Người trẻ gen Y và gen Z đang trở thành tâm điểm của thế giới – họ có được sự quan tâm của các chính trị gia, những chuyên viên marketing về thị hiếu khách hàng, các nhà cải cách giáo dục… Được đầu tư những giá trị tốt nhất nên họ được kỳ vọng sẽ thay đổi được thế giới, lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh thay vì chỉ giải quyết các vấn đề cá nhân. Và thực tế cũng có rất nhiều bạn trẻ ngoài kia khi có cơ hội đã sống một cuộc đời rất “đậm”, dám chịu trách nhiệm, mạnh mẽ truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Khác biệt lớn của thế hệ chúng ta so với thế hệ trước là tư duy mở và dám đánh cược vào những quyết định cá nhân. Nếu thế hệ X – cha mẹ chúng ta – khá hoài nghi và cẩn trọng, thì thế hệ trẻ lại dễ dàng tiếp nhận mọi thứ, từ kiến thức đến văn hóa, tư tưởng. Chúng ta hướng ngoại nhiều hơn. Chúng ta tự do hơn trong suy nghĩ. Chúng ta khát khao được khám phá bản thân giữa vùng trời rộng lớn. Chúng ta cũng sẵn sàng theo đuổi đam mê dù sau bao lần vấp ngã cũng có đôi chút nảy lên suy nghĩ biết đâu chọn theo con đường khác lại dễ dàng hơn.
Thế hệ trẻ hiểu rằng cuộc sống ngoài kia rất phức tạp nên họ mong đợi đại học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức sách vở mà là sự lựa chọn để định hình tính cách, trách nhiệm xã hội, thay đổi tư duy và tầm nhìn lớn lao. Đại học Greenwich (Việt Nam) là một trong những trường tiên phong trong mô hình đào tạo đó. Ở nơi đây, mọi ý tưởng khác biệt đều được đón nhận giúp cho sinh viên tự tin khẳng định bản thân để từ đó dùng kiến thức tạo nên những thay đổi lớn đối với cộng đồng xung quanh.
Bốn câu chuyện dưới đây mỗi người một vẻ nhưng lại là đặc trưng cho thế hệ sinh viên Đại học Greenwich (Việt Nam), đang được trao cơ hội và nỗ lực từng ngày chứng tỏ bản thân.
Trúc Anh nổi lên như một hiện tượng sau khi được lựa chọn để đảm nhận vai nữ chính trong Mắt Biếc – dự án phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà đạo diễn Victor Vũ đã ấp ủ từ lâu. Không phải gương mặt quá quen thuộc với giới trẻ, Trúc Anh từng khiến nhiều người lo ngại khi phải đảm nhận một vai diễn nặng ký. Nhưng sau những suất chiếu, Trúc Anh hoàn toàn lột xác trở thành một Hà Lan xinh đẹp, sống thực tế và thật sự trân quý, hiểu giá trị bản thân. Trúc Anh đã khiến dân tình phải thừa nhận, cô “sinh ra để vào vai Hà Lan của Mắt Biếc”.
Hành trình diễn xuất của Trúc Anh như một câu chuyện cổ tích nhưng không xây lên bằng những phép màu mà bằng nỗ lực, tinh thần bứt phá, vượt qua mọi giới hạn. Trước khi trở thành nàng thơ của Mắt Biếc, cô từng tham gia diễn xuất trong một vài bộ phim sitcom “Hoàng hôn đến từ bình minh”, “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi”, “Ê! Nhỏ lớp trưởng”… Khi đó Trúc Anh đã được đánh giá là có lối diễn xuất tốt dù chưa phải diễn viên chuyên nghiệp và cũng chưa từng tham gia một khóa học liên quan nghề diễn. Bên cạnh đó, Trúc Anh cũng tham gia đóng quảng cáo, làm mẫu ảnh và là hot girl đình đám mạng xã hội. Với bất cứ vai trò nào, người ta luôn thấy ở Trúc Anh không chỉ nét đẹp thiện cảm đầy chất Á Đông mà còn sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự chuyên nghiệp và đặt trọn tâm huyết cho từng vị trí.
Hào quang của Trúc Anh không phải tỉnh giấc một đêm là có được. Đằng sau những vai diễn, những giờ chạy show liên tục, Trúc Anh vẫn luôn hiểu bản thân phải có kiến thức làm nền tảng. Cô vẫn luôn cố gắng sắp xếp để đảm bảo lộ trình học tập ngành Truyền thông đang theo học tại Đại học Greenwich (Việt Nam). Thậm chí, Trúc Anh còn được tôn vinh trong buổi vinh danh cuối kỳ cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc hoặc có nhiều hoạt động ngoại khóa và đóng góp đáng ghi nhận cho cộng đồng sinh viên Greenwich – với thành tích dẫn đầu tiếng Anh cấp trường.
