Năm 1989, bé gái tên Phạm Đỗ Thanh Hà bị mẹ bỏ lại bệnh viện Hải Dương ngay sau khi chào đời. Một người phụ nữ độc thân tại Long Biên, Hà Nội đã nhận nuôi Hà và yêu thương cô như con đẻ.
Hà luôn khao khát mái ấm nhỏ đầy đủ vợ chồng con cái, nhưng chưa bao giờ nghĩ giấc mơ của chị lại phải trải qua nhiều thử thách đến vậy. 7 năm trước, vợ chồng chị mất 2 đứa con, một thai nhi bị sảy khi 7 tuần tuổi không rõ nguyên nhân, và một bé mất sau một tuần chào đời. Từ đó, vợ chồng chị đi khám ở khắp các bệnh viện, nhờ can thiệp y khoa để sinh con khỏe mạnh.
"Bao nhiêu hy vọng và thất vọng mình đã nếm. Nhiều lúc mình không kiềm chế được mà khóc trước mặt bác sĩ", chị Hà chia sẻ.
Năm 2019, vợ chồng chị Hà tìm tới Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội (IVF Tâm Anh). Sau một năm được chỉ định dùng thuốc kích trứng, trải qua cuộc phẫu thuật tạo hình do niêm mạc tử cung mỏng, lại có tụ dịch tại vết mổ và dịch trong buồng tử cung, cuối cùng, tin vui đã đến với chị khi que thử thai báo 2 vạch.
"Sau đó là những lần "thót tim" khi bị ra máu bất thường trong thai kỳ, cổ tử cung ngắn dọa sảy, phải khâu vòng cổ tử cung hai lần, dự phòng sớm nguy cơ sinh non do có tiền sử sinh non", chị Hà kể lại.
Đau đớn hơn trường hợp mất hai con mà chị Thanh Hà kể trên, chị Kim Hà, 40 tuổi còn trải qua 7 lần mang thai đau đớn nhưng số phận trớ trêu vẫn không cho chị một lần được làm mẹ: bốn lần thai ngoài tử cung và ba lần lưu thai - trở thành sự tuyệt vọng không gì có thể diễn tả được.
BS.CKI Phan Ngọc Quý cho biết chị Hà đến IVF Tâm Anh năm 2019, tiền sử sản khoa phức tạp với bốn lần thai ngoài tử cung, ống cổ tử cung cao hơn bình thường, u xơ nhiều… nên chị khó giữ thai.
Anh Thông - chồng chị Hà - từng khuyên vợ dừng việc tìm con, chấp nhận số phận sau bao nhiêu năm nỗ lực không thành. Anh thương vợ phải vào viện như cơm bữa, đau đớn sau nhiều cuộc phẫu thuật, tâm lý thấp thỏm suốt nhiều năm.
Chị Hà không ngừng hy vọng, sau thất bại chị vực tinh thần tiếp tục điều trị. Anh Thông lại ủng hộ và đồng hành cùng vợ. "Hơn cô ấy 20 tuổi, tôi muốn cô ấy có con bầu bạn khi tuổi già", người đàn ông nói. Năm 2023, quay trở lại IVF Tâm Anh chuyển phôi, chị quả quyết: "Tôi tin con sẽ đến".
Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, cho biết chị Hà được theo dõi sát sao suốt thai kỳ. Để tránh nguy cơ sảy thai lúc 7 tuần, chị phải sử dụng thuốc giảm co giữ thai. Vượt qua ba tháng đầu tiên thai kỳ, chị mừng rơi nước mắt.
Tuần thai 36, chị có biểu hiện tiền sản giật phù, tăng huyết áp, đau đầu, mờ mắt, bác sĩ Hiền Lê quyết định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Sau ba tuần được chăm sóc tích cực tại khoa Sơ sinh, mẹ con khỏe mạnh và xuất viện, em bé nặng 3,2 kg.
Em bé về nhà trong vòng tay bố mẹ vào những ngày giáp Tết 2024, là mùa Xuân hạnh phúc nhất của vợ chồng chị Hà sau 11 năm nhiều nước mắt.
7 năm hay 11 năm, những tưởng đã đủ dài, nhưng không, một trường hợp khác còn phải trải qua 13 năm "ngược xuôi ngang dọc tìm con" mới hái được quả ngọt. Đó là cặp vợ chồng anh Phạm Đình Khuyên (42 tuổi) và chị Nguyễn Thị Bình (37 tuổi).
