'Bồng bềnh' không chỉ có nghĩa là trôi nổi trên con sông, dòng nước miền Tây, mà còn trong một không gian âm thanh sống động của một phần đất Cửu Long.
Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 1.

Miền Tây - những ngày bồng-bềnh

'Bồng bềnh' không chỉ có nghĩa là trôi nổi trên con sông, dòng nước miền Tây, mà còn trong một không gian âm thanh sống động của một phần đất Cửu Long.

"Nghe gió đồng bồng bềnh thênh thang

Trên đất giồng là mầm đậu lên

Sớm mai nắng ấm trời êm

Đồng xanh xanh sắc lá

Mắt em hay sắc trời?

Tang tình tang tính tình tang..."

Điều đầu tiên khi đặt chân đến bất cứ vùng đất nào mà chúng tôi vẫn thường làm đó là lắng nghe những âm thanh của nơi đó. Vì những âm thanh sẽ khiến ta nhớ về nơi đó thật lâu. Nhắm mắt lại, cảm nhận những âm thanh hoà vào nhau như một bản giao hưởng miền quê mà tôi đoán rằng khó có một người chỉ huy dàn nhạc nào có thể điều khiển được.

Về Cần Thơ - An Giang để nghe một bản giao hưởng của đất trời, của thiên nhiên - con người, những thứ âm thanh mộc mạc, chân phương. Nghe để mà nhớ, để mà thương trọn hết quê hương mình...

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 3.

Chúng tôi chọn miền Tây làm điểm đến cho hành trình khám phá Việt Nam trong chuyến đi vừa qua. Một phần vì cả ba chúng tôi đều chưa có dịp ghé thăm vùng đất có phần vừa lạ vừa quen này. Để nói về ấn tượng khi đến với miền Tây, có lẽ cũng khó mà miêu tả vắn tắt bằng một vài dòng chữ. Chúng tôi tạm gọi chung sự cảm nhận khi đến với mảnh đất này bằng hai chữ: bồng-bềnh.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 4.

Thức dậy thật sớm để đón bình minh và ghé thăm khu chợ nổi độc đáo nhất nhì miền Tây, ba chúng tôi hăm hở yên vị trên một con thuyền nhỏ, bác lái đò chào hỏi bằng một nụ cười hiền và bắt đầu khua những mái chèo ra chợ nổi. 

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 5.

Đi được một đoạn thì bác bắt đầu cất lên mấy câu vọng cổ xàng xê nghe nó "mùi" gì đâu, âm thanh trầm bổng mộc mạc mà tinh tế của Ngũ Cung tưởng chừng như kéo cả đất trời sát lại. Bác bảo người miền Tây thích ca lắm, vui cũng ca mà buồn cũng ca, giống như đối với họ, ca hát là cách giải toả tốt nhất. Tạm rời xa những nỗi lo thường nhật, họ thường đắm chìm vào những bài dân ca, câu hò để biến cuộc sống này thêm thi vị. Cô hàng hủ tiếu với giọng cười hào sảng giòn ta, khua chèo đi khắp nơi mời "mở hàng. Tiếng nói nối đuôi tiếng cười vang lên cả một khoảng sông. Những tiếng xình xịch từ xuồng máy và tiếng khua mái chèo đến từ tứ phía đổ về khu họp chợ. Tiếng động cơ, hòa vào tiếng rao, tiếng nói cười rôm rả. Mọi thứ huyên náo, vỡ òa trong mắt những kẻ sinh ra và lớn lên từ chốn thị thành xa hoa.


img
img
img

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 7.

Người miền Tây có tính này lạ lắm, chẳng biết lần đầu đặt chân hay ghé đến đã vài lần, cứ ghé ngang khu chợ hàng rau là gọi nhau anh hai, chị ba ngọt xớt. Có lần tôi thắc mắc sao người ta biết mình thứ hai ngộ vậy, bạn tôi chỉ cười bảo đó là cách gọi thân thuộc của người miền Tây, gọi nhau cái tiếng là chan chứa tình cảm như người nhà.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 8.

