“Tôi khóc những chân trời không có người bay Lại khóc cho những người bay không có chân trời…”.

Trong bài “Thơ Mini” của mình, nhà thơ nổi tiếng Trần Dần từng viết như thế. Và cho tới tận bây giờ, với những người trẻ yêu nghệ thuật, câu thơ ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị! Không có khoảng trời rộng thì quả thực khó mà “bay”, càng không thể thăng hoa với những gì mà mình theo đuổi, đam mê. 

Nhưng ở thời đại ngày nay, chân trời luôn rộng mở phía trước, tuổi trẻ phơi phới, thanh xuân lồng lộng, ấy thế mà, người ta đôi khi vẫn chẳng chịu bay!

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 1.

Làm điều mình yêu, ai mà chẳng thích, vậy thì điều gì cản trở những mơ ước, cơn bão nào đánh bạt những cánh chim?

Phải thừa nhận, ở Việt Nam, vùng trời sáng tạo có, nhưng đôi khi vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều bão giông, khiến những cánh chim muốn cất bay mà lại mỏi cánh! 

Đó là những khó khăn khi dung hòa giữa cái tôi cá nhân của người làm nghệ thuật và sự đón nhận của công chúng. Hay là những rào cản về tư duy của thế hệ đi trước, bởi có một sự thật, những người trẻ theo đuổi nghệ thuật với tư duy khác biệt, cái tôi độc đáo đôi khi lại bị cho là “điên rồ, lập dị”. Bởi đến cuối cùng, trong mắt phụ huynh, nghệ thuật chỉ nên là một trò chơi chứ không phải con đường để đeo đuổi suốt cuộc đời.

Nhưng khó khăn khách quan thì thời nào cũng có, và đôi khi, chính những vấn đề nội tại mới là trở ngại lớn nhất đối với người sáng tạo nghệ thuật!

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 2.


Cảm giác vô định, nỗi sợ dèm pha, e dè ngại khó, guồng xoáy mưu sinh cuốn trôi con người… Thế là có biết bao người đành chôn vùi hoài bão, vì sợ hãi mà co cụm mãi trong vùng an toàn của chính bản thân. 

Nhưng đó không phải tất cả! Bởi vì có những người trẻ vẫn đang đương đầu và không hề viện bất cứ một lý do nào để quay lưng với sáng tạo…


Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 3.
Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 4.

Mùa hè năm 2016, người ta manh nha nhắc đến cái tên Lê Hà Trúc. Câu chuyện khá quen thuộc theo mô típ “From zero to hero” (từ số 0 thành ngôi sao tỏa sáng): Trúc nỗ lực giảm cân ấn tượng và lập tức thu hút sự chú ý với vẻ ngoài có nét giống Tăng Thanh Hà. 

Nhưng chỉ dừng lại ở đó, cộng đồng mạng chưa nhớ được Hà Trúc là ai, màu riêng của cô là gì. Riêng việc bị so sánh với một ai đó khác đã quá nổi tiếng khi vừa xuất hiện đã là điều không hề dễ dàng với người mới chập chững vào nghề, nhất là khi Hà Trúc lại muốn khẳng định bản thân trong một công việc đòi hỏi chất riêng “đặc sệt”: Lifestyle blogger!

May mắn từng có thời gian làm mẫu ảnh nên Hà Trúc đã có một nền tảng nhất định, nhưng cô chia sẻ, bản thân rất chật vật trong việc tìm kiếm một cộng sự. Thời gian đầu, Hà Trúc phải làm một mình, ôm đồm hết mọi việc, từ lên kế hoạch du lịch, quán ăn, nhà hàng, những concept. Nhìn những khuôn hình tuyệt đẹp của Trúc, ta dễ nghĩ đến một cuộc sống sang chảnh: ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi khắp thế gian. Chắc hẳn đã có những lời bàn tán, hoài nghi về khả năng sống bằng nghề đặc biệt này!

Nhưng hãy thử nhìn sâu hơn một chút để thấy thực sự nể phục, chỉ có một mình tự xoay sở suốt bao lâu mà ra được những shot ảnh ấn tượng, không thể trộn lẫn, mỗi một shot đều lung linh như hình tạp chí. Đủ để thấy, chắc rằng cánh chim phiêu du ấy đã phải vượt qua không ít giông bão!

