Sự xuất hiện của COVID-19 đã khiến các nước nhận ra nhiều bài học. Chúng ta giật mình khi biết rằng, môi trường đã từng bị ô nhiễm như thế nào. Nỗi lo đại dịch qua đi, người Việt trẻ tiếp tục hăng hái với các hoạt động “giải cứu môi trường” - tương lai của một thế hệ được gây dựng từ chính những hành động của hiện tại.


Đi qua những tháng đầu năm 2020, giữa vô vàn thông tin về đại dịch bùng phát ở các quốc gia, châu lục vẫn có đôi dòng tin khiến người đọc phải dừng mắt lâu hơn một chút: Dòng kênh Venice nước trong nhìn thấy cá bơi lội, lần đầu tiên người dân tại những thành phố cách dãy Himalaya cả trăm cây số cũng nhìn thấy đỉnh núi, chỉ số ô nhiễm tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh giảm đáng kể…

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 1.

Song hành cùng những tin không vui vì dịch COVID-19, người ta thấy nhiều điểm sáng về môi trường trên toàn cầu. Có những điều chúng ta thừa hiểu nhưng chỉ khi trải qua một biến cố toàn cầu, con người mới chịu thừa nhận: Rằng môi trường sẽ trở nên tươi đẹp hơn nếu chúng ta hạn chế xả rác, biết cách thu gom, phân loại, tái sử dụng và tái chế rác. Đại dịch như thức tỉnh cả thế giới trên nhiều phương diện. Nhiều người đặt ra câu hỏi: "Liệu cần làm gì để khi đại dịch đi qua, môi trường sẽ vẫn xanh sạch như vậy?".

Hành động của con người có thể ảnh hưởng đến môi trường nhưng cũng chính con người và đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ là lực lượng dẫn dắt các hoạt động vì môi trường. Và trên khắp Việt Nam, những người trẻ cũng đang nỗ lực hết mình trong các chiến dịch về rác thải và bảo vệ hành tinh Xanh.

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 2.

"Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa" là một dự án nổi bật của Greenhub được thực hiện với mục tiêu kết nối các địa phương, cùng nhau hành động, quản lý rác thải và vệ sinh môi trường. Theo chân những người phụ nữ quanh năm sống bên biển và nhìn thấy rõ tác động của ô nhiễm môi trường lên cuộc sống, các bạn tình nguyện viên trẻ của dự án đã học được nhiều điều. Một bạn tình nguyện viên là "9x đời đầu" đã có dịp tới thăm nhà của chị Hương – người làm ra những chiếc túi pano rất đẹp từ rác thải. Bài học giản dị về môi trường cứ thế đến cùng những lời tâm sự mộc mạc của chị.

"Để có thể sản xuất những chiếc túi pano, công việc đầu tiên là đi thu gom pano cũ tại các hội nghị nhà nước và tư nhân, từ băng rôn cũ ngoài đường, vải cũ thừa từ các hiệu may. Thời gian đầu, Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố Hạ Long và Greenhub đã hỗ trợ rất nhiệt tình trong việc kết nối chị với các đơn vị có pano và vải thừa. Khi biết được mục đích tạo ra những sản phẩm mang giá trị bảo vệ môi trường, rất nhiều đơn vị cũng sẵn sàng cho. Tuy nhiên, vải, pano thu về không thể sử dụng được ngay mà phải mất nhiều thời gian giặt sạch, phơi, là…. tốn công hơn mua nguyên liệu mới rất nhiều. Trung bình, pano cũ nhăn nhúm phải xếp chồng lên nhau 3 – 5 ngày mới thẳng, vải cũng phải mất chừng đó thời gian để có thể may".

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 3.

Tái sử dụng vốn không phải công việc đơn giản mà thường đòi hỏi nhiều công đoạn. Chính vì vậy, người ta đôi khi cho rằng tái sử dụng thực sự rất khó khả thi và chỉ mang tính chất minh họa. Câu chuyện của dự án "Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa" thì khác, sản phẩm của những người phụ nữ Hạ Long được đánh giá cao và đã bắt đầu đem lại nguồn thu nhập cho họ. Được biết, dự án đã đạt được những kết quả khả thi khi thu hút được sự tham gia của hơn 4.000 phụ nữ tại Hạ Long vào mô hình thu gom, tái sử dụng rác thải nhựa. Điều đó đồng nghĩa với việc, dự án không chỉ giúp giải quyết một lượng rác thải nhựa từ các tấm pano mà còn tạo giải pháp sinh kế cho nhiều phụ nữ tại Hạ Long. Tái sử dụng giờ đây không còn chỉ là những tuyên truyền thuần túy mà đã đi vào đời sống thực sự.

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 4.

