Hành trình về quê ăn Tết của nhiều lao động tỉnh lẻ cũng đặc biệt hơn mọi năm khi phần đông chọn đi xe máy vượt qua hàng trăm hàng nghìn kilômét.
Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 1.

Bố mẹ ở Nghệ An, hai con cũng gửi ngoài quê nhờ ông bà chăm, vợ chồng anh Danh vào TP.HCM làm ăn từ năm 2015. Mỗi năm họ chỉ về quê thăm bố mẹ và hai đứa con vào dịp Tết. Những năm trước, khi còn là công nhân trong khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, vợ chồng anh thường đi theo xe của công ty hỗ trợ cho công nhân về quê. Tuy nhiên, từ cuối năm 2020, hai vợ chồng nghỉ việc, ra ngoài buôn bán nhỏ. "Tết nhất định phải về quê, cả năm mới có một dịp không phải lo kiếm tiền. Tết không về, sau này bọn nhỏ cũng chả nhớ mặt bố mẹ nữa", anh Danh nửa đùa nửa thật. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng đều lo lắng về vấn đề sức khỏe của cả gia đình. "Cả hai vợ chồng tôi đều tiêm hai mũi vaccine, ở nhà, bố mẹ tôi đã tiêm một mũi, hai đứa nhỏ chưa tiêm gì. Mình có thể xét nghiệm âm tính trước khi về, nhưng nếu đi xe khách lại không an toàn cho bản thân và ảnh hưởng đến sức khỏe của người già trẻ con ở nhà". Sau rất nhiều đắn đo, vợ chồng anh quyết định đi xe máy về quê đón Tết.

Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 2.

Ông Hậu quê Kiên Giang lên TP HCM làm lao động tự do, khi làm phụ hồ, khi là công nhân thời vụ cũng đã một năm rồi chưa về nhà. Nhà cách TP HCM chừng hơn hai trăm cây số. Bình thường ông ra bến xe miền Tây bắt một chuyến xe đò, 6 tiếng sau đã có mặt ở ao cá sau nhà, cắt ít bông súng về nấu bữa cơm chiều với gia đình. "Ai mà ngờ, 6 tiếng đó nay đã trở thành 6 tháng, chưa biết chừng còn có thể dài hơn nếu gia đình tôi không tìm được bạn đồng hành chạy xe máy về chung Tết này", ông Hậu nói.

Những khó khăn trong năm khiến con đường về nhà trở nên xa xôi, thì Tết lại là dịp kéo gần mọi thứ. Nửa năm qua, việc lúc có lúc không, khó khăn chồng chất, gia đình nhỏ 3 miệng ăn của ông Hậu vẫn cố gắng bám trụ thành phố. Thế nhưng, khi những khúc nhạc xuân rộn rã vang lên ở mỗi nẻo đường bắt đầu từ giữa tháng 12, ông chỉ muốn bỏ hết tất cả để cùng vợ con về quê. "Năm nay dù cho thế nào nhà mình cũng nhất định về quê ăn Tết. Tôi nhớ nhà quá, mong chờ ngày đoàn tụ với ba mẹ còn hơn mong lương thưởng. Hai bên nội ngoại cũng mong ngóng cháu con từng ngày", ông Hậu tâm sự.

Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 3.

Anh Kiên, một công nhân Hà Tĩnh đang làm việc tại Bình Dương đã gần 5 năm không về quê. Hai năm đầu mới vào Nam, làm ăn còn khó khăn, vợ chồng anh an ủi nhau "nhịn" về, đợi năm sau khấm khá. Hai năm sau, vợ anh sinh liền 2 bé, gia đình lại lỡ hẹn với quê hương. Tết năm ngoái, các con cứng cáp, vợ chồng anh đã đặt vé xe về quê thì dịch bùng, họ đành ngậm ngùi hủy chuyến. "Tết này vợ chồng bảo nhau dù có khó khăn ra sao cũng ráng về để cả nhà còn được sum họp, con cái còn được gặp bố mẹ, các cháu còn được ôm ông bà. Chưa kể, một năm trời dịch giã hoành hành khắp nơi, bao nhiêu gia đình không còn trọn vẹn, nhà mình may mắn còn có cơ hội đoàn viên là Tết đã đủ đầy lắm rồi. Tôi chẳng còn nghĩ tới chuyện gì xa xôi hơn được nữa", anh Kiên bộc bạch.

Theo một khảo sát gần đây thì vé tàu xe cũng ít được người dân săn đón hơn mọi năm. Các bến xe khách đều dự đoán lượng khách năm nay thấp hơn năm trước. Đại diện bến xe Miền Đông (TP HCM) ước tính lượng khách về quê ăn Tết bằng xe khách năm nay bằng khoảng 59% so với năm ngoái… Thay vì đi phương tiện công cộng, nhiều người xa quê chọn cách về nhà bằng phương tiện cá nhân nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.

Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 4.
Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 5.

Chung nỗi lo về sức khỏe khi ngồi tàu xe công cộng như vợ chồng anh Danh, anh Kiên, ông Hậu, nhiều người xa xứ quyết định về quê bằng xe máy. Từ đầu tháng Chạp, họ đã lên mạng xã hội, tìm gọi đồng hương, tập hợp lại thành nhóm, cùng nhau lên kế hoạch hồi hương những ngày cận Tết. Không chỉ có các nhóm "phượt" đồng hương, nhiều nhóm với từ khóa "đi xe máy về quê" cũng xuất hiện trên mạng xã hội, thu hút đông đảo những người lao động xa xứ muốn "phượt" về nhà đón Tết.

