Khi nhắc đến VJing hay Visual Art thì Tùng Khỉ (Khỉ Dại) là người được các anh em trong giới thiết kế đồ họa hay giới hoạt động sáng tạo và nghệ thuật tại Việt Nam thân mến, trân trọng gọi là “anh cả” của lĩnh vực nghệ thuật thị giác, người giữ vị trí tiên phong trong lĩnh vực này tại nước ta từ những ngày đầu.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: "May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi”.

Vài năm trở lại đây, bên cạnh âm nhạc thì phần hình ảnh trình chiếu kỹ thuật số (visual) trở thành một phần thiếu yếu, gắn liền với âm nhạc trong tất cả các phần trình diễn giải trí hay các chiến dịch quảng cáo tại Việt Nam. Visual, một cách không thể bàn cãi, giúp truyền tải sâu sắc hơn thông điệp mà người nghệ sĩ hoặc nhãn hàng muốn gửi gắm vào sản phẩm dù nó mang tính thương mại hay nghệ thuật.

VJing chính là tên gọi của bộ môn biểu diễn khi mà người điều chỉnh visual (Visual Jockey - VJ) phải quyết định các hiệu ứng đồ hoạ theo thời gian thực cho âm nhạc. Tại nước ta, VJing đã xuất hiện từ nhiều năm trước theo guồng phát triển của các bar, club hay những sân khấu biểu diễn có trang bị màn hình LED hay máy chiếu. Tuy vậy, phải đến vài năm gần đây VJing mới dần trở thành một công việc chuyên nghiệp và mang tính nghệ thuật vì đã có những studio được thành lập chuyên sâu cho lĩnh vực và ngày càng nhiều nghệ sĩ sử dụng VJing như một công cụ hữu dụng cho các tác phẩm đương đại.  Những Visual Artist (nghệ sĩ thị giác) là nhóm nghệ sĩ tiên phong trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số như các phần mềm hay thiết bị công nghệ hỗ trợ để tự làm ra các sản phẩm thị giác của riêng mình, có thể là những sắp đặt mang tính tương tác, hay một thể nghiệm video với âm thanh.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 2.

Khi nhắc đến VJing hay Visual Art thì có một người được các anh em trong giới thiết kế đồ hoạ hay giới hoạt động sáng tạo và nghệ thuật tại Việt Nam thân mến, trân trọng gọi là “anh cả” của lĩnh vực nghệ thuật thị giác, người giữ vị trí tiên phong trong lĩnh vực này tại nước ta từ những ngày đầu cho tới thời điểm hiện tại. Người đó chính là Tùng Khỉ (Khỉ Dại) và được giới chuyên môn thế giới biết tới với nghệ danh Crazy Monkey.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 3.

Được biết đến và ca ngợi bởi bảng thành tích dày đặc các giải thưởng cũng như những lời mời tham dự các triển lãm, lễ hội quốc tế mà hiếm có nghệ sĩ nào từng đạt được: Giải Nhất Vietnam Young Lions trong hạng mục phim (2010), Đại diện Việt Nam tại Cannes Young Lions ở Cannes, Pháp (2010), mới đây là triển lãm nhóm tại London Design Biennale tại London, UK,.. hay những sản phẩm hợp tác cùng các nhãn hàng danh tiếng: Audi, Nokia, Aquafina,.. chịu trách nhiệm sản xuất hình ảnh thị giác và biểu diễn VJing trong nhiều năm liền cho Monsoon Music Festival, toàn bộ chuỗi Tiger Remix trên khắp cả nước,…và hợp tác cùng Sơn Tùng M-TP cho ra mắt một trong những MV 360 độ đầu tiên tại Việt Nam – Lạc Trôi, nhưng điều ở Tùng Khỉ khiến những người hoạt động trong giới nghệ thuật kính trọng, nể phục hơn cả chính là tinh thần không ngại chia sẻ, sẵn lòng giúp đỡ phát triển thế hệ kế cận và cộng đồng.

Sau một loạt các lần hẹn và đổi hẹn do lịch làm việc dày đặc vào dịp cuối năm của Tùng Khỉ, cuối cùng chúng tôi cũng có cơ hội được phỏng vấn anh vào một tối chớm đông sau khi anh hoàn thành công việc VJing trong một show biểu diễn nghệ thuật tại Hà Nội. Cuộc phỏng vấn dần dần chuyển thành một cuộc nói chuyện vô cùng gần gũi và cởi mở khi anh trực tiếp chia sẻ về những trăn trở khi rẽ sang một hướng đi hoàn toàn mới, hay việc cân bằng giữa yếu tố thương mại và nghệ thuật trong các sản phẩm và làm thế nào để luôn có được nguồn cảm hứng và tạo được dấu ấn riêng trong thời buổi bão hoà ý tưởng.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 4.