Sau kết hôn 2 năm vẫn không có con, anh Khuyên "sốc" vì được chẩn đoán không có tinh trùng trong tinh dịch. Họ được khuyên xin tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm, nếu muốn có con. Không đầu hàng số phận, vợ chồng anh dốc hết gia tài bắt đầu chuỗi ngày tìm con.
Suốt 13 năm, họ chạy chữa từ Đông y đến Tây y, một lần thử mổ tìm tinh trùng nhưng không thành công. Đầu năm 2021, vợ chồng anh quyết định xin tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm tạo được 3 phôi nhưng chuyển phôi đều thất bại. Ngày nhận tin chuyển phôi cuối cùng thất bại, họ tình cờ thấy Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang khai trương cơ sở mới tại TP.HCM và lại thắp lên hy vọng.
Theo ThS.BS.CKI Phạm Thị Bảo Yến, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, xét nghiệm tinh dịch đồ của anh Khuyên không có tinh trùng. Chị Bình cũng gặp hàng loạt bất thường do lớn tuổi như dự trữ buồng trứng thấp (chỉ còn 0.5), tiền sử tạo phôi xấu do chất lượng trứng kém, viêm nội mạc tử cung nặng. Những yếu tố này khiến chị nhiều lần chuyển phôi thất bại ngay cả khi xin tinh trùng làm thụ tinh ống nghiệm.
"Đây là trường hợp hiếm muộn ‘siêu khó’ để có con bằng tinh trùng và trứng tự thân", bác sĩ nói.
Anh Khuyên được các bác sĩ IVF Tâm Anh TP.HCM thực hiện kỹ thuật micro-TESE (vi phẫu trích mô tinh hoàn tìm tinh trùng) thành công "vét" được 9 tinh trùng quý giá. Trong khi đó, chị Bình được bác sĩ Yến áp dụng phác đồ kích thích buồng trứng, gom hai chu kỳ thu được 9 trứng. Các chuyên gia thực hiện rã đông tinh trùng và trứng của chu kỳ đầu tiên, cùng tách rửa trứng tươi của chu kỳ thứ hai, để tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) tạo phôi. Phôi được nuôi bằng hệ thống tủ Time-lapse với môi trường sạch như tử cung của người mẹ.
Chị Bình được bác sĩ Yến điều trị dứt điểm tình trạng viêm nội mạc tử cung và chuẩn bị nội mạc đủ điều kiện. Sau 3 chu kỳ canh niêm mạc, bác sĩ chuyển phôi duy nhất vào tử cung, giúp chị đậu thai.
Hành trình của chị Hà, anh Thông, chị Bình… và tất cả những cặp vợ chồng hiếm muộn chưa bao giờ là dễ dàng. Để đi được đến đoạn kết đẹp nhất, không chỉ có niềm tin, sự kiên trì, mà còn là sự cố gắng từ chính các cặp vợ chồng cũng như của đội ngũ y bác sĩ hiếm muộn.
"Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM có đầy đủ chuyên khoa hỗ trợ thụ tinh ống nghiệm, đầu tư trang thiết bị hiện đại, và đứng đầu là đội ngũ chuyên gia giỏi, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Chúng tôi có Trung tâm Hỗ trợ sinh sản với phòng lab chuẩn ISO 5 hiện đại hàng đầu tại Đông Nam Á, có đơn vị Nam học bên cạnh hỗ trợ sinh sản nữ, tạo thành thế kiềng ba chân, là cơ sở tối ưu tỷ lệ thành công cho vợ chồng hiếm muộn", bác sĩ Bảo Yến cho biết.
Rất nhiều những em bé IVF ra đời dưới cái tên được đặt theo tên của vị bác sĩ "mát tay" đã mang em đến với thế giới này. Những em bé được sinh ra bởi tình yêu của ba mẹ và sự tận tụy của những bàn tay blouse trắng. Hy vọng rằng, các cặp vợ chồng đang ngày đêm "cải số" ngoài kia sẽ được tiếp thêm động lực. Chỉ cần các bạn quyết tâm, cả vũ trụ sẽ giúp đỡ!