Với Trúc Anh, học tập là để trau dồi kỹ năng và kiến thức chứ không phải chỉ để tốt nghiệp, cầm được tấm bằng trong tay mà không có kiến thức học thuật. Môi trường đại học cởi mở ở Greenwich(Việt Nam) đã tạo không gian và thời gian cho sinh viên thực hiện đam mê bên ngoài giúp Trúc Anh có cơ hội “cháy” cùng đam mê. Trúc Anh cũng luôn biết ơn khi bạn bè sẵn sàng giảng lại kiến thức, cho mượn tài liệu khi cô bận lịch diễn, không thể tới trường.
Sau tất cả, sự ủng hộ của đông đảo công chúng chính và thành tích học tập nổi bật chính là phần thưởng lớn nhất cho Trúc Anh. Với mọi người, cô không chỉ là biểu tượng của tài năng. Trúc Anh là chân dung tiêu biểu cho một thế hệ trẻ dám mơ nhiều và nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được tất cả những giấc mơ đó.
12 tuổi, Lê Tam Triều Dâng nổi lên như nữ diễn viên nhỏ tuổi đầy tiềm năng sau bộ phim sitcom “Tiệm bánh Hoàng tử bé”. Việc nổi tiếng khi còn nhỏ cũng như con dao hai lưỡi, có không ít diễn viên tại Việt Nam cũng như trên thế giới có tuổi thơ thành công rực rỡ nhưng khi trưởng thành lại không thể thoát khỏi cái bóng của mình. Chính vì vậy mà Triều Dâng luôn cố gắng không ngừng nghỉ để xây dựng những hình ảnh mới trong lòng khán giả.
Không có thành công nào nằm ngoài quy tắc của sự nỗ lực, Triều Dâng cũng đã phải đánh đổi nhiều điều để thực sự ghi dấu ấn của mình trong làng điện ảnh Việt. Gắn bó với nghề diễn từ năm 12 tuổi, Triều Dâng hiểu cuộc sống showbiz rất khắc nghiệt mà những bạn trẻ như cô phải thông minh và có những quyết định khéo léo để không bị thị phi cám dỗ.
Từng là một cô gái ngây thơ từ quê lên TP.HCM học, Triều Dâng cảm thấy xa lạ khi bị bạn bè bỏ xa về thành tích học tập cũng như tiếng Anh tưởng chừng như không thể hòa nhập được. Đó cũng là khoảng thời gian cô phải đấu tranh gay gắt với bố để được trụ lại TP.HCM theo nghiệp diễn, để vẫn ở thành phố hoa lệ kiếm tìm thành công riêng cho mình. Triều Dâng dành 2 năm dừng lại nghiệp diễn để tập trung việc học, chiến đấu với căn bệnh trầm cảm và những đợt điều trị tâm lý.
Nghịch cảnh như vậy có thể khiến cả những người ngoan cường nhất chấp nhận buông bỏ đam mê tuổi trẻ, chọn một công việc nhẹ nhàng. Hai năm lui lại phía sau ánh đèn sân khấu đủ xóa sổ cái tên ai đó ra khỏi ký ức luôn bị chồng chất dữ liệu bởi hàng tá những gương mặt mới của làng giải trí. Nhưng cô gái trẻ đã trở lại, mạnh mẽ và ngày một rực rõ hơn Triều Dâng cho biết mình gần như đã phải đi lại từ đầu, đã phải nắm bắt bất kì một cơ may nào dù là nhỏ nhất, và may mắn đã mỉm cười khi cô dần được trao cho nhiều vai diễn màu sắc hơn trong các bộ phim hot như 100 ngày bên em, Ngày ấy mình đã yêu. Thời gian học tập trên lớp cũng chiếm chọn thời gian nên tần suất xuất hiện trên phim ảnh của Triều Dâng cũng bị hạn chế.
Chúng ta chắc hẳn từng nghe nhiều câu chuyện của những người nổi tiếng về việc mạo hiểm chọn lựa đam mê thay vì theo đuổi con đường học vấn...có những người đã vươn được tới ánh hào quang nhưng cũng không ít người phải chật vật với lựa chọn ấy. Nhưng sau tất cả, những người can đảm nhất là những người dám mơ nhiều giấc mơ, nuôi nhiều niềm đam mê và đủ dũng cảm để kiên trì với tới tất cả những giấc mơ ấy. Triều Dâng đã nỗ lực gấp đôi để vừa theo đuổi con đường học vấn, vừa làm một diễn viên chuyên nghiệp. Những gì khán giả nhìn thấy chỉ là những thành tích hào nhoáng đổi lại tất cả mồ hôi, nước mắt và nỗ lực không ngừng nghỉ mà Triều Dâng đã phải trải qua.
