Nếu không thay đổi tư duy, bứt phá và phát triển bản thân nhanh chóng để bắt kịp xu hướng ngay từ bây giờ thì nhiều người trẻ sẽ phải đối diện với khủng hoảng nghiêm trọng mang tên “việc làm”. Đây không còn là lúc để chúng ta chần chừ nữa!

Từ gần hai năm nay, người trẻ ở Việt Nam đã phải trải qua nhiều khó khăn, xáo trộn vì đại dịch Covid-19. Giãn cách xã hội kéo dài đã vô tình khiến cuộc sống của họ vốn đã nhiều áp lực, giờ trở nên trầm trọng hơn.

Trong khi nhiều sinh viên cảm thấy cô đơn khi không được tới trường thì số khác từ độ tuổi 22 trở lên lại phải đối mặt với áp lực lớn hơn khi thị trường lao động lâm vào cảnh bế tắc. Sự cân bằng cung - cầu của thị trường lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 1.

Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, xu hướng mới về việc làm càng có sự chuyển dịch rõ nét. TP. HCM là một trong những nơi có số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh đạt kỷ lục với hơn 23.000 doanh nghiệp và hơn 625.000 người lao động ở thành phố bị mất việc, ngừng việc trong đó số lượng người trẻ chiếm gần 50%.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 2.

Trước khi xảy ra dịch Covid-19, tìm được một công việc ổn định đã là cả một cuộc chiến dài hơi nhưng chưa tới mức quá khó khăn.

Thế nhưng, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi khi đợt dịch vừa qua đã làm sụt giảm nghiêm trọng việc làm trên thị trường. Đây là một vấn đề hệ trọng vì nếu người trẻ không được tham gia thị trường việc làm đúng lúc có thể sẽ trở thành một “thế hệ mất mát” dẫn tới những hướng đi chệch choạc. Theo báo cáo của tổ chức ILO về giải quyết khủng hoảng việc làm cho thanh niên do đại dịch Covid-19 tại châu Á - Thái Bình Dương, thanh niên là lực lượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19 do triển vọng làm việc bị đe dọa và giáo dục bị gián đoạn.

Tại Việt Nam, tính đến giữa năm 2021, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (viết tắt là NEET từ cụm Youth not in employment, education or training) là 16,3%, tương đương với gần 2 triệu thanh niên, tăng 51,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Và chắc hẳn, con số này sẽ còn cao hơn rất nhiều vào cuối năm sau khi trải qua 4 tháng giãn cách xã hội. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng quá lớn đến việc tìm kiếm việc làm cũng như học tập của rất nhiều người trẻ.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 3.

Những người từ 24 - 30 tuổi trở lên thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với những người trẻ từ 18 - 24 tuổi. Vì đây là đối tượng phải gánh chịu những chi phí kinh tế và xã hội cao hơn trong thời gian dài hơn. Đặc biệt, báo cáo của ILO cũng lo ngại về một “thế hệ bị phong tỏa” khi đề cập đến nhóm lao động từ 20 - 25 tuổi, do ảnh hưởng tâm lý vì bị gián đoạn việc làm và việc học trong thời gian “khủng hoảng” kéo dài.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 4.

Vốn là thế hệ lớn lên cùng Internet, ngoài những lợi thế về tư duy sáng tạo, năng động trên nền tảng số. Gen Z lại phải đối mặt với sự thiếu hụt về các kỹ năng “phi công nghệ” bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ngôn ngữ… khiến nhiều nhân tố tiềm năng trong thế hệ này mãi lừng khừng trước cánh cửa phòng tuyển dụng.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 5.

Chính vì vậy, Covid-19 đã vô tình đẩy Gen Z vào thế lưỡng nan: lùi không đành, tiến không xong trên hành trình tìm kiếm & chinh phục công việc mơ ước. Áp lực về tài chính và nhiều yếu tố khủng hoảng khác khiến các bạn buộc phải thay đổi lựa chọn công việc của mình. Các bạn làm freelance lại phải bắt đầu tìm kiếm một công việc fulltime với mức lương ổn định. Và ngược lại, các bạn vốn dĩ là officer sau bị thất nghiệp thì buộc phải tìm kiếm các công việc mới phù hợp hơn hoặc phải làm freelance tại nhà.

