Sinh mổ không phải lúc nào cũng là một lựa chọn, có những khi sinh mổ là bởi tình thế bắt buộc mẹ. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, bác sĩ chỉ định mẹ phải được mổ. Mẹ luôn mong mình có thể sinh thường để hệ hô hấp, miễn dịch của con được tốt hơn. Nhưng, trong trường hợp của những mẹ như mẹ con mình, mẹ không thể làm được điều đó. Nỗi lo lắng của mẹ nhiều thêm. Mẹ cần phải mạnh mẽ hơn nữa, để bảo vệ con vẹn tròn. Sinh mổ đơn giản mà? Chẳng đau đớn gì? Tiêm gây tê là chẳng biết gì nữa? 30 phút hơn là được gặp con rồi? Ai cũng nghĩ thế, ai cũng tưởng thế! Nhưng, sinh mổ nào có dễ dàng như những gì người ta vẫn nghĩ, vẫn nói. Sinh mổ vốn dĩ rất dễ nhiễm trùng sản khoa, vết mổ, tử cung, bàng quang, thận đều có nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu. Thời gian hậu phẫu khi thuốc tê hết đi, nào có ai không đau trước đường rạch ngang bụng dài đến cả một gang tay như thế? Đến khi vết sẹo liền lại rồi, mẹ vẫn còn đau mỗi khi ngồi dậy nhanh, vẫn đau khi vận động mạnh. Sinh mổ là một sự đánh đổi sức khoẻ của mẹ, nhưng vì an toàn cho cả hai, mẹ vẫn phải chấp nhận.
Mỗi lần bước vào phòng sinh, là một lần mẹ chấp nhận đối diện với các thử thách lớn lao và thiêng liêng. Chẳng thể so sánh người mẹ sinh thường hay người mẹ sinh mổ, ai là người hi sinh nhiều hơn, ai là người yêu thương con nhiều hơn. Bởi đã làm mẹ, thì ai cũng như ai, ai cũng coi con là bảo bối, là thiên thần của mình. Những mẹ sinh mổ như mẹ, có nhiều hơn một kỷ niệm riêng nhất với em bé của mình, đó chính là vết sẹo dài ngang bụng kia. Vết sẹo đó, mẹ chẳng muốn xóa đi. Bởi vết sẹo đó là một kỷ niệm, một minh chứng cho rất nhiều can đảm, rất nhiều yêu thương và cả là lời nhắc nhớ, bảo vệ con một đời, từ ngày con và mẹ, mình gặp nhau, lớn lên bên nhau.
Mẹ đã khóc trên giường mổ khi những cơn gò bắt đầu gần nhau hơn, vì mẹ sợ, sợ lắm. Gây tê có thể làm mẹ tạm thời mất đi cảm giác đau, nhưng mẹ vẫn sợ, nếu lỡ có điều không suôn sẻ, sợ con sinh ra không được khỏe mạnh như những bạn nhỏ khác… Nhưng rồi, mẹ tưởng tượng về giây phút được gặp con sắp tới, điều đó làm mẹ có thể bình tĩnh dần và can đảm hơn. "Chào bé yêu, mẹ là Mỹ Hạnh, mẹ của con đây!" chính là câu đầu tiên mẹ nói với con vào khoảnh khắc lần đầu mình gặp nhau ấy.
Nhớ lại những năm đầu, con hay ốm nên cả nhà suốt ngày thay nhay bồng bế con đi thăm khám. Mẹ tìm hiểu thì mới biết vì con không nhận được những lợi khuẩn từ mẹ qua đường sinh thường nên con đối diện với nguy cơ hệ miễn dịch kém hơn. Những lúc thức xuyên đêm "canh" con sốt, vừa tranh thủ làm việc vừa chăm con, mẹ thấy mình thật sự trưởng thành, mạnh mẽ lên rất nhiều. Mỗi lần nhìn vết sẹo trên bụng, rồi lại nhìn em bé của mẹ, mẹ lại tự nhắc nhở mình, "Hạnh, can đảm lên, để bảo vệ con cả đời này".
Mẹ chưa bao giờ nghĩ mình là người mạnh mẽ. Ngay từ lần đầu mang thai, mẹ đã được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Lúc đó, mẹ chỉ biết trấn an mình: "Phương, phải đứng dậy, mạnh mẽ lên và phải bình tĩnh. Con cần mình hơn ai hết", và rồi, mẹ con mình an toàn gặp nhau.