Nguyễn Hồng Sơn: Mang cả trách nhiệm cộng đồng với môi trường vào dự án Start-up
Khái niệm Start-up dường như trở thành thuật ngữ quen thuộc của giới trẻ trong những năm trở lại đây. Với nhiều người, khởi nghiệp là tạo lợi nhuận từ những sản phẩm hay dịch vụ mà con người đang cần và khởi nghiệp không gì khác ngoài bốn chữ “học cách làm giàu”. Nhưng với Nguyễn Hồng Sơn, môi trường của Đại học Greenwich (Việt Nam) đã cho anh những tư duy mới mẻ và khác biệt khi định nghĩa cho những dự án start-up của mình.
Người trẻ đang đứng trước những thách thức lớn khi xung quanh là hàng loạt những câu chuyện, những vấn đề đang diễn ra và được cả thế giới quan tâm, buộc họ phải chung tay để cùng giải quyết. Họ là thế hệ đang nắm giữ quyền làm chủ và thay đổi thế giới thế giới và chỉ có họ mới có thể làm được điều ấy ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Nguyễn Hồng Sơn, một sinh viên công nghệ thông tin nhưng không thể bỏ qua các vấn đề tồn đọng đang xảy ra, mà một trong số đó là môi trường.
Anh nhận thấy tầm quan trọng của việc xử lý và phân loại rác trong cuộc sống nhưng không phải hầu hết người Việt hiểu rõ được điều này. Vậy nên bước chân vào lĩnh vực môi trường để start-up đã khó, định hướng lại thay đổi hành vi của người Việt trong xử lý rác thải lại càng khó khăn gấp bội. Anh cho ra đời dự án Khởi nghiệp Wecycle với mong mỏi về một sản phẩm giúp người Việt thay đổi hành động đối với rác thải, không chỉ là “vứt rác” mà còn là để rác “ở đúng chỗ” của mình, được phân loại rõ ràng.
Hồng Sơn đã cho thấy một sinh viên công nghệ thông tin thì cũng có cách riêng để góp phần bảo vệ môi trường bằng chính những gì mình đã được học. Công nghệ hóa những chiếc thùng rác để chúng trở nên thông minh hơn, điều này không chỉ giúp ích cho môi trường mà cũng là đóng góp cho hệ sinh thái của ngành IT. Tư duy của anh là ví dụ cho cách nhìn của các bạn trẻ với thế giới: đa chiều và rộng mở. Đó là vì anh đã được trao quyền thể hiện tiếng nói và quan điểm của cá nhân trong suốt những tháng năm là sinh viên của đại học Greenwich (Việt Nam). Anh cho rằng: “Khi quyết định đi học, kiến thức không là chưa đủ, cần học được cả phong cách, văn hóa của nơi mình học. Khi đó, mình sẽ được trang bị đầy đủ hơn và tự tin hơn sau này”.
Thách thức lớn của giới trẻ Việt Nam là làm thế nào để trang bị đủ những hành trang để hòa nhập với cuộc sống đang không ngừng đổi thay của thế giới, chuẩn bị tư thế để trở thành một công dân toàn cầu với những phẩm chất cần có. Và có lẽ như mấu chốt cho vấn đề này không gì khác ngoài ngoại ngữ. Thế nên, nhiều người trẻ chọn lĩnh vực giáo dục hay cụ thể hơn là xây dựng những nền tảng học ngoại ngữ khác nhau để khởi nghiệp.
Nguyễn Anh Tú đã có những bước đi thành công với website thi thử IELTS miễn phí Ieltsonlinetests.com. Từ nhu cầu học tiếng Anh của bản thân, tư duy của một người trẻ cho anh nhận ra rằng điều mình cần cũng là những gì mà người khác cần. Trang web ra đời dành cho những ai đang có nhu cầu trau dồi và cải thiện khả năng ngoại ngữ cũng như tích lũy được kinh nghiệm để có điểm số cao trong các kỳ thi IELTS. Đây chính là hướng đi để Anh Tú thể hiện một phần trách nhiệm cộng đồng của mình với xã hội.
Đến nay, sau hơn 3 năm trình làng, trang web mà Anh Tú cùng các cộng sự thành lập đã thu hút 10 triệu người dùng đến từ 190 quốc gia, mà Việt Nam là nước có tỷ lệ tham gia nằm trong top 3 với khoảng 4 triệu bài test đã được thực hiện trong năm 2019 - thành quả ấn tượng và được xem là thành công của một start-up. Thành công đó không phải là do may mắn mà đều hình thành bởi tư duy và tầm nhìn của người đứng đầu. Mà trước hết những điều này được hình thành khi Anh Tú được tiếp cận với môi trường cho nhiều cơ hội được phát triển.