Đi chợ mua bó rau có bao nhiêu mà cô bán hàng xởi lởi tặng cho nào tỏi ớt rồi nắm hành lá cho nồi canh chiều thêm gia vị. Đi chợ nhiều khi trả giá gãy lưỡi không bớt được nhưng nhiều khi người ta cho thêm nắm tép, xúc hến chỉ vì đồ ăn hôm đó tươi ngon. Dạo chợ trái cây, dù không mua bao nhiêu quả nhưng bước ra khỏi chợ là cơ mang nào trái nhãn, quả quýt… cứ ghé ngang là cô bán hàng đon đả mời "ăn thử đi con, được thì mua giúp cô, không ngon cô đâu có bán" rồi dúi cho múi quýt, trái chôm chôm, dễ thương gì đâu!

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 9.

Có lần tụi mình còn gặp một chị đang bắt ốc, nhờ chị chở một vòng mé sông. Chị kể biết bao nhiêu là chuyện về vùng quê nghèo, nhưng tình nghĩa bao la. "Thấy vậy chứ chị cũng nuôi đủ cho các cháu miếng ăn, cái chữ cho bằng người ta". Lúc xuống thuyền, tính gởi chị một ít tiền cho vui, nhưng chị vẫn nhất quyết chẳng nhận, "có công lao gì đâu mấy cưng, chừng nữa về ghé thăm chị là vui rồi". Đến bây giờ, bọn mình vẫn còn nhớ những lời chị nói, rồi thấy thương làm sao cuộc sống của những con người nơi này: chất phác, hồn hậu, và nhưng chưa bao giờ hết vươn mình trong những cảnh khó khăn...

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 10.
Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 11.

Một bữa, chúng tôi rủ nhau thăm đi thăm rừng tràm Trà Sư. Ngồi trên con thuyền lắc lư, qua mấy khúc sông uốn lượn, trên đầu rợp bóng cây xanh len lỏi mấy tia nắng cứ nhảy nhót mãi trên mặt nước. Cứ đi vài mét lại nghe đâu đó tiếng chim hót líu lo, tiếng côn trùng gọi nhau ý ới. Thỉnh thoảng với tay vớt được cành sen, củ ấu mà vui cả buổi. Người dân ở đó nói rằng, mùa nước nổi là mùa vui nhất trong năm, vì lúc đó cánh đồng được bù đắp phù sa, tôm cá nhiều, sen, súng đua chen nở và cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đóa hoa vàng rực rỡ, người ta làm ăn cũng cảm thấy phấn khởi hơn.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 12.
img
img
img

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 14.

Có hôm mượn được chiếc xe máy của cô chủ nhà, rong ruổi xe máy còn xanh mướt những cánh đồng lúa, những hàng cây thốt nốt nối nhau đến chân trời, cảm nhận sự bình yên nơi vùng quê yên bình, Cảm giác như những đứa trẻ thành thị lần đầu có dịp về quê.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 15.

Cánh đồng Tà Pạ nhìn từ trên cao như một bức tranh phong cảnh hài hòa, tuyệt đẹp. Lũ bò thảnh thơi kéo đàn đi ăn cỏ cũng làm tôn thêm vẻ đẹp của cảnh làng quê yên bình. Thấy vậy, chứ bò ở đây khỏe lắm nha, nếu có dịp đến Tri Tôn vào lễ hội đua bò thì các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì sự "dũng mãnh" của bò vùng Thất Sơn.

img
img
img

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 17.

Sông Mekong biết bao đời nay vẫn mạnh mẽ mang nguồn nước dồi dào từ Tây Tạng, băng qua nhiều quốc gia, chia thành hai nhánh lớn Tiền Giang và Hậu Giang rồi đổ về miền Tây Nam Bộ từ chín ngã sông. Chính vì lẽ đó, mà người ta gọi đây là vùng đất Cửu Long - chín rồng. Chuyện này thì chắc ai cũng biết rồi! Nhưng đâu phải ai cũng biết, ngoài những dòng chảy nặng phù sa, Mekong còn còn vun đắp cho Nam Bộ một nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 18.