Những nỗ lực của Hà Trúc sau đó đã được đền đáp. Cô tỏa sáng, trở thành một trong số ít những lifestyle blogger để lại được dấu ấn riêng với những khuôn hình lifestyle mang đậm dấu ấn riêng, thể hiện sự chỉn chu, cầu kỳ và đẳng cấp đến từng chi tiết. Sở hữu tài khoản mạng xã hội có tới 165 ngàn lượt người follow, nhắc đến lifestyle là nhớ tới Hà Trúc – Đó là những “trái ngọt” mà cô gái trẻ này đã nhận được. 

Và câu hỏi là: “Làm thế nào?”, nhưng trước khi đến với câu trả lời, ta hãy nghe tiếp câu chuyện thứ 2 về một “người bay” ngược gió khác: Nhị Đặng!

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 5.

Cũng giống như Hà Trúc hay bất cứ ai trong chúng ta, Nhị Đặng từng có một cuộc đời “bình thường như cân đường hộp sữa”: Học đại học, đi làm, có một công việc ổn định là làm motiongraphic. Cô chưa từng nghĩ mình sẽ rẽ lối theo một hướng đặc biệt như sau này, quả là một con đường quen thuộc phải không nào?

Cơ duyên đến khi cô bạn có một chiếc máy ảnh và bắt đầu chụp chơi, chụp bạn bè và dần nổi tiếng với những thước phim trải nghiệm mang màu sắc riêng ngập tràn cảm xúc. Nhưng tất nhiên, chặng đường ấy không thể đơn giản như cái cách người ta vẫn khuyến khích bạn bỏ việc về quê nuôi gà, trồng rau, mà là thực tế, một thực tế khó nhằn mà bất cứ ai muốn bay thoát khỏi guồng xoáy của cuộc sống thường nhật cũng đều phải đối mặt. 

Nhị Đặng thậm chí từng không dám nói với gia đình về chuyện mình bỏ việc, vì sợ ba mẹ lo lắng. Tiền không nhiều, tiếng Anh không giỏi, tất cả hành trang trên vai là chiếc máy ảnh, sự tự tin của tuổi trẻ, rất nhiều đam mê, và tất nhiên là cả những cố gắng nữa! Để trang trải cho những rong ruổi miên man, ban đầu Nhị Đặng cũng phải tiết kiệm tiền, chọn những nơi hoang dã, chi phí rẻ ở Ấn Độ, Nepal, Lào… để thỏa mãn tâm hồn mê “xê dịch”. 

Cô trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc lo lắng, hoang mang… bởi thật không dễ để bứt khỏi một cái nền ổn định mà bay lên khỏi mặt đất, lại còn phải trang trải cho sở thích tốn kém là đi và quay, chụp với rất nhiều thiết bị đắt đỏ hỗ trợ. Vậy là vừa đi du lịch, trải nghiệm, Nhị Đặng vừa phải nhận những công việc freelancer, vừa xê dịch, lại vừa liên hệ với khách hàng, chốt hợp đồng từ A đến Z. Để rồi hôm nay, chúng ta – những tín đồ của du lịch và nghệ thuật được hưởng “lợi” lớn từ cô gái dám liều bỏ việc năm nào: Những thước phim thu về hàng ngàn view trên các nền tảng, truyền cảm hứng cho người trẻ khắp dải đất hình chữ S. 

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 6.

Thiếu thông tin, mất định hướng, giống như phần đông người trẻ trong chúng ta, trong những năm tháng đầu đời, Tim Phạm đã từng chọn sai hướng đi! Mơ ước vẽ vời và làm những việc liên quan đến mỹ thuật từ thuở thơ bé khi ấy bị gạt sang một bên. Và phải mất thời gian vài năm sau đó “lạc trôi” trong một ngành học mà mình không thực sự yêu thích, Tim Phạm mới định hình lại được, mình muốn gì và hợp với cái gì. Đó là những công việc liên quan đến sáng tạo. 

Và ngay cả khi trở lại với nơi mình thuộc về, được nhận định là có tố chất tiềm ẩn, chàng thiết kế ấy vẫn vấp phải vô vàn trở ngại. Mà một trong số đó chính là “kẻ thù lớn nhất” của mỗi chúng ta: Cái tôi cá nhân!