Nguyễn Anh Tú tâm sự: “Học đại học Đại học Greenwich (Việt Nam) là nền tảng cho các quyết định quan trọng, cũng như thành công trong cuộc đời của mình. Khi theo học tại Greenwich, điều mà mình ấn tượng nhất đấy là sự tận tâm nhiệt tình chỉ bảo của các thầy cô. Mình không hiểu bài hoặc cần feedback cho bài tập cuối kì, các thầy cô chủ động phản hồi, nhận xét đến khi nào mình hiểu cặn kẽ vấn đề mới thôi. Chính việc này cũng là một phần lý do thúc đẩy mình khởi nghiệp một dự án cộng đồng với hy vọng cũng có thể đóng góp cho những thế hệ sau tốt đẹp hơn, benefit hơn, giống như môi trường tại Đại học Greenwich (Việt Nam) đã làm”.
Hành trình để nhào nặn và thành hình đứa con là một trang web với hàng triệu người biết đến cũng lắm thử thách, gian nan. Gặp khó khăn với nền tảng kỹ thuật và tài liệu trong khi xây dựng trang web cùng hạn chế về mặt thời gian chính là những thách thức lớn đối với một start-up. Thế nhưng, bản lĩnh của một người trẻ Việt không cho phép anh chùn bước, và với những gì đã tích lũy được suốt những tháng năm đại học và học thạc sĩ đã cho anh biết cách vượt qua tất cả. Anh chia sẻ: “Những năm tháng học đại học không hề dễ dàng nhưng không thể phủ nhận Greenwich đã giúp mình trở thành một phiên bản thành công của chính tôi; và khó khăn là những thứ tôi luyện lên sự thành công chứ không phải những sự thoải mái”.
Đến trường là để học tập và tiếp thu kiến thức, điều này không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng nếu vai trò của trường lớp chỉ dừng lại ở đó thì người trẻ cũng chỉ trở thành những cỗ máy được nhồi nhét loạt thứ phải nhớ trong đầu. Người trẻ cần nhiều hơn thế nữa để biến những kiến thức đã tiếp thu trở nên có ích. Đại học Greenwich (Việt Nam) đã chứng tỏ đây là ngôi trường giúp sinh viên phát triển toàn diện, giúp họ nhận ra họ là ai, họ có gì và họ cần định hướng gì cho bản thân. Đại học Greenwich khuyến khích các sinh viên thể hiện quan điểm cá nhân, nói lên tiếng nói của mình. Ngôi trường này giúp nhiều người trẻ khai phóng bản thân để chạm đến những chân trời mới vượt ra ngoài khuôn khổ giảng đường.
Nhất là đối với thế hệ Y và Z, những người đang trở thành tâm điểm của thế giới khi được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và đang nắm trong tay cơ hội đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0. Họ mang trong mình những tư duy mới mẻ và đầy tính thời cuộc, không còn chạy theo lối mòn của những công thức tạo nên sự thành công kiểu rập khuôn và cũ kỹ.
Họ định nghĩa được rằng, đến trường không chỉ để thu nạp kiến thức, đến trường còn để nuôi dưỡng tiềm năng đang ẩn chứa bên trong mỗi người, trang bị tư duy và năng lực để mỗi người đều có thể tự viết nên câu chuyện về hành trình tuyệt vời của tuổi trẻ, dám thực hiện ước mơ và vượt qua những giới hạn của bản thân. Bốn bạn trẻ Trúc Anh - Triều Dâng - Anh Tú - Hồng Sơn, 4 câu chuyện mang 4 sắc màu khác nhau là những câu chuyện tiêu biểu cho sự dám mơ - dám làm và sống có trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay bước ra từ cái nôi Greenwich (Việt Nam).
Một môi trường giáo dục tốt tất nhiên không thể phủ nhận về tầm quan trọng của chương trình đào tạo nhưng hơn hết đó còn phải là nơi định hướng và phát triển tầm nhìn của mỗi bạn trẻ ra thế giới, biết cách thích nghi và chung sống giữa thời đại mà mọi thứ đều xoay chuyển từng giây, từng phút. Đặc biệt, đó còn là nơi để mỗi bạn trẻ biết rằng họ có trách nhiệm to lớn với xã hội và họ đang nắm trong tay quyền thay đổi, vận hành thế giới trở nên tốt đẹp hơn, đó chính là lời khẳng định giá trị bản thân của thế hệ sinh viên mới, những người dám nghĩ - dám hành động!