    Anh có thể chia sẻ về quyết định theo đuổi hướng đi hoàn toàn mới về visual art, trở thành người tiên phong khi mà anh đang có một công việc ổn định và ở vị trí mà nhiều người mơ ước có được?

Đối với tôi thì với mỗi chặng đường trong cuộc sống, tôi lại đưa những yêu cầu mới cho bản thân và tôi buộc phải vượt qua nó để có thêm những nguồn năng lượng mới, nếu không chính tôi sẽ kiệt quệ.

Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc mình sẽ tiên phong lĩnh vực này trước khi bắt đầu tìm hiểu về nó. Những công việc trước đây thực sự khá ổn định và tuyệt vời, nhưng nó không mang lại sự tự do về không gian, tự do về tài chính và tự do về trí óc cho tôi. Để ra quyết định bước khỏi vòng an toàn, tôi cũng đã thực sự nghĩ về những gì cần đánh đổi, nhưng không có gì có thể hấp dẫn hơn cảm giác được mạo hiểm làm một điều gì đó cho bản thân.

    Có một cột mốc nhất định nào thúc đẩy anh đưa ra quyết định theo đuổi visual art hay đó là 1 quá trình của sự dần dần nhận ra đây là hướng đi mà anh muốn thử sức?


Việc đưa đến quyết định này là cả một quá trình đối với tôi. Nó không thể xảy ra ngày một ngày hai được. Tuy vậy thì tôi rất nhớ buổi tối đó cách đây khoảng 5 năm, khi tôi thức muộn để chuẩn bị cho buổi trình bày vào sáng hôm sau, tôi đã tình cờ xem được những video của VJFader trên Youtube. Tôi đột nhiên quên hết những gì mình đang làm và dành cả buổi tối để tìm hiểu về VJing. Bạn biết là mình tìm thấy điều gì đó đặc biệt sau những khoảnh khắc như vậy.

img
img
img
img
img

    Nhiều người cho rằng anh đã có sẵn một cái gốc, nền tảng thuận lợi: theo học ĐH Mỹ Thuật và khoá học quảng cáo và thiết kế tiên tiến đa phương tiện của FPT Area và từng đảm nhận vị trí giám đốc nghệ thuật của YanTV cùng 1 vài công ty quảng cáo khác. Thế nhưng chắc chắn đó chỉ là những bước đệm tốt hiển hiện mà người ngoài có thể nhìn thấy còn những khó khăn "ngầm" mà chỉ người trong cuộc là anh mới có thể hiểu và phải trực tiếp đối mặt là gì?


Tôi đã có những kiến thức về Mỹ Thuật từ những năm Trung Cấp và Cao Đẳng tại trường Nghệ Thuật Hà Nội, và bên cạnh đó là những kiến thức mới về Mỹ Thuật Đa Phương Tiện tại FPT Arena. Cũng là một sự may mắn khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi. Nếu tôi tự ti về bằng cấp của mình, không bao giờ tôi có thể đứng ngang hàng với bạn bè để cùng đón nhận và chiếm giữ những cơ hội mới. Nếu tôi sống trong những giải thưởng và vị trí mình đã có được trước đây, không bao giờ tôi có thể ngồi làm việc trong những khu kĩ thuật chật hẹp, trong những lều tạm của đội ngũ kỹ thuật mỗi khi chạy chương trình. Đối với tôi thì cuộc sống là một con đường dài, bạn càng buông bỏ được bao nhiêu, bạn sẽ càng đi nhanh và xa hơn. Và hiển nhiên nếu bạn đi xa, bạn sẽ rất bất ngờ với những gì mình thấy được đấy.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 6.

    Theo anh sự xuất hiện của VJing đã ảnh hưởng như thế nào đến các tiết mục biểu diễn giải trí, nghệ thuật và các sản phẩm quảng cáo?