Đến em bé thứ hai, với nhiều lo lắng về tiền sử thai kỳ, những suy nghĩ cứ chạy qua chạy lại như điện trong tâm trí mẹ. Động thai khi mẹ đang ở Thái, bắt buộc phải sinh con ngay trên đất khách, không thể giao tiếp với bác sĩ, một lần nữa mẹ phải tự trấn an mình rất nhiều. Lần sinh này khó khăn hơn mẹ tưởng tượng rất nhiều vì phải một ngày sau, mẹ mới được gặp con vì con được các y bác sĩ chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt. Khoảnh khắc tận mắt nhìn thấy con, được ôm con trong ngực mình mẹ mới thật sự thở phào nhẹ nhõm. "Phương, mình thật giỏi, thật mạnh mẽ, cuối cùng thì mình đã làm được, em bé đã bình an chào đời!"
Cũng giống lần sinh mổ trước, con cũng không được khoẻ vì không nhận được lợi khuẩn từ đường sinh thường. Mẹ thật sự đã lục tung kiến thức từ mạng internet, những bài viết, hỏi các chuyên gia những thông tin về chăm sóc hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và tăng cường đề kháng cho các con. Hành trình lớn lên cùng các con của mẹ là một hành trình nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên, đến giờ này, mẹ cũng rất tự hào vì mình đã luôn mạnh mẽ.
Sinh con, mớ kiến thức mà mẹ học được bằng cả mười mấy năm đi học cộng lại. Tranh thủ mỗi khi con êm giấc, mẹ đọc thêm chút thông tin, góp nhặt từng đoạn kiến thức, từng mẹo chăm sóc và xây dựng đề kháng của con sinh mổ. Mẹ tự nhủ, ngay trong những năm đầu đời, mẹ phải bảo vệ con thật tốt, xây dựng hàng rào miễn dịch cho con thật khoẻ mạnh để bù lại những bất lợi do sinh mổ. Và vì thế, mẹ luôn tìm hiểu, học hỏi những phương pháp chăm sóc con mới, những kiến thức mới về dinh dưỡng.
Con giờ đã cứng cáp, và khoẻ mạnh hơn nhiều, kiến thức, kinh nghiệm mà mẹ thu thập được đã phát huy tác dụng. Vết sẹo của mẹ giờ đã lành, mờ đi nhiều, nhưng vẫn hằn rõ, như một lằn ranh. Mẹ vẫn thường đặt tay lên lằn ranh ấy và mỉm cười thật hạnh phúc khi ngắm nhìn con bây giờ. Con hãy cứ lớn lên bình an nhé, vì mẹ luôn ở bên cạnh, bảo vệ con cả đời.
Mỗi người mẹ sinh mổ đều mang trên mình một vết sẹo ngang bụng dài ngắn khác nhau, đậm hay nhạt, mờ hay rõ cũng khác nhau. Nhưng vết sẹo là một dấu ấn, một lời nhắc nhở, một niềm tự hào rằng mẹ đã mạnh mẽ như thế, kể từ khi có con. Vết sẹo ấy như một hình xăm tạo bởi tình yêu, độc nhất vô nhị với mỗi người mẹ.
Vết sẹo đó còn nhắc mẹ rằng, con được sinh mổ nên đề kháng non yếu hơn con sinh thường và nguy cơ này kéo dài đến tận 5 tuổi. Điều này là vì hệ miễn dịch của con khi được sinh mổ không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi từ đường sinh thường, cơ thể con không được nhận lợi khuẩn tự nhiên ngay từ khi sinh ra nên hệ miễn dịch của con phát triển chậm trễ hơn. Ngoài ra, con sinh mổ còn có nguy cơ loạn khuẩn cao hơn (có hơn 80% hại khuẩn so với trẻ sinh thường). Vì thế, mẹ càng phải tăng cường bảo vệ con nhiều hơn, vì em bé của mẹ cần có một nền tảng sức khoẻ mạnh mẽ, làm tiền đề phát triển vững vàng cho con sau này.
Sau quá trình tìm hiểu, chắt lọc thông tin và được bác sĩ tư vấn, mẹ biết rằng dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng để con phát triển khoẻ mạnh và sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chuẩn vàng, tốt nhất cho sức khỏe của con sinh mổ. Cân nhắc khi sử dụng nguồn dinh dưỡng tiến đến tiêu chuẩn vàng như một tấm giáp vững vàng bảo vệ đề kháng cho con là cách mà mẹ lựa chọn để bảo vệ bé yêu của mình.