Là nghệ sĩ, cái tôi cá nhân đương nhiên cần thiết, thậm chí cần nhiều. Nhưng ở giai đoạn chưa chín muồi, cái tôi ấy đôi khi có thể phá đi cả những thành quả và sự góp sức chung, làm mờ mắt những con người vẫn còn đang phải trau dồi bản thân. Tim tâm sự: "Khi đi học, mình thường được ở vị trí ‘ngôi sao tâm điểm’ trong lớp vì bài mình làm lúc nào cũng được đánh giá tốt nên thú thật, mình hơi tự cao. Lúc mới bắt đầu đi làm, mình luôn nghĩ ý kiến của mình là tốt nhất mà không nhìn nhận đến những mặt khác của vấn đề. Có lần vì cái tôi của mình mà ảnh hưởng đến công việc của cả team”.

Thế rồi bằng nỗ lực và quá trình nhìn nhận lại những điểm sai của bản thân, Tim đã vượt lên khỏi những ràng buộc từ bên ngoài lẫn nội tại, và trở thành nhân vật ấn tượng trong làng nghệ thuật: một hot Instagram với cả ngàn follower, những dự án đậm chất riêng từ thiết kế đồ họa, tranh vẽ cho tới décor Homestay. 

Thế thì rốt cuộc, cánh chim ấy đã vượt qua giông bão bằng cách nào? Câu trả lời nằm ở phía dưới, nhưng trước khi đến với nó, hãy nghe câu chuyện cuối cùng, về một chàng designer mà có thể với nhiều bạn làm nghệ thuật đã khá thân quen: Maxk Nguyễn.

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 7.

Năm học cấp 1, cậu bé Maxk Nguyễn lần đầu tiên tiếp cận với những mẩu quảng cáo trên ti vi và thấy đó là một “thứ đặc biệt”. Cậu bé Maxk chưa từng nghĩ rằng, những điều đẹp đẽ, thú vị, thu hút mình vừa thấy chính là một “suối nguồn” sáng tạo đòi hỏi cả khối óc và con tim. Nhưng đó đã là một ấn tượng khó phai. Câu chuyện này nghe quen phải không, ai trong chúng ta cũng đã từng thấy một cái gì đó hay hay, là lạ mà ta muốn theo đuổi. Nhưng rồi sau đó trên đường đời, ta đã bỏ rơi ký ức, đam mê đó vào quên lãng lúc nào không biết!

Maxk Nguyễn thì không. Cậu bắt đầu dần dần tự mày mò học photoshop trên chiếc máy tính, thời ấy chỉ vỏn vẹn có 250MB RAM và kiên trì chia sẻ những tác phẩm của bản thân lên mạng rồi nhận được lời mời thiết kế album ca nhạc cho một ca sĩ nổi tiếng ở thời điểm đó. 

Khó khăn lập tức bủa vây, là thứ khó khăn “cơm – áo – gạo – tiền” quen thuộc cản bước mỗi chúng ta khi tìm đến với nghệ thuật. Maxk chỉ có một chiếc máy tính quá yếu, không thể thiết kế nổi những file in ấn và tất nhiên, cậu phải xoay sở để hoàn thành bằng được dự án đầu tiên, và những dự án tiếp nối sau đó. 

Thế rồi cũng xong, bằng một cách lạ kỳ nào đó, anh chàng với chiếc máy tính nghèo nàn ngày nào nay đã là chủ nhân của những dự án “gây bão” cộng đồng, đoạt giải quán quân Vietnam Young Lions 2016, là đại diện Việt Nam dự Cannes Young Lions (Pháp). Gần đây nhất, Maxk lại khiến chúng ta hào hứng với dự án “Loài Plastic”, cảnh báo về những hậu quả khủng khiếp con người có thể gánh chịu khi không chịu “giải quyết” con “quái vật nhựa” đang lớn mạnh mỗi ngày. 

Vậy cuối cùng thì, họ đã làm được điều đó bằng cách nào?

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 8.

Xuất phát điểm giống chúng ta, vậy cuối cùng thì bằng cách diệu kỳ nào, họ lại lên tới đỉnh, và khiến người khác trầm trồ đến thế? Cơ duyên ư? Cũng có! May mắn ư, chắc hẳn vài phần trăm, nhỏ nhặt. 

Nhưng một phần rất lớn, ấy là tinh thần dám làm, dám ĐỘT PHÁ!

Hãy quay lại câu chuyện đầu tiên của Lê Hà Trúc. Bất cứ ai cũng có thể (và thực sự là rất nhiều người) đã “ngủ quên” trên một danh xưng, một lần nổi tiếng rồi vụt tắt, để rồi “le lói suốt trăm năm”. Nhưng đó không phải là trường hợp của Hà Trúc. Bởi không liều cất cánh, thì làm sao lên được tới đỉnh, và rất có thể người ta sẽ chỉ nhớ mãi đến một Hà Trúc – “bản sao Hà Tăng” với màn giảm cân ngoạn mục năm nào mà thôi. 

