"Tết đến quanh đây ta thấy gì?...". Những ngày này, khi đi qua phố, tôi thường thoáng nghe lời hát ấy bên tai, trên nền ca khúc "Điệp khúc mùa xuân" đã quá quen thuộc với bao người. Và bất giác, tôi tự hỏi lòng mình: "Ta thấy gì là biết Tết đang về?". Thật vậy, "trời sắp Tết" tức là khi đất trời chuyển giao, thời tiết rét ngọt, mưa rơi lây phây - những hiện tượng hoàn toàn mang tính chất… khí tượng thủy văn thậm chí có thể khiến người ta buồn thêm gấp bội. Cái khiến ta thực sự vui đến rộn ràng nao nức rõ ràng là 1 "tâm trạng Tết", được hình thành không phải chỉ bởi "trời đất"! Tết đến khi ta "thấy" những điều rất khác, những tín hiệu xuân đặc biệt, "vẫy gọi" lòng xốn xang, náo nức.
Thế khi nào thì "lòng mình Tết"? Nói cách khác, nếu gạt sang một bên những điều kiện khí hậu kiểu "trời Tết cuối đông, đầu xuân", bạn sẽ biết Tết đang cận kề, về gần muôn nẻo khi thấy điều gì? Đó là khi phố xá đông đúc, hối hả, xuôi ngược kẻ lại, người qua, công việc bộn bề, gấp rút, mà vẫn phải lo việc nhà? Hay là lúc mai, đào nở rộ khắp nẻo? Hoặc như gần đây nhất, là lúc lại thấy trên mạng xã hội người ta quảng cáo chỗ bán áo dài cùng với đó là những những màn xả sale đồng loạt của các các shop, trên sàn thương mại điện tử?
Tết với mỗi người có thể một khác, và gắn với vô vàn hình ảnh, âm thanh khác nhau. Nhưng có một điều mà có lẽ ai cũng gật gù tâm đắc: Cứ thấy các gian hàng, tiệm tạp hóa ngập tràn sản phẩm, vô vàn bánh kẹo, đồ ăn, lấp lánh giấy bóng kính, hộp quà thắt nơ, muôn sắc rực rỡ, ấy là thấy Tết!
Lùi lại về thời xa xưa ấy, cứ dạo "sương sương" mà đọc một vòng những áng thơ, văn Việt Nam là thấy, cứ mỗi khi những gian hàng, cửa tiệm, sạp hàng ngày Tết là lòng nao nức: "Tết về rộn ràng rồi đấy!". Thi sĩ Đoàn Văn Cừ tả lại cái rộn ràng không khí xuân sang khi ngắm những gian hàng trong phiên "Chợ Tết". Đó là nét rực rỡ, tươi tắn của: "Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha/ Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết/ Con gà trống mào thâm như cục tiết/ Một người mua cầm cẳng dốc lên xem/ Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm…". Và nếu thả mình giữa những trang Nhật ký Hà Nội Tết 1965 của Lưu Quang Vũ, ngày ấy còn là cậu học sinh lớp 10H Trường Hà Nội B (nay là trường Việt Đức), chúng ta lại bật cười vì thấy, trước, trong Tết ngày nào cũng có cảnh đi sắm sanh, ngó nghiêng các gian hàng, cửa tiệm ngày Tết.
Lần giở lại từng tầng ngăn kéo ký ức của chính mình, ai ai cũng bất giác nhận ra: "Thấy những gian hàng rực rỡ, đèn, hoa… ấy là thấy Tết về ngập tràn trong lòng ta". Ngày còn nhỏ xíu, phố phường còn vắng hiu, tiết trời đông bảng lảng, bàng bạc, gia cảnh còn khó khăn, "Tết" trong tâm tưởng là một điều gì tuyệt vời lắm, bởi cả năm mới có một lần, được ăn, được mặc, được sắm sanh, được hít hà vị no đủ và rộn ràng mua sắm cho cả nhà.
