael quyết định tìm hiểu thêm về vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam cũng như phương thức khắc phục tình trạng này.

“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 7.

Vốn sinh ra và lớn lên ở nơi có chính sách hạn chế nhựa nghiêm ngặt là Mỹ và Pháp, Michael và Julia đã có sẵn những hiểu biết và nhận thức nhất định về tác hại của nhựa đến môi trường xung quanh. Chính vì vậy, cặp đôi gặp khá nhiều bỡ ngỡ khi mới đặt chân đến Việt Nam. “Việt Nam là nơi có nhiều rác thải nhựa hơn những nơi chúng tôi đã từng sống rất nhiều. Không nói rác thải sinh hoạt, kể cả những hoang sơ cũng bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa.”, hai vợ chồng chia sẻ. Từ suy nghĩ đó, họ đã lập nên Zero Waste Saigon, một dự án bắt đầu đơn giản bằng việc Julia lập nhóm trên Facebook để kết nối, tìm kiếm những người có cùng mối quan tâm. Tuy nhiên chỉ sau một tháng, nhóm đã có hơn 1.000 thành viên. Tổ chức Zero Waste Saigon đã ra đời như vậy, đi từng bước nhỏ với sứ mệnh giảm thiểu rác thải nhựa, trả lại vẻ đẹp cho Việt Nam.

“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 8.

Theo báo cáo của Liên Hiệp quốc vào năm 2015, có 500 tỷ túi nhựa đang được tiêu thụ trên toàn thế giới, và sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 4 toàn cầu trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa với việc xả thải hơn 1,8 triệu tấn mỗi năm. Rác thải nhựa có rất nhiều loại, vậy chúng ta sẽ bắt đầu loại bỏ chúng từ đâu? Michael và Julia đã bắt đầu bằng thứ đơn giản và gần gũi nhất: chiếc ống hút nhựa. Bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài, gọi một ly nước, bạn đều có thể thấy chiếc ống hút nhựa được cắm vào ly của mình. Một thứ tưởng như vô hại nhưng lại có hậu quả nghiêm trọng, vì hầu hết những chiếc ống nhỏ bé này không thể tái chế mà bị ném thẳng xuống biển.

img
img
img
img
img

Nhóm Zero Waste đã nhận ra điều đó, và muốn cùng mọi người thay đổi thói quen ngưng dùng ống hút nhựa. “Nhưng nếu vậy thì chúng ta sẽ dùng gì để thay thế?”. Ai cũng hiểu chúng ta cần phải bảo vệ môi trường, cần phải giảm thiểu sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, nếu không tìm được vật liệu để thay thế nhựa, nguyên liệu được đánh giá hàng đầu về sự tiện lợi và cần thiết, thì phong cách sống “Zero Waste” sẽ mãi chỉ là lý thuyết suông.

“Việc tìm nguồn cung cho sản phẩm là phần khó khăn nhất. Chúng tôi không có nhiều giải pháp khả thi, vì vậy phải đi tìm nguồn cung phù hợp.”, Michael bộc bạch. Với tư cách người đồng sáng lập Zero Waste Saigon, chàng trai người Pháp đã cùng vợ mình tìm khắp các tỉnh thành Việt Nam có nguyên liệu sản xuất ống hút tre.

“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 10.

Bên cạnh đó, các loại ống hút thân thiện với môi trường khác như ống hút inox, ống hút thủy tinh và ống hút cỏ bàng cũng được rất nhiều nhà hàng, doanh nghiệp ưa chuộng. Như vậy, ngoài ống inox được sản xuất tại Trung Quốc, các loại ống hút còn lại đều có nguyên liệu từ Việt Nam, cụ thể như ống thủy tinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, ống cỏ bàng ở Long An, ống hút tre ở Hà Nội.

Tất cả các sản phẩm này đều do Julia và Michael đến kiểm tra chất lượng, đảm bảo chúng được sản xuất theo phương pháp hữu cơ và nguyên liệu được trồng một cách bền vững. Việc mua các sản phẩm này còn giúp cho nông dân Việt Nam có thêm thu nhập, thậm chí còn giúp bảo tồn hệ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu đầu tư về kỹ thuật, sản xuất đều theo số lượng lớn thì có thể xuất khẩu, biến ống hút cỏ bàng trở thành đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 11.

Nhận xét về các chiến dịch bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay, Michael Burdge đánh giá cao những nỗ lực và hoạt động tích cực của các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, về mặt tổng quan, đa số những chiến dịch hiện nay tập trung vào việc thu dọn rác ngoài vỉa hè, ngoài bãi biển hơn là tư duy giảm thiểu rác thải. Anh chia sẻ triết lý hoạt động của tổ chức chính là “Nếu có một cơn lũ, chúng ta nên ngăn lũ trước khi dọn dẹp đống đổ nát. Nếu có nước tràn ra nhà, chúng ta nên vặn tắt vòi nước trước khi lau sàn.” Như vậy, định hướng mà cả Michael, Julia và cả Zero Waste Saigon đang nhắm đến chính là nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng.