Rời Hạ Long, những hành trình vì môi trường xanh Việt Nam đưa chúng ta tới thành phố Huế với ngôi trường Quốc học nổi tiếng. Hướng tới xây dựng một đô thị sinh thái, thành phố Huế cũng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề bảo vệ môi trường. Với dự án "Sáng tạo vì một thế giới không rác thải" từ Hội đồng Anh, các khóa tập huấn về kỹ năng quản lý rác thải đã được tổ chức tại các trường trung học trên cả nước. Nguyễn Xuân Tùng, một học sinh Quốc học Huế đã gây ấn tượng với bài phát biểu đầy cảm hứng sau khi hoàn thành dự án "Xà phòng xanh" của mình.

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 5.

"Xà phòng Xanh không đơn thuần chỉ là một dự án tạo ra những miếng xà phòng an toàn cho người sử dụng lẫn môi trường, chúng em còn có một mong muốn xa hơn: đó chính là thay đổi ý thức của người dùng về xà phòng handmade, vốn là một thị trường gặp khó khăn trong khía cạnh giá cả. Chúng em muốn tạo ra những mẻ xà phòng giá rẻ mà vẫn giữ được đặc tính của một xà phòng thường, từ đó, xây dựng niềm tin tích cực hơn cho người dùng không chỉ trong địa phương mà còn ngoại tỉnh".

Bài phát biểu của Xuân Tùng cũng đã gây được tiếng vang khi em cùng nhóm của mình đã nhìn nhận ra được những vấn đề môi trường tại thành phố nơi mình đang sống để từ đó đề xuất những giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

"Và cũng nhờ có dự án Xà phòng Xanh cũng như 11 dự án khác có mặt trong buổi hội thảo hôm nay, chúng em cũng đã một phần hiểu hơn về thực trạng môi trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Người dân vẫn chưa có kiến thức nòng cốt về rác thải nhựa, đặc biệt là các túi nilong, dẫn đến việc vứt rác bừa bãi, nhất là ở khu vực gần chợ, nơi có lượng lớn người dân thực hiện hoạt động trao đổi buôn bán hằng ngày. Vậy nên chúng em mong chính quyền hãy có những biện pháp cụ thể hơn nhằm thay đổi ý thức của người dân như tổ chức những buổi tuyên truyền cho họ, lập ra những nhóm thanh niên tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, hay xây dựng một hệ thống phân loại rác thải tại nguồn, là hệ thống đã gặt hái rất nhiều thành công trong chương trình thí điểm tại các trường THCS và THPT tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế".

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 6.

Phải thực sự thấy và hiểu được những hậu quả, các tác động tiêu cực lên cuộc sống khi môi trường bị hủy hoại, con người ta mới thấy nhu cầu bức thiết cần phải bảo vệ môi trường. Thế hệ của Xuân Tùng hiểu hơn ai hết rằng nếu môi trường hiện tại bị tổn thương, thì tương lai sẽ phải nhận hậu quả cho hành động của hiện tại.

"Và chúng ta, những thế hệ sẽ cống hiến tương lai cho đất nước, hãy thay đổi những hành động xấu hằng ngày, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người bởi khi đó, hành động sẽ tạo nên thói quen, thói quen sẽ làm nên tư tưởng, và chỉ có tư tưởng mới thay đổi được tương lai mà thôi".

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 7.

Trong những chiến dịch bảo vệ môi trường gây được tiếng vang, sáng kiến "Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh" dù mới được UNESCO phát động hồi tháng 6 vừa qua nhưng cũng thu hút được sự chú ý. Câu chuyện ô nhiễm đại dương, đặc biệt là rác thải nhựa chưa bao giờ nóng như thời điểm hiện tại. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết có khoảng 730.000 tấn rác thải, phần lớn có nguồn gốc từ đất liền, đổ ra đại dương hàng năm. Khi thiên nhiên lên tiếng kêu cứu, người ta ngày càng thấy vai trò tiên phong của người trẻ trong việc bảo vệ đại dương khi đó là những "di sản" mà họ sẽ được kế thừa.

Đại diện của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh: "Thế hệ trẻ của Việt Nam đầy tài năng và luôn sẵn sàng cho các giải pháp cải thiện những vấn đề về phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Chúng tôi tin tưởng rằng sự hỗ trợ và kết nối các tài năng sáng tạo trẻ này sẽ ươm mầm cho các sáng kiến cũng như thúc đẩy hơn vai trò của thanh niên cho tương lai phát triển bền vững của Việt Nam".

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 8.

