Có lẽ, những homo sapien (con người) đầu tiên đã ngắm nhìn những con chim bay lượn và mơ về một ngày làm chủ bầu trời, hay, ai mà biết được chuyển động lên thẳng của chuồn chuồn đã mơ hồ truyền cảm hứng cho máy bay trực thăng. Thế nhưng, một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người lại liên kết lỏng lẻo với thế giới tự nhiên nhưng vẫn thúc đẩy tất cả: Bánh xe.
Những di chỉ còn sót lại từ năm 3500 TCN cho thấy, một nhóm nhỏ homo sapien thông thái ở Mesopotamia (Iraq ngày nay) đã cắt những lát tròn từ thân cây, đục lỗ ở giữa - thứ này chính là bánh xe đầu tiên của nhân loại. Dù vậy, nó chưa được ứng dụng vào vận chuyển mà phục vụ như mâm quay để làm đồ gốm. Đến năm 3200 TCN, chúng mới được lắp vào xe ngựa. Nhiều nhà khảo cổ lại cho rằng, năm 2000 TCN xe ngựa mới xuất hiện ở khu vực Lưỡng Hà.
Khỏi nói, chiếc bánh xe làm từ thân cây ấy đã thúc đẩy con người làm nên những điều vĩ đại: Bánh xe trong đầu máy xe lửa hơi nước đầu tiên được Richard Trevithick vận hành vào năm 1804; bánh xe trên chiếc Benz Patent Motorwagen 1885 của Karl Benz (chiếc ô tô động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới) cho tới bánh xe của loại hình nghề nghiệp độc đáo trên thế giới: Xe ôm.
Xe ôm (motorcycle taxi) là dịch vụ vận tải, chuyên chở người và hàng hóa (1 người và hành lý đi kèm) bằng xe gắn máy để nhận thù lao theo thỏa thuận. Đừng nghĩ rằng xe ôm chỉ có ở châu Á, lịch sử đã ghi nhận nghề xe ôm xuất hiện ở ít nhất 14 quốc gia (Á, Mỹ, Phi, Âu…) từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước.
Nghề xe ôm tưởng đơn giản mà cũng lắm thứ phức tạp, ngoài chiếc xe máy, tài xế cần phải chịu khó, thông thuộc đường xá, biết đon đả ân cần với khách. Bởi đặc thù phải phơi nắng phơi mưa, cần thể lực tốt và không ngại va vấp nên thông thường, hầu như tài xế xe ôm là đàn ông.
Dù xa hay gần, di chuyển là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Cứ ở đâu có cầu, ắt sẽ có cung. Thời xưa muốn đi đâu có xích lô, xe thồ, xe kéo dùng sức người hoặc động vật. Xã hội phát triển hơn, “xe ba bét nhè, xe cúp, xe dem” đều có thể trưng dụng để chạy xe ôm.
Đây là loại hình dịch vụ không quá đắt đỏ (trừ trường hợp tài xế cố tình chặt chém), cơ động và tiện lợi cho cộng đồng mà đôi khi xe bus hay taxi cũng phải chào thua. Mươi, mười lăm năm trước, người đi xe ôm chỉ việc vẫy tay, trả giá là có thể thực hiện chuyến đi mà không cần thủ tục rườm rà.
Dù không cần bằng cấp, tài xế xe ôm thuở xưa có thể coi là cuốn từ điển sống + Google Maps. Ngày cũng ăn 3 bữa, uống vài cốc chè đặc mà hỏi gì cũng biết. Đặc thù của nghề này là tiếp xúc với nhiều người, không chỉ đưa khách đi đến nơi về đến chốn, tài xế còn được nghe, được kể nhiều câu chuyện đời mà tuyệt nhiên trong sách vở không có.
Nếu sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, bất kể vùng quê hay thành phố, hình ảnh các chú các bác xe ôm thuở trước hiện lên không lẫn đi đâu được: Ngồi vắt vẻo trên chiếc xe đỗ ở đầu ngõ, tay cầm tờ báo, nụ cười hiền hậu luôn thường trực trên môi. Là nghề nghiệp vất vả, đa số đàn ông làm xe ôm để mưu sinh nhưng cũng không ít người coi đây là thú vui, nhất là các bác đã về hưu, quý người và thích truyện trò cho qua ngày đoạn tháng.