Tại Việt Nam, việc sử dụng đồ nhựa đã trở thành một lẽ thường tình, hiển nhiên đến mức có rất nhiều người không nghĩ hoặc không quan tâm những tác hại do đồ nhựa mang lại. Hiện nay, do mức sống của người dân Việt Nam còn thấp, việc thực hiện Zero Waste khá khó khăn và chắc chắn không thể thay đổi trong một sớm, một chiều. Tuy nhiên, nếu nhận thức của người dân được thay đổi, đây hoàn toàn có thể trở thành một trào lưu và phong cách sống trong tương lai. Khi đến trao đổi với các bạn học sinh, sinh viên về cách giảm thiểu rác thải nhựa, bài học quan trọng nhất luôn được Michael nhắc đến chính là hướng dẫn họ cách chủ động nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần. Chi một câu “Làm ơn đừng cho ống hút nhựa vào ly của tôi”, người nói đã góp phần giảm thiểu một phần rác thải nhựa. Chỉ một lời từ chối, chúng ta đã chính thức tham gia phong trào Zero Waste.

img
img

Bên cạnh đó, Michael và Julia còn ấp ủ nguyện vọng muốn đào tạo giáo viên người Việt Nam để có thể lan tỏa các giá trị của Zero Waste bằng chính tiếng Việt. Sau khi được đào tạo kỹ năng, những giáo viên này sẽ đến các trường học và các doanh nghiệp, hướng dẫn họ làm thế nào không lãng phí nguyên liệu hay giảm thiểu tác động tiêu cực của cá nhân đến môi trường. Sau khi làm việc với các giảng viên trường học hoặc chủ doanh nghiệp, đội ngũ giáo viên từ Zero Waste sẽ đặt vấn đề nếu họ muốn giảm lượng chất thải nhựa. Nếu phía bên kia nói có, tổ chức sẽ đồng hành mở các khóa học và lên kế hoạch giảm bớt rác thải của họ.

Sau hàng loạt cuộc điện thoại hẹn gặp các chủ doanh nghiệp, nhà hàng để lan tỏa các giá trị của phong cách Zero Waste, Michael không giấu được nét mặt mệt mỏi, lo âu. Tuy nhiên, khi được hỏi về ý nghĩa những việc mình đang làm, chàng trai Pháp sống ở Việt Nam chưa được một năm lại tràn đầy năng lượng: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là bán được càng nhiều hàng càng tốt, mà là tạo tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất có thể. Nhiệm vụ của chúng tôi là giảm lượng chất thải nhựa tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi không cố gắng bán nhiều sản phẩm nhất có thể nhưng cố gắng giảm lượng nhựa càng nhiều càng tốt mà không bị phá sản. Cho dù điều đó khó khăn cho chúng tôi về tài chính, chúng tôi thực sự thích những động thái tích cực cho hệ thống sinh thái vào lúc này.”

Có rất nhiều vấn đề về môi trường cần được giải quyết, giảm thiểu rác thải nhựa chỉ là bước đầu tiên của Michael và Julia. Khi mọi thứ đã ổn định, họ sẽ tiếp tục với các dự án ngăn chặn biến đổi khí hậu - một vấn đề lớn hơn rất nhiều. Tuy vậy, đúng như phong cách sống Zero Waste, chỉ cần bắt đầu từ những bước đơn giản nhất, con người hoàn toàn có thể thay đổi được tương lai của mình. Khi đã có động lực từ cộng đồng, không chỉ riêng Zero Waste Saigon mà các tổ chức bảo vệ môi trường khác hoàn toàn có thể tác động tới chính phủ để những chính sách cấm rác thải nhựa được ban hành.

“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 13.

Anh Trần Đình Huy, chủ nhà hàng Rice Field Saigon cho biết: “Rice Field Saigon thiên về các nét đồng quê Việt Nam nên tôi chuộng các sản phẩm tự nhiên chứ cũng không muốn liên quan đến nhựa, nhất là những sản phẩm nhựa chỉ sử dụng được một lần. Trước ống hút cỏ bàng, nhà hàng cũng sử dụng ống hút rau muống tự làm nhưng không bền vững. Tôi cũng đã tìm nhiều nguồn thay thế nhưng mãi đến khi gặp Michael và Julia thì mới có được nguồn cung ổn định.

So với ống hút nhựa, giá tiền của một ống hút cỏ bàng đắt hơn đến sáu lần. Nhưng kể từ khi đổi sang dạng ống hút này, tôi mới nhận thấy một ngày nhà hàng mình tiêu thụ nhiều ống hút như thế nào, trung bình chắc cũng gần 200 cái. Ống hút nhựa rất rẻ nên mình có thể thoải mái, nhưng khi đổi sang dạng khác có kinh phí cao thì tôi phải tính toán cho hợp lý.

“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 14.

Hiện nay, đa số người Việt Nam vẫn chưa quan tâm, chưa phân định được tại sao mình phải tìm sản phẩm thay thế hay tác hại của ống hút nhựa đến môi trường như thế nào. Ngay với khách hàng của tôi, những khách nước ngoài trân trọng và hứng thú với ống hút cỏ, ống hút rau muống vì họ đã nhận thức việc hạn chế nhựa sử dụng một lần. Còn với khách Việt Nam, họ chỉ đơn giản nghĩ đây là một concept thú vị, lạ, nhìn hay hay để chụp hình check-in chứ chưa thật sự hiểu được ý nghĩa đằng sau.

Đương nhiên ống hút nhựa vẫn tiện hơn, dễ sử dụng hơn, giá tiền cũng rẻ hơn nữa, nên nếu nghĩ về phía kinh tế thì chắc chắn lợi hơn. Tuy nhiên khi nghĩ về giá trị cộng đồng, về môi trường, cái sự lâu dài và bền vững thì đó là vấn đề khác. Tôi không hưởng lợi gì từ việc sử dụng ống hút cỏ bàng, nhưng với tư cách là chủ doanh nghiệp, tôi muốn đóng góp một phần nào đó trong việc thay đổi nhận thức của người Việt Nam.”

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1. Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.
“Zero waste”: khi cuộc sống thay đổi từ hành động đơn giản nhất - Ảnh 16.
Minh Nhân - Mỹ Anh - Nguyên Nhi
Quý Nguyễn - Quỳnh Trân - NVCC
Nhật Ánh - Huy Hoàng
Theo Trí Thức Trẻ29.9.18