VJing đối với tôi là chiếc hộp Pandora, mở ra vô số khả năng trong việc ứng dụng loại hình này tới các công việc khác nhau. Bạn có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của VJing tới các chương trình ca nhạc hiện tại: Nội dung bài hát được hiển thị sống động hơn, thiết kế của những hình ảnh đồ họa có sự tương tác với âm nhạc, giúp đẩy cao cảm xúc của người xem hơn nữa. Bên cạnh đó, với công việc là một Visual Artist tôi còn sử dụng Vjing như là một công cụ đa năng giúp tôi thể nghiệm các hiệu ứng thị giác đa dạng trên các tác phẩm của mình.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 7.

    Đặc điểm chung của những show diễn anh tham gia dù là thương mại, giải trí hay nghệ thuật ở bất cứ quy mô nào là đều được đầu tư rất công phu, tỉ mỉ và luôn có lồng ghép yếu tố nghệ thuật dân gian, cổ truyền. Điều gì thôi thúc, tạo động lực cho anh sản xuất ra các sản phẩm cầu kỳ, kỹ lưỡng và tô điểm màu sắc dân tộc như vậy?


Thực ra yếu tố về dân tộc luôn luôn là một chất liệu tối ưu nếu bạn muốn đưa nghệ thuật của mình ra thế giới và được "nhận diện". Tôi cũng không thoát khỏi nhu cầu đó khi áp dụng những chất liệu truyền thống vào nghệ thuật của mình. Tất nhiên nếu bạn làm điều gì về văn hóa truyền thống, bạn cần làm kỹ và đúng. Ở những sân chơi thuần nghệ thuật thì tôi được "cực đoan" một chút khi được đặc tả và bóp méo những chất liệu đó trong tác phẩm của mình mà không cần quan tâm lắm tới thị hiếu của người xem. Nhưng ở những chương trình thương mại, tôi phải bảo đảm những chất liệu mình sử dụng phải đúng với thuần phong mỹ tục nên cũng có những rào cản nhất định cho sáng tạo.

    Khi được mời hợp tác trong một dự án thì đâu là điểm anh sẽ cân nhắc để đưa ra quyết định có nhận lời hay không?


Tôi sẽ cân nhắc tới phạm vi dành cho sự sáng tạo và yếu tố cá nhân của mình được bao nhiêu phần trăm trong dự án. Nếu không có nhiều đất cho những điều đó, tôi sẽ cân nhắc một mức chi phí làm bản thân cảm thấy thỏa mãn.

img
img

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 9.

    Sự xuất hiện của VJing đã mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới về nghề nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Có khi nào anh bị cuốn theo dòng chảy của những cơ hội mang tính thương mại này không? Và nếu có thì làm thế nào để anh cân bằng được giữa công việc và đam mê?


Rất khó để trả lời câu này rõ ràng vì đối với tôi công việc chính là đam mê. Tôi ham thích những dự án thương mại giống như tôi yêu các sản phẩm nghệ thuật. Thực sự tôi không gò ép bản thân phải thuộc về khu vực nào cả, mà tôi luôn linh động ứng biến với các tình huống khác nhau. Tất nhiên tôi cũng đã đối mặt với tính thương mại trong công việc, nhiều lúc rất thực dụng và khô khan. Tuy vậy tôi vẫn tự tạo cho mình những khoảng nghỉ hợp lý cho cái tôi của bản thân được vẫy vùng một chút. Trước khi nhảy vào lĩnh vực Visual Art cho sân khấu và giải trí, tôi đã có nhiều năm làm việc trong môi trường Quảng Cáo, nên thực sự các tình huống công việc hiện tại khá dễ chịu và tôi vẫn có thể làm chủ được mọi thứ.

Cũng với tiêu chí này cách đây một năm tôi đã thành lập studio TheBoxCollective, hoạt động dưới hình thức một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực VJing và Visual Art cho âm nhạc. Tuy vậy TheBoxCollective vẫn có nhiều hoạt động khác mang đặc tính thể nghiệm nghệ thuật, như chương trình VJSeason Post Human vừa rồi tại Yoko, hay triển lãm Cyber Hug tại bảo tàng công nghệ nghệ thuật tại Taoyuan, Taiwan.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 10.

    Từng đại diện Việt Nam tham dự nhiều triển lãm, sự kiện trên khắp thế giới và nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế. Anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ khi tham dự các cuộc thi hay sự kiện đó?