Cứ thế, những người đàn ông thân thiện và hiền hậu ấy dần tạo nên một nền văn hóa xe ôm rất con người, rất Việt Nam. “Xe ôm không cháu?” hay “đi đâu chú chở” là câu nói đã trở thành thương hiệu của những người tài xế nhã nhặn và chu đáo. Trên thực tế, nhiều tài xế xe ôm được tin tưởng giao nhiệm vụ đưa đón con của hành khách mỗi ngày, được quý mến coi như người trong gia đình.
Xã hội phát triển, cả thế giới bắt đầu ứng dụng công nghệ vào mọi mặt trong cuộc sống. Không muốn trở thành “người m lịch”, thời đại 4.0 bắt buộc con người phải xoay vần để thích ứng. 2 chục năm trước, mấy ai nghĩ nghề xe ôm đơn giản như thế mà giờ bắt buộc phải có smartphone mới sống được.
Đó cũng là lẽ tự nhiên khi thời nay, trẻ hay già đều có smartphone, ai cũng muốn nhanh và tiện. Xe ôm cũng dần phải chuyển mình từ một nghề truyền thống đơn giản sang ngành nghề có công nghệ hỗ trợ. Nói qua cũng phải nói lại, xe ôm truyền thống không tự nhiên thất thủ trước xe ôm công nghệ - Chúng ta đã phát hoảng với những tài xế làm nghề không có tâm, phóng nhanh vượt ẩu, cố tình đi đường xa để chặt chém hành khách… Trong khi đó, xe ôm công nghệ đáp ứng được nhu cầu nhanh-tiện, không chèo kéo khách hàng, cước phí rõ ràng. Những lý do đơn giản ấy cho thấy, công nghệ vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những ai mưu sinh bằng cái nghề không quản nắng mưa này.
Thế nhưng, ngoài những lợi ích kể trên, công nghệ “nhanh và tiện” cũng đem đến nhiều phiền toái cho khách hàng. Do tuyển vào ồ ạt, phải khẳng định rằng một nhóm không nhỏ tài xế công nghệ chưa được đào tạo bài bản, chưa thực sự vững tay lái để khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ. Chưa kể, chỉ cần một hợp đồng điện tử và cam kết giữa chủ phương tiện với nhà cung cấp dịch vụ là có thể vận hành, như vậy khó có thể đảm bảo chất lượng chung.
Lấy ví dụ, để gọi xe ôm công nghệ vào giờ tan tầm đông nghẹt xe, lại mưa gió rét buốt là rất khó. Vì nhiều lý do mà các tài xế đồng loạt tắt ứng dụng, cuốc gần quá không chạy, chẳng được mấy đồng cũng không chạy, bắt hành khách chủ động hủy chuyến... Có phải công nghệ đã biến họ thành những kẻ khôn lỏi, vì bản thân mà không màng tới chất lượng dịch vụ?
Nếu chỉ biết đổ lỗi cho cánh tài xế công nghệ, chúng ta quả thực không công bằng. Nhiều tài xế cho hay, chạy xe ôm công nghệ giờ cũng cạnh tranh khốc liệt lắm. Giá cước đôi lúc nhảy như chứng khoán dù không phải giờ cao điểm khiến cả khách lẫn tài hoang mang. Nói tài xế bất lịch sự nhưng cũng không ít hành khách thiếu văn minh. Điều ngang trái chính là, hầu như chỉ có hành khách được chấm điểm tài xế nhưng không có chuyện ngược lại. Vô số tài xế công nghệ đã bị người vu cáo, giải thích hay trình bày thế nào với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng không được chấp nhận. Chưa kể, cũng làm việc với vai trò người lao động, chính sách bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi và tính mạng cho tài xế công nghệ chưa rõ ràng cũng là điều khiến họ trăn trở.
Trách nhiệm của cá nhân người tài xế là một phần, nhiều người đã chán nản vì cả khách lẫn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chưa có sự chia sẻ, cảm thông với người lao động của họ.
Anh Văn Hoàng, một tài xế xe ôm công nghệ thường xuyên hoạt động ở khu vực Nhân Chính cho biết:
“Xe ôm là nghề vất vả nhưng không mấy được cảm thông hay tôn trọng, người ta chỉ biết gọi xe, trả tiền, ứng dụng hiển thị rõ giá cước từ đầu nhưng khách vẫn kì kèo chê đắt. Cắt phế ngày càng không rõ ràng, có những ngày chạy bục mặt nhưng chỉ đủ tiền xăng cộ, ăn uống.”
