Đằng sau những quyết tâm dẫn đầu về mặt công nghệ của Samsung là những lý do bất ngờ nhưng đáng trân trọng.
Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 1.

Samsung chính là cái tên đầu tiên trên thị trường thương mại hóa TV 8K. Mặc dù vậy, khái niệm độ phân giải 8K không phải là thứ xa vời. Kể từ khi công nghệ màn hình TV có thể hiển thị được tới độ phân giải 4K, tất cả chúng ta đều đã biết 8K hay 16K sẽ là tương lai. Thế nhưng không một nhà sản xuất nào tiếp cận 8K theo cách của Samsung: hướng tới trải nghiệm của người dùng thay vì những con số to lớn nhưng thiếu ý nghĩa. Đã có những nhà sản xuất cố gắng đưa công nghệ hiển thị lên 8K nhưng họ cảm thấy rằng ngoài con người khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa 8K và 4K trên màn hình TV kích cỡ nhỏ hơn 65 inch. Vì thế họ cũng không vội vã chạy đua theo công nghệ 8K làm gì.

Chỉ có Samsung là quyết tâm đẩy mạnh thương mại hóa công nghệ 8K nhanh nhất có thể. Cho đến khi nghiên cứu từ giáo sư Kyoung-Min Lee thuộc Đại học Quốc gia Seoul ra đời, người ta mới hiểu lý do tại sao: Thì ra phát triển lên 8K mang lại lợi ích vô cùng hữu dụng cho não bộ con người. Giáo sư Lee gọi độ phân giải từ 8K trở lên là siêu phân giải – super-resolution, và cho ra những nghiên cứu sâu sắc về tác động của nó tới não bộ.

Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 2.

Một trong những lời phản đối công nghệ 8K phổ biến nhất đó là: "Mắt người không xử lý được hình ảnh sắc nét như thế". Nhưng nghiên cứu của giáo sư Kyoung-Min Lee cho thấy điều ngược lại, não người có khả năng xử lý hình ảnh vượt bậc, không có chuyện mắt nhìn được giới hạn số pixel trên một cái màn hình nào đó. Khó khăn của việc truyền tải hình ảnh thực tế lên màn ảnh nằm chính tại giới hạn của công nghệ: ta chưa thể tái tạo hình ảnh chân thực 100% trên màn ảnh được.

Trên thực tế, màn hình được tạo nên bởi hàng triệu pixel, sẽ có lúc những pixel lộ diện khiến hình ảnh không được chính xác, chân thực. Chúng được gọi là JND (Just Noticeable Differences), những điểm khác biệt có thể nhận ra bằng mắt thường. Ví dụ như một đường thẳng hiện ra trên màn ảnh sẽ không hiện răng cưa, nhưng nếu nghiêng đường thẳng chỉ vài độ thôi, những răng cưa – những pixel tạo nên đường thẳng đó sẽ hiện hữu. Việc tăng độ phân giải lên cực cao sẽ khiến những khiếm khuyết trên màn ảnh dần mờ đi tới mức khó nhận biết.

Bên cạnh đó, não bộ hoạt động theo kiểu đưa ra phỏng đoán để lấp đầy những chỗ trống – những nơi thiếu thông tin để làm nên bức tranh toàn cảnh. Nếu nhìn một cảnh tượng thực tế, não sẽ không phải hoạt động nhiều khi chỉ ghép dữ liệu thu về từ mắt trái và mắt phải để có được hình ảnh. Việc xử lý hình ảnh cần tới sức mạnh tính toán của máy tính, với não bộ cũng vậy. Bản chất máy tính là một bộ não thu nhỏ, nhưng không có nghĩa máy tính cũng khỏe ngang não bộ. Thực chất, máy tính còn phải chạy dài mới được một phần nhỏ sức mạnh xử lý của não. CPU của màn hình chỉ tạm thời xử lý được 8K, nhưng theo những gì giáo sư Kyoung-Min Lee, não còn có khả năng xử lý được gấp vài lần 8K.

Trên màn hình 8K, mọi chi tiết trên màn ảnh khi trở nên rõ ràng và sắc nét hơn, não bộ sẽ không phải làm việc quá nhiều để đưa ra phỏng đoán cho những phần hình ảnh còn thiếu. Sự khác biệt không hiện hữu rõ ra ngoài, tất cả nằm trong nhận thức và trong bộ não của bạn.


Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 3.
Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 4.

Hơn 10 năm trước, Samsung đã giới thiệu nguyên mẫu TV OLED đầu tiên nhưng quyết định không thương mại hóa vì nhận thấy còn nhiều hạn chế. Samsung đợi các đối thủ ra mắt TV OLED mới đưa vào sản phẩm TV OLED thương mại đầu tiên vào năm ngoái. Nhưng ngay lập tức, chiếc S95B, tưởng chừng như đi sau các đối thủ, lại "về trước" bằng hàng loạt danh hiệu được phong tặng bởi các chuyên trang, báo chí đánh giá TV hàng đầu thế giới, trong đó có danh hiệu nổi bật "Đột phá ấn tượng nhất năm 2022" tại Triển lãm Công nghệ điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới CES. Sang năm 2023, phiên bản kế nhiệm S95C thậm chí còn được PCMag ưu ái gọi là "Vua của TV OLED".

Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 5.