Sáng kiến "Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh" hứa hẹn sẽ giúp cho ra đời nhiều dự án có giá trị thực tiễn góp phần bảo vệ môi trường tại Việt Nam với mục tiêu trọng tâm hướng tới các lĩnh vực Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế. Những chương trình như vậy không chỉ trao cơ hội cho người trẻ được chủ động đề xuất, lên ý tưởng và triển khai bảo vệ môi trường, nó còn giúp gắn kết cộng đồng, tạo nên mạng lưới những người trẻ với cùng chung nhiệt huyết và mong muốn giữ gìn một Việt Nam xanh cho tương lai.

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 9.

Được biết, tất cả các hoạt động kể trên đều do Coca-Cola hợp tác với các tổ chức xã hội uy tín để triển khai. Các sáng kiến thuộc khuôn khổ chiến lược "Vì một thế giới không rác thải" được Coca-Cola phát động vào năm 2018. Bên cạnh hợp tác, những dự án từ chiến lược "Vì một thế giới không rác thải" còn tập trung vào 2 trụ cột khác là Thu gom và Thiết kế. 

 Các hoạt động vì môi trường nổi bật thuộc chiến lược "Vì một thế giới không rác thải" có thể kể đến như xây dựng nhóm những phụ nữ tại Hạ Long là thành viên nòng cốt của "Mạng lưới hành động vì rác thải", tập trung vào các dự án bảo vệ đại dương, tuyên truyền làm sạch bờ biển, tích cực thu gom sản phẩm sau khi đã sử dụng...

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 10.

Cũng nằm trong các nỗ lực quản lý rác thải hiệu quả, Coca-Cola đã hợp tác với các doanh nghiệp đầu ngành khác để thành lập Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với biên bản ghi nhớ ký kết cùng Bộ Tài nguyên môi trường để chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Sau một năm đi vào hoạt động, vừa qua, PRO Việt Nam đã tổ chức sự kiện tổng kết nhằm báo cáo kết quả hoạt động sau một năm thành lập, đồng thời giới thiệu định hướng hoạt động trong năm tiếp theo 2020 – 2021. Tại hội thảo, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) với PRO Việt Nam nhằm mục đích cùng xây dựng và triển khai các dự án thí điểm về kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ Khung quốc gia về EPR (EPR – Extended Producer Responsibility, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất).


Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 11.
Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 12.

Không chỉ hiện thực hóa quyết tâm của mình thông qua các dự án hợp tác, tăng cường thu gom, Coca-Cola cũng đẩy mạnh các hoạt động cải tiến bao bì với sáng kiến gần đây nhất là nước đóng chai Dasani có bao bì từ 100% nhựa tái chế (rPET). Đây là sản phẩm nước đóng chai đầu tiên tại Việt Nam với bao bì được sản xuất hoàn toàn từ rPET.

Hiểu được tầm quan trọng của giới trẻ trong công cuộc bảo vệ môi trường, suốt vài thập kỷ phát triển tại Việt Nam, Coca-Cola đã không ngừng nỗ lực để kiến tạo giá trị xanh, đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội qua những hoạt động, chương trình dành riêng cho người trẻ. Chiến lược "Vì một thế giới không rác thải" ra đời cũng để tiếp tục hoàn thiện, củng cố, giữ đúng cam kết của Coca Cola với sứ mệnh môi trường lớn lao đó. 

Theo đại diện của Coca-Cola, chiến lược "Vì một thế giới không rác thải" thuộc định hướng phát triển bền vững của Coca-Cola tập trung vào bốn yếu tố chính gồm nước, phụ nữ, chất lượng sống và quản lý rác thải.

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 13.

Nhìn vào sự đồng hành của các tập đoàn lớn như Coca-Cola, người ta hiểu rằng bảo vệ môi trường giờ đây đã không còn là câu chuyện đơn độc của chính phủ hay những người hoạt động vì môi trường. Chiến lược "Vì một thế giới không rác thải" là một điểm nhấn quan trọng khi giờ đây, trọng trách bảo vệ môi trường, thay đổi nhận thức cộng đồng, tăng cường giáo dục và lan tỏa những thông điệp bảo vệ môi trường tích cực… đã có sự tích cực chung tay của người trẻ.

Tương lai của hành tinh, của một Việt Nam xanh đều nằm trong tay thế hệ kế cận. Và trong hành trình đẩy lùi ô nhiễm, đi tìm câu trả lời cho những vấn đề nhức nhối đang tồn tại, những chiến lược như "Vì một thế giới không rác thải" sẽ là bệ đỡ, bạn đồng hành để người trẻ phát huy tinh thần công dân tích cực, tham gia đóng góp bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu thêm về chiến lược "Vì một thế giới không rác thải" tại: https://CokeURL.com/WWW-Vietnam

Người Việt trẻ đang nỗ lực giải cứu môi trường thời “hậu dịch” - Ảnh 14.