Trong số các nguồn dưỡng chất mà con cần thì HMOs có lẽ là một trong những nguồn dưỡng chất quan trọng nhất, bởi nó có nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo.
70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột, vậy nên hệ tiêu hoá của con khoẻ mạnh là đã gần như đảm bảo tăng cường hệ miễn dịch cho con rồi. Vì vậy, mẹ chọn bổ sung bộ đôi Probiotics BB-12 và Nucleotides cho hệ tiêu hoá của con khoẻ mạnh hơn. Probiotics BB-12 là một loại lợi khuẩn giúp hỗ trợ đường tiêu hoá và tăng cường miễn dịch hiệu quả, đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh an toàn. Cùng với Nucleotides là một thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ tiêu chảy, và giúp phát triển hệ miễn dịch. Bộ đôi này cũng là lá chắn vững vàng, che chở, bảo vệ, tăng sức đề kháng cho con sinh mổ.
Hiểu hết những điều này, nên mẹ xác định được chính xác nguồn dinh dưỡng mà con cần một cách dễ dàng. Mẹ tin tưởng và lựa chọn Thực phẩm bổ sung cho trẻ 2- 6 tuổi: Similac Total Protection 4 với công thức hỗ trợ miễn dịch vượt trội chứa hàm lượng 5HMOs cao hàng đầu thế giới (*), HMO ngăn ngừa mầm bệnh, Probiotics BB-12 và Nucleotides hỗ trợ sức khỏe và hệ tiêu hóa, cùng với đó là và 10 dưỡng chất cho trí não giúp phát triển trí não con.
Mẹ Phương Min lựa chọn Similac Total Protection 4 đồng hành cùng con bổ sung dinh dưỡng vì "Mình được biết, Similac Total Protection 4 được bổ sung 5HMOs với hàm lượng cao hàng đầu (*), trong đó, có HMO đã được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp(2). Bên cạnh đó, thành phần Nucleotides có trong Similac Total Protection 4 cũng giúp con phát triển hệ miễn dịch tự nhiên một cách mạnh mẽ hơn, hỗ trợ con sản xuất kháng thể nhiều hơn sau khi tiêm vaccine (3). Mình tin rằng đây sẽ là giáp vàng bảo vệ hệ miễn dịch của con cũng như nhiều bé sinh mổ khác qua nguồn dinh dưỡng bổ sung này".
"Mình lựa chọn Similac Total Protection 4 cho con là vì có chứa thành phần lợi khuẩn BB-12, giúp hệ tiêu hóa con hoạt động tốt hơn. Probiotics BB-12 cũng đã được chứng minh lâm sàng giúp phát triển các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của con (4). Lúc đầu, mình cho con uống thử 1 tuần trước xem phản ứng của con như thế nào và rất khả quan, con không còn tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ọc sữa nữa. Ai làm mẹ cũng đều biết, con không hợp là mẹ nhận ra ngay thôi. Mình cũng tìm hiểu kỹ, thấy hệ chất béo của Similac Total Protection 4 là hệ chất béo không dầu cọ mà chỉ thuần dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu dừa nên giúp con hấp thu canxi và chất béo tốt hơn (5), con đi ngoài mềm hơn, dễ hơn. Bé sinh mổ như bé nhà mình, hệ tiêu hóa còn đang hoàn thiện nên thật sự con tiêu hóa dễ dàng mình rất mừng. Tính đến giờ con đã uống được 7 tháng rồi, cân tăng nhẹ, ăn uống vui vẻ hơn, tối ngủ ngon hơn, con khoẻ mạnh, vui vẻ khám phá các hoạt động bên ngoài. Mình rất vui vì cải thiện tiêu hoá, miễn dịch của con cũng tốt dần lên", mẹ Trinh Eli chia sẻ về trải nghiệm đồng hành cùng Similac Total Protection 4 của 2 mẹ con.
Bé yêu của mẹ, mai này con lớn mẹ sẽ kể con nghe về kỷ niệm đẹp của riêng mẹ con mình, và vết sẹo này chính là sự mạnh mẽ đến cùng của mẹ, là cam kết bảo vệ con suốt đời. Rồi con sẽ cảm nhận được, mẹ đã bảo vệ con bằng tất cả những gì mẹ có, và bằng nguồn dinh dưỡng chuẩn vàng của Similac Total Protection 4 nuôi dưỡng nền tảng vững vàng cho con.
(*) Khảo sát Mintel 3/2023, trên cơ sở dữ liệu GNPD.