Hay như Trung Hiếu, một cậu sinh viên trẻ tuổi quyết định chọn nghề xe ôm công nghệ để có thêm thu nhập, than thở: “Mình đi làm để kiếm tiền cho cả bản thân lẫn công ty mà họ không mấy quan tâm đến đời sống của anh em. Bạn bè đi làm doanh nghiệp đều được đóng bảo hiểm, ốm đau bệnh tật đều có hỗ trợ mà nhiều lúc tủi thân…”
Cuối năm 2018, be, tân binh thuần Việt trong làng ứng dụng gọi xe của Be Group khiến tất cả phải ngỡ ngàng khi tuyên bố không cạnh tranh bằng giá rẻ, mà tập trung xây dựng chất lượng dịch vụ và sự gắn bó của tài xế với công việc. Rõ ràng, làm khách hàng hài lòng là tài xế, khiến khách hàng mất lòng cũng là tài xế. Còn ai gần gũi với hành khách hơn người cầm lái?
Chưa bàn tới giá cả, be đem đến cho đối tác tài xế của mình gói bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện 24/7 với những quyền lợi vượt trội:
1. Không online (không bật ứng dụng) vẫn có bảo hiểm.
2. Khi không trong cuốc xe vẫn có bảo hiểm.
3. Bảo hiểm khi đang thực hiện cuốc xe.
Bên cạnh việc là ứng dụng gọi xe đầu tiên ở Việt Nam cung cấp chương trình bảo hiểm tai nạn giao thông cho tài xế, be cũng cung cấp bảo hiểm tai nạn dành cho khách đi xe trong thời gian thực hiện cuốc xe. Ngoài ra, để tăng thêm tính an toàn, be cũng là đơn vị đầu tiên cung cấp cho đối tác tài xế và hành khách mũ bảo hiểm 3/4 (đạt chuẩn đo lường chất lượng Quatest 4 và Quatest 1), khóa loại 1 gài tháo nhanh chóng, an toàn hơn so với mũ nửa đầu. Đi kèm mỗi mũ bảo hiểm là 3 miếng lót thay thế đảm bảo vệ sinh. Với 2 màu: vàng, sọc đen nổi bật và dễ nhận diện của đối tác tài xế, bộ đồng phục be có thêm 2 miếng phản quang để đối tác tài xế yên tâm khi chạy xe ở nơi thiếu sáng. Còn những ngày mưa gió hoặc nắng nóng? Đừng lo vì đồng phục be đạt tiêu chuẩn bền màu 4.0, chống nước nhẹ lại có cửa thông khí sau lưng, giữ sự thoáng mát cho người cầm lái.
Đây là động thái quyết liệt, xem như cam kết có thể thấy được để đảm bảo cho tài xế yên tâm làm việc, hành khách bớt đi nỗi lo khi sử dụng dịch vụ. Một khi đã vững tâm, có thể khẳng định người cầm lái sẽ tận tình và chu đáo hơn khi làm việc. Với khát vọng chuyên nghiệp hóa nghề tài xế công nghệ, be chú trọng vào “chất” chứ không phải “lượng”. Ngoài thủ tục đăng kí chặt chẽ, đối tác tài xế của be còn phải làm bài kiểm tra kỹ năng sống, tập huấn về cách ứng xử với khách hàng, xử lí tình huống khi tham gia giao thông.
Tuyên bố giá không rẻ, be vẫn thuyết phục được người dùng vì không tăng giá trong giờ cao điểm. Không chỉ là mô hình kinh doanh vận tải công nghệ, be còn chú trọng góc độ con người với con người, ứng dụng còn cho phép đối tác tài xế chấm điểm khách hàng. Đảm bảo chất lượng dịch vụ, chăm lo đời sống và lấy đối tác tài xế làm gốc - be sẽ tạo nên sự khác biệt tại thị trường Việt Nam. Khi sử dụng dịch vụ vận tải, hành khách đã vô hình trao cho tài xế sự an toàn và tính mạng của bản thân và như vậy, rõ ràng nên chọn “tốt” thay vì “rẻ”.
Nhân dịp xuân Kỷ Hợi 2019 sắp đến, ứng dụng gọi xe be tặng thêm 6,66% thu nhập và miễn phí 100% đồng phục cho đối tác tài xế beBike. Thêm vào đó, be còn hỗ trợ chi phí khi khách hủy chuyến cho cả đối tác tài xế beBike và beCar. Đây là món quà ý nghĩa mà ứng dụng này dành tặng để chia sẻ nhọc nhằn với những con người không quản ngại khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời là lời cầu chúc cho một năm mới Bình yên - Khang thái.