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 9.

Chưa tìm được người đồng hành, cô tự bay, để thỏa mãn đam mê của mình. Tự chuẩn bị tất cả từ A đến Z, nỗ lực hết mình để thay đổi quan điểm chung về nghề được cho là “chỉ ăn và chơi”. 

Và Trúc không bao giờ “ngủ quên” trên chiến thắng. Ngay cả tới thời điểm hiện tại, khi đã có tên tuổi trong giới Lifestyle blogger. Cụ thể là mới đây, cô lại tiếp tục tham gia vào một dự án nghệ thuật mới mang tên “Tôi là Reno”. Với chủ đề khuyến khích sự đột phá của người trẻ, Hà Trúc quyết định thực hiện một đoạn clip ghi lại toàn bộ hành trình thực hiện những bộ ảnh lifestyle của mình, cùng vô vàn lời khuyên hữu ích. 

Xuyên suốt đoạn clip tuyệt đẹp ấy, ta phần nào thấu cảm những khó khăn mà một lifestyle blogger đã vượt qua: Thức dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị đón ánh bình minh, rong ruổi đường trường trên “con ngựa sắt” để tìm đến những địa điểm đẹp – độc – lạ… nhưng cũng cảm nhận trong đó ngập tràn năng lượng tuổi trẻ và tinh thần quyết liệt, đột phá để sống hết mình với đam mê mà mình theo đuổi. Cô chia sẻ: “Qua tác phẩm, Trúc muốn đem tới thông điệp, dù là trong công việc hay cuộc sống, chúng ta hãy tự làm mới nó để mỗi ngày đều cảm thấy thú vị và hăng say hơn. Một cuộc sống nhàm chán và đơn điệu sẽ khiến bản thân mất đi động lực phấn đấu!”. 

Và đó không phải câu chuyện của riêng Hà Trúc mà là cả của Nhị Đặng – nhân vật chính trong câu chuyện thứ 2. Trước những khó khăn, cách cô ấy chọn là gì? Dừng lại, nghe theo lời khuyên của mọi người? Trở về với một công việc và đồng lương ổn định?

Không! Nhị chọn đi tiếp, mơ và “bay cao” để đột phá. Ừ thì ai mà chẳng phải sống, phải cơm áo đã rồi mới có thể mơ mộng mỗi ngày! Thế thì Nhị chọn cách bắt tay vào làm. Tự liên hệ với khách hàng, vừa rong ruổi khắp nơi, vừa giải quyết công việc. Khó khăn ư? Đó chỉ là một chút thử thách, dễ làm người bình thường nhụt chí nhưng lại cũng là chất xúc tác khiến những kẻ mộng mơ thêm hào hứng và càng muốn vượt lên để đi lên tới đỉnh. Bởi vì xuất phát điểm của chúng ta là giống nhau nhưng sự khác biệt chính là sự quyết liệt và dám làm, dám khác biệt như thế! 

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 10.

Và dù là chuyến đi đến những vùng xa xôi hay là ngay trên những con đường Sài thành thân quen, tâm hồn phóng khoáng muốn đột phá của Nhị Đặng vẫn chưa từng yên ngủ. Để rồi mới đây thôi, ta lại thấy những shot hình mê người của cô khi khám phá những góc phố thân thương, “từng nụ cười, ánh mắt” của những con người Sài thành trong dự án mà cô tham gia. 

Và cũng đừng quên câu chuyện của Maxk Nguyễn!

Hãy trở lại với chiếc máy tính cấu hình thấp, không thể xử lý nổi một chiếc bìa album của Maxk. Trong tình huống này, chúng ta sẽ làm gì? Thật khó để thuyết phục phụ huynh đầu tư cho mình khi chúng ta chưa có một chút thành tựu nào. Bỏ cuộc ư? Đương nhiên là không rồi, cậu bé ngày ấy đã “lì lợm” xin bằng được một chiếc máy tính chất lượng để hoàn thành chỉn chu ngay từ những dự án đầu tiên. Và đến giờ vẫn vậy, Maxk vượt qua những luồng ý kiến trái chiều để tiếp tục theo đuổi đam mê sáng tạo từ thuở nhỏ. Tinh thần sáng tạo không giới hạn, không ngừng đột phá ấy thể hiện rõ nét nhất trong chính tác phẩm gần đây của Maxk trong dự án “Tôi là Reno”: Đoạn clip thể hiện những vòng xoáy của sáng tạo, đòi hỏi đột phá không ngừng nhưng thật đa sắc và cuốn hút. 