Nhà tôi ở phố Hàng Giày, gần chợ Đồng Xuân, chợ Bắc Qua và cả khu chợ trên phố Ngõ Gạch. Suốt cả một năm trời, tôi đã háo hức đếm từng ngày để được mẹ chở xe đạp, đi mua sắm Tết. Và chỉ cần ra đến đầu ngõ, nhìn thấy những đồng quà, tấm bánh rực rỡ sắc màu, là tôi, và bao đứa trẻ được bố mẹ dắt đi mua sắm đã muốn reo vui. Và đến khi được cầm những hộp bánh trên tay, thì cả một trời yêu thương, vui sướng ùa về. Hộp bánh có lớp bìa hộp bên ngoài, cứng cáp và rực rỡ sắc vàng, đỏ của xuân sang, mùi giấy mới và mùi bánh thơm hòa quyện, đủ để gợi nhớ về những ký ức ngọt ngào, những lần được cùng bố mẹ xem Táo quân, ăn bánh thả cửa mà chẳng sợ bố mẹ nhắc nhở, bắt đi ngủ sớm.
Lớn lên một chút, khi đã có khả năng tự kiếm tiền, những gian hàng ngày Tết lại là nơi tôi tìm tới để mua những hộp bánh, mứt Tết biếu bố mẹ. Ở đó, tôi cũng thấy những người trẻ giống như mình, những gương mặt ngập tràn yêu thương và hy vọng. Họ tìm tới đây để mua được những hộp quà, bánh thơm thảo, đẹp mắt, ngọt ngào, yêu thương. Sau 1 năm vất vả ngược, xuôi, món quà ấy không chỉ như lời khẳng định đầy tự hào rằng: "Con vẫn ổn", rằng con có thể"mang tiền về cho mẹ" và cả quà bánh, sự ấm no, mà còn "gói trọn" yêu thương ấm áp sau bao tháng ngày xa cách, tha phương. Và trong 1 năm mà những âu lo đong đầy, còn gì hơn lời nói: "Con vẫn ổn!"?
Ngày thơ bé, những gian hàng như biểu tượng của một "giấc mơ bánh kẹo ngọt lịm", giấc mơ về sự no đủ, ấm áp. Khi trưởng thành, gian hàng Tết lại là nơi "gói trọn" yêu thương của con cái gửi về cho gia đình, làng xóm. Và trong 1 năm mà dịch bệnh càn quét, phố phường nhiều lúc quạnh hiu, thì những gian hàng Tết rực rỡ dường như đang nhóm lên hy vọng - hy vọng về 1 năm mới nhộn nhịp hơn.
Những ngày này, dù bận rộn đến mấy, khi phóng xe trên phố, tôi vẫn để mắt ngó nghiêng phố xá, để được "thở phào" nhẹ nhõm: "Những món đồ, quà bánh Tết đã lên kệ rồi!". Và điều đó có nghĩa là, dù năm qua khó khăn đến mấy, dù vạn vật vẫn đang đổi thay, thì Tết vẫn về, và thấy những gian hàng Tết là thấy tín hiệu của hy vọng.
Ở những gian hàng Tết mà tôi đi lướt ngang qua hay ghé vào mua sắm, tôi còn chợt thoáng nghe thấy giai điệu quen thuộc của bài hát "Điệp khúc mùa xuân" của nhạc sĩ Quốc Dũng nhưng dường như ca từ có chút khác biệt. Và nếu lắng nghe thật kỹ, chúng ta sẽ thấy lời hát được viết lại quả thật càng đúng với tâm trạng "lòng muốn reo vui" của muôn người khi thấy những gian hàng Tết, những hộp quà, bánh, trà… thơm phức, mềm môi, báo hiệu Tết về, cũng từng là hy vọng tràn trề ùa về từng ngôi nhà, xóm phố:
"Tết đến quanh đây ta thấy gì
Là ta thấy một ngày Tết trọn vị
Và ta thấy ngày Tết chất quá đi
Để ta thấy Tết thật mềm dịu
Thấy Tết là thấy Hy Vọng trở về
Cùng những chiếc bánh thật mềm tan trên môi để mang bao hy vọng sẽ về
Kinh Đô 2022 - Tết Hy Vọng | Thấy Kinh Đô là thấy Tết
Dẫu trải bao mất mát đau thương, người ta vẫn chắt chiu, vẫn ghé qua những gian hàng ấy để mua đủ đầy cho dịp sum vầy, để những câu chuyện cứ thế trôi chảy trên bàn trà, mâm Tết, bởi đắng cay đã trải, giờ là lúc ngọt bùi, vị bánh kẹo thơm ngon, và ấm lòng tình nghĩa. Và hẳn rồi, trong mỗi món quà, hộp bánh, gói trà… nằm yên vị ở những gian hàng, ta cũng gửi vào đó niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng - của cả người mua, lẫn người bán.