Nhưng dù là làm loại hình công việc này, trong khoảng thời gian khó khăn này, mỗi chúng ta đều phải không ngừng cố gắng nỗ lực để trang bị cho mình nhiều nhất những kiến thức kĩ năng cần thiết và nhiều hơn thế nữa với một tâm thế vững vàng để bước vào một cuộc sống tuy bình thường nhưng lại là một cuộc chiến rất mới.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 6.

Rõ ràng, việc không được tham gia thị trường việc làm hoặc học tập trong thời gian dài đối với những người trẻ có tác động tiêu cực đến khả năng phát triển kỹ năng và chuyên môn, tạo ra rào cản đối với khả năng được tuyển dụng trong tương lai, làm giảm chất lượng của nguồn lao động trẻ và tăng tính cạnh tranh sau khi dịch Covid-19 qua đi.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 7.

Theo nghiên cứu của tổ chức McKinsey vào tháng 4/2021, sau khi đại dịch qua đi, người trẻ sẽ chịu nhiều thách thức và phải rất nỗ lực để trang bị các kỹ năng, công nghệ và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ để phục vụ cho công việc sau dịch Covid-19. Những ai không không thể theo kịp sự phát triển của xu hướng quốc tế hoá và công nghệ hiện đại 4.0 sẽ phải chịu sự đào thải khắc nghiệt.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 8.

Rõ ràng, với nhiều bạn trẻ lúc trước không có tiếng Anh vẫn có công việc tốt, không bị nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau dịch, sự cạnh tranh công việc cao hơn dẫn đến tình trạng việc thiếu người thừa.

Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp quốc tế, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam. Nếu không có tiếng Anh thì bạn sẽ phải rất chật vật và rất khó phát triển ở môi trường rộng mở hơn.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 9.

Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta từng bị “muối mặt" với những lần ấp úng, ngập ngừng khi nói tiếng Anh - trong khi bên cạnh là những đàn em cùng những màn thuyết trình tiếng Anh cực chất hay giao tiếp sành sỏi với đối tác nước ngoài?

Vì vậy, việc bạn có thể nói tốt, đọc hiểu và giao tiếp thành thạo tiếng Anh gần như đã trở thành điều kiện tiên quyết để có thể “sống sót" và phát triển trong môi trường việc làm ngày càng máu lửa và khốc liệt như lúc này.

Thậm chí, dù ý thức rất rõ cũng như chịu không ít áp lực từ việc thiếu hụt tiếng Anh thì nhiều bạn trẻ vẫn cứ mãi loay hoay sắp xếp giữa "work-study balance". Mùa cuối năm bận rộn, lịch tăng ca và lịch công tác đột xuất khiến họ khó có thể chuyên tâm ngồi xuống và quyết tâm nâng cấp kỹ năng tiếng Anh ở các lớp học thông thường. Những khoá học quá hàn lâm không chú trọng kỹ năng giao tiếp cũng không đáp ứng được đúng nhu cầu của họ.

Đừng để những rào cản tưởng chừng đơn giản ấy ngăn cản chúng ta tiến bước trong khi bản thân có đầy đủ yếu tố chuyên môn để chinh phục công việc mơ ước của mình.

Có lẽ, ghi danh vào một khóa học tiếng Anh phù hợp sẽ là bước đi đầu tiên để bạn bắt đầu hành trình bứt phá của chính mình.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 10.


ITALK PRO - BỨT PHÁ GIỚI HẠN, KHƠI MỞ CƠ HỘI

Nhờ đó, mỗi người đều có thể làm chủ lộ trình học tập của bản thân khi chương trình linh hoạt tối đa trong việc lựa chọn khung giờ học, phương thức học, và nội dung học trong kho chủ đề với hơn 365+ tình huống giao tiếp đa dạng, được cập nhật thường xuyên.

Người trẻ và cuộc chiến khắc nghiệt hậu Covid mang tên “việc làm” - Ảnh 12.