Kỉ niệm gần đây nhất là khi tham dự London Design Biennale 2018 tại London, UK cùng Giám Tuyển Claire Driscoll, chị Thao Vũ và Giang Nguyen, tôi lại được trải nghiệm cảm giác sống và thực hiện tác phẩm cùng một tập thể hệt như hồi sinh viên. Trong triển lãm này tôi còn được xem tác phẩm của một thần tượng của mình đó là nhà thiết kế Es Devlin. Mỗi một chuyến đi là một trải nghiệm giúp tôi gặp gỡ nhiều người và chứng kiến nhiều tượng đài của Thế Giới. Điều đó luôn nhắc nhở tôi về vị trí của mình và khiến tôi luôn phải cố gắng hơn nữa.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 11.

    Sau khi theo đuổi công việc của một Visual Artist độc lập được một thời gian thì anh thành lập studio TheBoxCollective và bắt đầu tập hợp các bạn đam mê nghệ thuật VJing (2016), đồng tổ chức một số sự kiện chuyên về visual đầu tiên tại Việt Nam như Kaleidosoup (2015), VJ Season Posthuman (2018) và đang ấp ủ VJ Season GOD vào đầu 2019. Đây là những nền tảng mang tính cộng đồng rất cao và được đánh giá rất tích cực từ giới chuyên môn. Vậy anh có thể chia sẻ về các quyết định này của mình?


Tôi thực hiện các dự án này chỉ với mong muốn cho cộng đồng có thể hiểu công việc của chúng tôi, rằng sau những màn hình đầy những hiệu ứng rực rỡ là những con người thật, đang mong cầu được cống hiến khả năng và sự sáng tạo cho niềm đam mê của bản thân.

Bên cạnh đó, tôi cũng muốn tạo một dòng chảy thực sự về bộ môn này tại Việt Nam để anh em có thể thực hành và giao lưu với những nghệ sĩ đỉnh cao của thế giới.

Theo anh tính cộng đồng quan trọng như thế nào trong sự phát triển của nền  nghệ thuật thị giác tại nói riêng cũng như của mọi lĩnh vực nghệ thuật, nghề nghiệp nói chung?

Với tôi một kiến thức nếu không chia sẻ thì nó sẽ trở thành một " kiến thức chết", giống như bạn chôn vàng dưới gốc cây vậy. Tôi cần chia sẻ những kiến thức mình có được với những anh em đồng hành để chính bản thân mình có thể nhận được những kiến thức mới mà các bạn tìm được. Đây là một hành động cần thiết để bản thân được phát triển.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 12.

Anh cũng từng là cố vấn cho Vietnam Halography – festival sáng tạo lớn nhất dành riêng cho cộng đồng thiết kế tại Việt Nam. Anh có cảm nhận gì về thế hệ kế cận của các bạn trẻ đam mê nghệ thuật visual và có thể đưa ra 1 lời khuyên quý báu nhất mà anh đúc kết được từ con đường của bản thân mình?

Tôi có thể nhận thấy tính toàn cầu hóa đã diễn ra rất mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới thế hệ sáng tạo trẻ tại Việt Nam. Đối với tôi, việc chắt lọc các chất liệu mang tính biểu tượng văn hóa vào các sản phẩm đương đại có ý nghĩa rất lớn. Việc đối thoại với các chất liệu đó không chỉ khiến tác phẩm của bạn mang một phông văn hóa riêng biệt, mà còn là một sự kế thừa và xây dựng tính dân tộc trong dòng chảy sáng tạo.

Nhắc đến 3 chữ "truyền cảm hứng", niềm cảm hứng mà Tùng Khỉ mang đến có ý nghĩa hơn đối với thế hệ designer trẻ và ngành thiết kế tại Việt Nam. Không chỉ là một trong những người có khả năng dẫn dắt, khởi tạo xu hướng mới, Tùng Khỉ ngoài đời còn là một người anh rất gần gũi, luôn nhiệt tình trong các hoạt động của cộng đồng thiết kế.

Những thành công và dấu ấn mà Tùng Khỉ đã tạo được trong nhiều mảng miếng khác nhau của ngành thiết kế sáng tạo là vô cùng xứng đáng. Xứng đáng với một nghệ sĩ dám thử nghiệm, xứng đáng với một Tùng Khỉ không ngừng nghỉ việc khai phá những giới hạn, những thử thách mới trên con đường sáng tạo của bản thân.

Đó là những lời nhận xét đến từ Tùng Juno - Trưởng ban tổ chức Halography Vietnam để nói về một trong những nghệ sĩ thị giác hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 13.
Nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ: May mắn là khi trong tay bạn có nhiều công cụ và khả năng để bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm chủ cuộc chơi” - Ảnh 14.
Hiển Phạm
nhatanhngx
Theo Trí Thức Trẻ28.12.2018