Đi xe máy hàng nghìn kilômét về quê ngày Tết không phải hiếm và chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng. Song thêm một thành viên tham gia đoàn hành trình, những người con xa quê năm nay lại có thêm động lực để đi về nhà. Không ít người mới tham gia lần đầu không khỏi lo âu, cứ 5-10 phút lại đăng bài hỏi han kinh nghiệm trong nhóm. Những ai có chút kinh nghiệm thì nhiệt tình chia sẻ bí quyết, trấn an tinh thần người mới. Cứ thế, các nhóm í ới vẫy gọi nhau, phân công nhau mỗi người mỗi việc trên đường về. Có những nhóm với hành trình ngắn vài chục cây số nhưng cũng có những nhóm dự kiến sẽ sát cánh cùng nhau cả nghìn cây số. Dù đường ngắn hay dài, về miền xuôi hay lên miền ngược, hết thảy đều sôi nổi luận bàn, lên kế hoạch. Lo lắng, trăn trở khác nhau nhưng niềm khát khao được trở về quê, đoàn tụ với gia đình là cảm xúc chung trong mỗi dòng chia sẻ của những con người tha phương cầu thực trước thềm Tết đến. Một năm đầy biến động, mỗi người càng trân trọng hơn giá trị của những phút giây đoàn viên.

Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 6.

Chặng đường dài không khiến anh Kiên băn khoăn song chiếc Wave cũ lại là nỗi lo lớn nhất của người đàn ông miền Trung. Anh chưa thể yên tâm với sức vóc của con ngựa sắt khi lần đầu chạy đường xa. Kiên liên tục nhờ tư vấn cách chạy xe như thế nào để an toàn cho gia đình 4 người, xử lý như thế nào nếu xe hỏng dọc đường, nghỉ ngơi, dừng chân ăn uống ở đâu, khi gặp khó khăn cần liên hệ với ai để được giúp đỡ… Dù được trưởng đoàn và nhiều người trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm, dặn dò cẩn thận những thứ cần chuẩn bị, anh Kiên vẫn có chút bất an. "Hơn cả nghìn cây số trông chờ hết vào con ngựa sắt của gia đình. Mong trời thương cho về nhà bình an, được đón năm mới cùng gia đình với tôi đã là một cái Tết khởi sắc", anh Kiên bày tỏ.

Trong khi đó, nhiều gia đình khác lại lăn tăn việc mua đồ ăn, thức uống trên hành trình cho cả gia đình hay chặng nghỉ chân để người cầm lái chính thư giãn hoặc các dịch vụ sửa chữa xe máy xuyên suốt đoạn đường…

Trong một khảo sát nhỏ về các nỗi lo lắng của người đi phượt về quê dịp Tết cho thấy 38% người tham gia bày tỏ nỗi lo xe hư hỏng dọc đường, 20% lo giấy tờ xét nghiệm Covid-19 và quy định giãn cách xã hội, 17% lo tiền xăng xe, ăn uống dọc đường, 16% lo không quen lái xe đường dài, và mối lo nhiễm Covid-19 chỉ 9%.

Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 7.
Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 8.

Nhằm san sẻ những nỗi lo và khó khăn của người xa xứ trên hành trình về quê đón Tết bằng xe máy, thương hiệu Bia Việt vừa khởi động dự án Trạm Đoàn viên. Theo đó, trên những trục đường chính trên khắp cả nước, nhãn hàng sẽ dựng lên những điểm dừng chân. Đây sẽ là nơi nghỉ ngơi, vệ sinh cho những người đang lái xe trên đường về quê đón Tết. Trạm Đoàn viên Bia Việt cũng sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc xe và ăn uống, tặng hàng chục ngàn phiếu ăn, phiếu xăng miễn phí và các phần quà tết cho gia đình. Tại đây cũng có những hoạt động tương tác giúp những người ghé qua thư giãn với các trò chơi giải trí.

Đại diện Bia Việt khẳng định: "Bia Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để làm bạn đồng hành với những người con xa xứ, vì Tết chỉ thật sự là Tết khi ta về đến nhà và được ôm người thân thật chặt sau những tháng đằng đẵng cách xa mùa dịch bệnh".

img
img
img
img

Còn ít ngày nữa trước giờ khởi hành của các đoàn xe máy về quê. Dọn sẵn đồ vào balo gọn nhẹ, dắt con xe ra lau rửa trong tiếng nhạc xuân rộn ràng đầu phố, anh Kiên và anh Danh vững tâm hơn khi biết đến thông tin những Trạm Đoàn viên dọc hành trình.

Ngọc Linh, một thành viên mới gia nhập hội Đi xe máy về Quảng Ngãi chia sẻ: "Dù Tết năm nào cũng về nhà, nhưng với tôi, về nhà năm nay là một hành trình vô cùng đặc biệt. Một năm qua có quá nhiều biến động, dịch bệnh khiến nhiều thứ tôi muốn làm nhưng chưa làm được, nhiều việc dang dở chưa thể hoàn thành. Một cái Tết bên gia đình chính là liều vaccine tôi cần nhất lúc này để có thêm động lực mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn trong năm tới".

Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 10.
Những chuyến phượt hồi hương ngày Tết - Ảnh 11.
AD
B
https://kenh14.vn/nhung-chuyen-phuot-hoi-huong-ngay-tet-20220127125104503.chn