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 11.

Hãy kết thúc bài viết này với câu chuyện truyền cảm hứng của Tim Phạm? Phần đông chúng ta khi gặp phải “con quái vật đồ sộ” giết chết sáng tạo là chính “cái tôi to đùng” sẽ ngã gục, có người chết chìm mãi mãi trong ảo vọng về bản thân. Nhưng đó không phải là Tim. Từ những vấp ngã suýt làm hỏng cả thành quả chung của mọi người, Tim đã quyết tâm thay đổi, nỗ lực trau dồi từng ngày để rồi nhận ra rằng: “Một người làm sáng tạo giỏi phải biết uyển chuyển và liên tục cập nhật!” và: “Chỉ với một đam mê cháy bỏng, người làm sáng tạo mới có thể vượt qua cả những hạn chế nội tại tới những rào cản xã hội đối với nghệ thuật để tự do đột phá, vượt mọi chuẩn mực, rào cản!”. 

Chàng designer sinh năm 1990 hiểu rằng, đột phá “chưa bao giờ là điều dễ dàng” nhưng cũng không tự đặt cho mình áp lực để rồi dễ dãi ra mắt những sản phẩm thiếu chất lượng. Bởi tôn chỉ của anh gửi gắm cho người trẻ thật đơn giản mà thấm thía: “Hãy chú tâm rèn luyện thật tốt, chắc chắn sự đột phá sẽ đến lúc nào không hay! Nó có thể đến từ hàng cây mình đi qua, hay ngay cả từ tiếng chim hót gần nhà. Quan trọng là mình có đam mê và đủ tinh tế để chú ý đến những điều nhỏ nhặt đó”. 

Tuổi trẻ này, phải dám làm điều người khác không thể làm mới có thể đứng nơi người khác khó đứng! - Ảnh 12.

Tâm thế đó thể hiện “đậm đặc” trong bộ tranh Xuân Hạ Thu Đông mà Tim mới thực hiện, bay bổng lấy cảm hứng từ nghệ thuật Đông Dương của các họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh lại kết hợp những đường nét hiện đại và màu sắc của dòng điện thoại Reno mà ở đó, ta thấy một tâm hồn mơ mộng, phiêu du, lãng mạn cổ điển, lại cũng thấy một người bắt nhịp với thời đại, trẻ trung và không hề ngại phá cách. 

Là vậy đấy, nếu không thử, bạn sẽ không biết mình có thể đi được tới đâu, và nếu không dám đấu tranh cho ước mơ của mình, bạn sẽ mãi là những cá thể sống chỉ để tồn tại. Cuộc sống luôn đầy rẫy bất ngờ và sự lựa chọn, mỗi người trong chúng ta ai cũng sẽ chỉ có một số ít cơ hội để lựa chọn con đường đúng đắn. Hãy vượt ra khỏi vùng an toàn, dám dấn thân, dám thử sức để đạt được mong ước của bản thân. Bởi vì đơn giản, muốn đứng ở nơi không ai đứng được, bạn phải làm được điều mà nhiều người từng bỏ cuộc. 

Tuổi trẻ này, tôi tin bạn sẽ không phải một người bỏ cuộc như thế! Hãy cứ liều lĩnh, dám sáng tạo bởi không dám liều bay, thì làm sao mà lên tới đỉnh?

Và bắt đầu từ ngày hôm nay, với dự án: Tôi là RENO từ OPPO nhé!

OPPO Reno có nghĩa là nhìn thế giới xung quanh từ những góc nhìn hoàn toàn mới lạ. Công nghệ đằng sau sự phát triển của Reno sẽ nâng tầm nhiếp ảnh và giải trí di động lên một tầm cao mới. OPPO Reno Series cùng cuộc thi "Tôi là Reno", với tinh thần luôn sáng tạo và đổi mới, mong muốn cùng thế hệ trẻ Việt Nam tạo ra những điều mới mẻ hơn, và làm nên những điều không tưởng. Hãy để OPPO Reno đưa tầm nhìn của bạn vượt mọi tiêu chuẩn.

Cùng ngắm nhìn các tác phẩm đậm chất "Reno" tại https://toilareno.kenh14.vn/.

Tô Lệ Trân
Dave
Theo Trí Thức Trẻ