Khi tôi tranh thủ thời gian bận rộn ghé gian hàng của cô Linh đầu ngõ, người phụ nữ trung niên vui hẳn lên. Cả năm qua, công việc buôn bán chỉ túc tắc, có lúc bị gián đoạn vì dịch, chỉ tới bây giờ khi bước vào "bình thường mới", các gian hàng mới bắt đầu khởi sắc trở lại.
Qua lớp khẩu trang, tôi vẫn cảm nhận được niềm vui của cô, đôi mắt cười lấp lánh: "Đợt giãn cách, ít khách, cô buồn và lo lắm, vì quen cảnh nhộn nhịp rồi mà. Nhưng giờ thì lại thấy người qua kẻ lại rồi, thấy các gian hàng ngập quà bánh, thấy các gia đình kéo nhau đi mua quà, tự dưng vui vui. Hôm nọ, có bé gái được bố mẹ chở qua đây mua đồ Tết, ôm hộp bánh Kinh Đô khư khư xong reo lên, Tết đấy chứ đâu?".
Người bán vui rộn ràng bao nhiêu, người mua cũng thấy hạnh phúc bấy nhiêu. Vui chứ, vì được đi sắm Tết - tưởng chừng là hoạt động quá đỗi bình thường - nay cũng trở nên đáng quý. Được đi sắm những gói trà, hộp bánh…, ấy là còn có hy vọng vào phút giây sum vầy, và chính những món đồ này đây gợi nhắc một điều giản đơn mà ý nghĩa, an ủi mọi tâm hồn đã quá mệt mỏi: "Năm vừa qua, ta đã quá vất vả, buồn thương, sắp đến lúc được quây quần bên bàn trà, mâm Tết để tận hưởng và trân quý từng phút giây bên nhau tuyệt vời rồi đấy!".
Người ta nói: "Mất hy vọng mới là mất tất cả". Năm vừa qua, ta đã mất quá nhiều: có người mất người thân, có người bỏ lỡ những dự định, mất việc… nhưng chỉ cần ta còn nuôi hy vọng thắp sáng trong tim, nghĩa là còn tương lai phía trước, thấy những "gian hàng hy vọng", những hộp bánh Kinh Đô… nghĩa là Tết an yên đang tới, và người ta có quyền hy vọng vào một năm mới rất khác!
Và bạn sẽ càng thấy ấm lòng hơn nữa, khi nghe các cô, chú tiểu thương ríu rít khoe về gian hàng của mình năm nay. Chú Tuấn - chủ một gian ở khu chợ gần phố Hàng Giày nhà tôi xưa - tâm đắc: "Mọi năm, cứ đến Tết là khách chủ động đến mua hàng thôi, nhưng năm nay cũng sợ vãn người, người ta ngại đi con ạ. Mà bán hàng, quảng cáo trên mạng thì chú không biết gì luôn! May mà cô con gái đăng ký cho tham gia chương trình ‘Gian hàng Hy vọng" của Kinh Đô. Thế là tự dưng gian hàng nhà mình được giới thiệu khắp nơi, trên Internet đấy! Khối người tìm đến mua hàng, vui lắm!". Chú Tuấn, cô Linh cũng tíu tít bảo tôi mở điện thoại ra mà xem những hình ảnh truyền thông về gian hàng của họ trên mạng.
Thế là Tết năm nay, không chỉ thấy các gian hàng ngập tràn phố xá, mà còn cả các "gian hàng Hy vọng" phủ kín sắc tươi trên mạng, nhờ vào chương trình hỗ trợ các tiểu thương thật ý nghĩa, nhân văn của công ty Kinh Đô.
Thấy các "gian hàng Hy vọng", thấy những hộp bánh sắc màu của Kinh Đô, ấy là thấy Tết! Vậy thì Tết này, hãy cùng Kinh Đô hỗ trợ các cô chú tiểu thương, lan tỏa về chương trình - để lan tỏa hy vọng khắp dải đất hình chữ S và cùng nhau hướng tới 1 năm mới tươi sáng hơn, bạn nhé!