Thiên Minh: Người ta nghĩ vậy cũng đúng. Quan trọng nhất, tôi hay bạn biết thế mạnh của mình ở đâu và mình muốn cái gì. Không ai nhìn trước được tương lai nhưng bạn hoàn toàn có thể vạch ra con đường mà mình muốn đi. Mình lựa chọn nó.
Tôi không lựa chọn cuộc sống ở Mỹ, tôi chọn quay về và bây giờ tôi không phải là người thất bại. Thành công ở đâu cũng vậy thôi nhưng cốt yếu là bạn đã lựa chọn cách mà nó diễn ra. Đối với Minh, thành công ở Việt Nam là thành công mà Minh đã lựa chọn và hạnh phúc với nó. Khi nào mà tôi lựa chọn ở Mỹ mà không làm được, thì đó mới là điều đáng buồn.
Việt Nam đang phát triển, mọi thứ ở đây đều mới mẻ. Đó chính là cơ hội lớn cho những người trẻ du học hay có thời gian sống ở nước ngoài như Minh trở về và khởi nghiệp. Để thành công may mắn thôi chưa đủ, bạn cần hiểu rõ chính mình và vạch ra con đường mình mà muốn đi.
Brian Trần: Đương nhiên là không rồi! Tại sao mình phải để tâm đến những lời nói vô lý, vô nghĩa như thế. Đối với Brian, nếu như bản thân cứ chăm chăm vào tất cả mọi thứ trên đường đi thì mình sẽ quên mất mình muốn đến đâu. Câu trả lời hay nhất cho tất cả vẫn là hành động, nói ít làm nhiều. Đừng cố thuyết phục người khác bằng những lời nói, Brian sẽ chứng minh với họ bằng hành động.
Julia Doan: Mình sẽ không bận lòng về những điều này đâu. Kinh doanh ở đâu cũng là một công việc khó khăn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng và biết tìm cho mình môi trường phù hợp để phát triển nó.
Thiên Minh: Trong những năm gần đây, Minh luôn dành tặng mẹ 50% số tiền tiết kiệm có trong tài khoản của mình. Tôi là con út trong gia đình, dĩ nhiên chẳng có món quà nào ý nghĩa và ấm lòng cha mẹ hơn là nhìn thấy sự trưởng thành của con cái. Và tôi định nghĩa sự trưởng thành ấy bằng việc biết chia sẻ với người mình thương yêu.
Tết với tôi và những người trưởng thành khác không phải là áo đẹp và bánh mứt nữa mà chính là mốc thời gian để nhìn lại bản thân, điểm lại những được mất sau một năm để cho mình thêm những cơ hội sửa chữa những điều chưa làm được trong năm cũ. Tết như một lý do để mình sống tích cực hơn.
Y-Vân: Trong năm qua, Y-Vân rất thành công trong công việc. Tháng 6 vừa rồi, mình chính thức kết thúc thời gian thử việc và được ký hợp đồng lao động vô thời hạn. Sau đó, mình tự lên kế hoạch triển khai một dự án riêng của bản thân và mới đây đã xin được nhà tài trợ 5 năm vào tháng 12 vừa rồi. Chưa hết, Y-Vân mới được thăng chức, nhận nhiều trách nhiệm quan trọng hơn.
Brian Trần: Nói sao nhỉ, ngay lúc này Brian rất muốn về Mỹ thăm mẹ và gia đình giống như các bạn từ nơi xa về quê dịp Tết vậy. Nhưng hiện tại rất nhiều việc chưa cho phép mình về quê trong thời gian này. Tuy chẳng có tiền bạc hay vật chất gì đáng giá để gửi cho gia đình nhưng Brian luôn nhớ về người thân ở Mỹ dù ở đâu hay làm gì. Chỉ muốn nói với mẹ rằng: “Mom, cảm ơn mom đã sinh ra con, luôn ủng hộ và yêu thương con. Chúc mom thật nhiều sức khoẻ và xinh đẹp nhé. Love you người đẹp ơi”.
Julia Doan: Câu này không trả lời vì không có thói quen mua quà cáp về nhà, chỉ lì xì cho em.
Thiên Minh: Điều Minh không thích ở Việt Nam là mọi người ăn Tết dài quá. Tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi” khiến tất cả uể oải và chậm chạp sau Tết. Tôi không phải là một người quá kỷ luật song vẫn thích mọi thứ phải chừng mực, đâu phải vào đó. Trước Tết ai cũng tất bật - chúng ta ôm mọi việc vào mình cảm giác rất stress, sau Tết lại quá rảnh.
Y-Vân: Điểm trừ lớn nhất với Y-Vân là đồ ăn bởi đi đến đâu cũng ăn, ăn nhiều quá thì lại béo phì. Tuy vậy, đó chỉ là một chút thôi bởi đối với Y-Vân thì Tết ở Việt Nam vui lắm. Dù sống ở nước ngoài nhưng mình không quan trọng Noel hay Tết Tây đâu bởi mình vẫn nói, mình luôn mang hơi thở của Việt Nam mà.
Brian Trần: Với tôi, mọi thứ thuộc về Tết đều hoàn hảo chỉ có mỗi việc còn chưa ổn lắm đó chính là mọi người được nghỉ Tết dài quá nên mọi thứ sau Tết luôn bắt đầu một cách “ngái ngủ", thiếu năng suất.
Julia Doan: Mình không thấy có vấn đề gì với Tết cả. Mọi người đã làm việc chăm chỉ suốt 1 năm và đây là thời gian ai cũng nên nghỉ ngơi.