Hóa ra, đi sau không làm ảnh hưởng tới tiến bộ công nghệ từ Samsung. Trái lại, nhìn vào những vấn đề và khuyết điểm của người đi trước, Samsung đã nhận thấy rằng bản thân công nghệ OLED chưa phải hoàn hảo. Về bản chất, hình ảnh TV OLED là tuyệt vời khi thể hiện chất lượng hình ảnh ấn tượng trong không gian tối, đặc biệt là với các thước phim có tông màu tối, nhiều mảng đen. Khi so sánh với TV thông thường, công nghệ OLED tỏ ra vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên, TV OLED lại tỏ ra yếu thế khi đặt trong một căn phòng có ánh sáng mạnh, trong khi rất nhiều người trong số chúng ta sẽ lựa chọn TV đặt ở phòng khách - nơi có ánh sáng chiếu vào hoặc rất nhiều đèn xung quanh. Lý do là vì độ sáng của TV OLED thường không cao (khoảng dưới 700 nits) cho các mẫu thông thường. Vì lẽ đó, các nhà sản xuất TV thường chọn công nghệ WOLED RGB nhằm bổ sung điểm ảnh trắng để tăng sáng cho màn hình.

Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 6.

Samsung thì khác, họ chọn cách sử dụng một công nghệ mà họ vốn đã thuần thục bao năm qua: Chấm lượng tử. Bằng cách phủ Chấm lượng tử lên màn hình, Samsung có thể dùng màn RGB thuần túy, không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, đồng thời có thể tăng độ sáng lên tới 1000 nits với S95B (trong nhiều thử nghiệm thực tế). Năm 2023, với sự hoàn thiện của công nghệ OLED chấm lượng tử ngày một tốt hơn, Samsung ra mắt chiếc S95C với độ sáng tối đa đạt mức gần 1400 nits (theo thử nghiệm của Tom’s Guide và RTINGS) - kỷ lục cho các dòng TV OLED hiện tại.

Kết quả là những chiếc TV OLED phủ chấm lượng tử vừa thể hiện được chính xác màu sắc chuẩn Pantone, vừa tái tạo màu đen thuần túy trên màn hình, vừa có độ sáng đủ để bạn tùy ý đặt chiếc TV ở bất cứ đâu trong nhà mà không sợ ánh sáng.

Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 7.

Năm 2020, Samsung gây bất ngờ khi thực hiện bước đi cách mạng với bao bì TV. Với những chiếc thùng carton của các dòng TV The Serif, The Frame, The Sero - được thiết kế ma trận điểm khắp bề mặt, Samsung khuyến khích khách hàng tự tay tái chế và nâng cấp những chiếc vỏ hộp này thành các món đồ nội thất xinh xắn dành cho thú cưng hoặc trang trí phòng khách, dùng làm giá sách, đựng tạp chí. Sáng kiến này đã nhận giải thưởng "Vinh danh Sáng tạo" tại CES 2020 và "Thiết kế xuất sắc quốc tế" tại IDEA 2020 và đến nay đã được ứng dụng rộng rãi cho toàn bộ sản phẩm TV của hãng. Samsung còn thay thế màng bọc nhựa và màng bao ngoài bằng bao bì sản xuất từ vật liệu sinh học có khả năng tái tạo để giảm thiểu chất thải bao bì, thậm chí cắt giảm lượng mực dầu in trên bìa cứng, tháo tất cả kim ghim và thay thế bằng keo để thùng bao bì được tái chế dễ dàng.


Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, Samsung cũng đưa ra quyết định thay đổi các mẫu điều khiển từ xa trên TV chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời. Trải qua 3 thế hệ, điều khiển từ xa hoạt động bằng năng lượng mặt trời SolarCell Remote của Samsung nay đã được thiết kế nhỏ gọn hơn, sử dụng ít vật liệu hơn – làm từ 24% nhựa tái chế, và có mức tiêu thụ năng lượng siêu thấp - chỉ bằng khoảng 10% năng lượng mà điều khiển từ xa thông thường sử dụng. Đặc biệt hơn, giờ đây nó còn có khả năng sạc bằng năng lượng sóng vô tuyến từ các thiết bị phát sóng trong nhà khá phổ biến như router Wi-Fi, mang lại sự tiện lợi tối đa mà vẫn giảm thiểu phát thải.

Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 9.

Tất cả những điều này có thể coi là một sự sáng tạo thú vị. Nhưng nếu biết lý do đằng sau quyết định này, bạn sẽ thấy trân trọng quyết tâm của công ty Hàn Quốc.

Đó là khi bạn nhận ra rằng Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Đó là khi bạn nhận ra rằng chỉ một cục pin tiểu vứt bừa bãi có thể gây ô nhiễm cho 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong suốt 50 năm. Chì trong pin có thể gây rối loạn các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, làm trẻ nhỏ bị còi xương, chậm phát triển còn người lớn bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.

Số liệu cho thấy mỗi ngày các đô thị lớn như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa nhưng tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, điều này gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế. Trong số, rác thải được thải ra thì bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra nhiều nhất hiện nay. Và rõ ràng, bằng cách tái sử dụng bao bì và giảm thiểu tối đa chất liệu nhựa trong sản xuất, cũng như hạn chế tối đa việc sử dụng pin trên các thiết bị của mình, Samsung đang góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam một cách thầm lặng.

Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 10.

Ở khía cạnh nào đó, chúng ta nhìn thấy những cố gắng về công nghệ nhằm bảo vệ vị trí thị phần TV lớn nhất thế giới (theo thống kê của Omdia, Counterpoint và Statista) suốt 17 năm qua nhưng rõ ràng, khi nhìn ở mặt khác: Đằng sau những bước đi tiên phong trên thị trường TV của gã khổng lồ Samsung là những lý do ít ai ngờ tới. Có thể lối suy nghĩ khác biệt này là thứ đã làm nên bản lĩnh của một tập đoàn được coi là lá cờ đầu trong "kỳ tích sông Hán" - hành trình chuyển mình ngoạn mục đã đưa Hàn Quốc trở thành con rồng châu Á như ngày hôm nay.

Những lý do bất ngờ đằng sau 3 bước đi “vượt trước thời đại” của TV Samsung - Ảnh 11.