Vùng Thất Sơn ngày xưa thuộc "Chân Lạp", nên cộng đồng người Khmer ở đây khá lớn. Họ vẫn giữ vững bản sắc riêng từ tiếng nói, cái ăn cái mặc đến tôn giáo. Từ những mái chùa Khmer vàng rực , các chú tiểu bắt đầu hành trình khất thực đến các phum sóc, những khu chợ địa phương, nơi những con người hồn hậu, mộ đạo sẽ nhẹ nhàng cúi đầu chào, rồi cho các em những bát cơm trắng, hay những quả chuối còn thơm mùi nhựa mới cắt.

img
img

Về lại châu Đốc, tiếng Adzan nhắc nhở những người đàn ông theo đạo Hồi đến các Mosque (đền thờ) cầu nguyện cũng dẫn lối bọn mình đến những làng nhà sàn của người Chăm Nam Bộ. Họ sống theo cộng đồng, trên nền tảng kinh Qur'an, góp phần làm nên sự đa dạng về văn hóa của miền Tây Nam Bộ mình. 

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 20.

Hương vị bồng bềnh - Hương vị của tự nhiên, từ những nguyên liệu đơn giản. Người miền Tây đã sáng tạo ra những món ăn từ đơn giản đến phức tạp bằng những nguyên liệu dễ kiếm. Nói vui là cái gì ở miền Tây cũng có thể ăn được. Ở nơi mà cuộc sống người dân được nuôi dưỡng từ nguồn năng lượng dồi dào của những dòng phù sa, văn hoá ẩm thực miền Tây hình như cũng trở nên hiền hoà và phong phú hơn.

Chúng tôi có dịp ghé thăm một số nơi làm bánh, học cánh làm bánh, thưởng thức những chiếc bánh do chính tay mình làm. Thế mới biết, không phải cái gì cũng dễ dàng như việc thưởng thức một món ăn. Những món ăn gia truyền được truyền lại qua nhiều thế hệ ấy, không chỉ là một thức ăn đậm đà riêng biệt, mà còn gửi theo cái tình, cái nghĩa, cái truyền thống cội nguồn của người xưa.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 21.

Chú Chín nói với tụi mình rằng: "Con cái chú làm gì làm cũng phải biết làm hủ tiếu, chú không muốn cái nghề này mai một đi." Ăn hủ tiếu ở nhà chú sao cảm thấy thân tình quá đỗi. Chắc cũng vì chú đã nêm nếm bao nhiêu tình cảm của mình cho cái nghề gia truyền này.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 22.
Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 23.

Bánh hỏi cũng là món mà bọn mình ưa thích, nhưng có dịp ghé lò và tận tay thử làm bánh hỏi, mới thấy được những lớp bánh tưởng như đơn giản lại là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo và kiên nhẫn của một đôi tay lành nghề.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 24.

À, về miền Tây thì không được bỏ qua món bánh xèo. Bánh xèo từ lâu đã đi vào tiềm thức của những người dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long và trở thành món đặc sản mà bà con bản xứ dành chiêu đãi khách phương xa. Người ta nói rằng, ngày xưa, con gái mới lớn đã được má dạy đổ bánh xèo. Đổ bánh mà vụng về là "ế" như chơi vì các bà chọn con dâu qua tay nghề đổ bánh. Nếu có dịp về Thiền viện Đông Lai dưới chân núi Cậu ở Tịnh Biên, các bạn sẽ thấy cái tình cái nghĩa trong chiếc bánh xèo to lớn nhường nào. Chùa phục vụ bánh xèo chay miễn phí cho khách thập phương. Người ta đến làm công quả không lấy tiền công, mà ngày nào cũng quần quật giữa hơn mười bếp lửa đỏ rực, người nào cũng ướt sũng mồ hôi. Bánh xèo ở đây tráng mỏng, giòn tan trong miệng đúng kiểu miền Tây, rồi ăn kèm với cả đống thứ xà lách, rau thơm, và nhất quyết không thể thiếu cải bẹ xanh.

Có đi mới thấy được sự phong phú trong ẩm thực nước mình, Cùng một tên gọi, nhưng đến với mỗi vùng khác nhau, bạn sẽ có những sự trải nghiệm ẩm thực khác nhau. Và mỗi vùng sẽ đem lại cho chúng ta những ấn tượng riêng biệt.

img
img
img
img
img
img

Có rất nhiều lý do để chúng ta chọn du lịch là sở thích nhưng hầu như chưa ai nghĩ rằng đi du lịch để làm gì. Riêng đối với chúng tôi, mỗi chuyến du lịch là sự trải nghiệm, là động lực để phấn đấu cho rất nhiều nỗ lực của mình sau đó. Mỗi chuyến đi sẽ là một bước ngoặt cho sự trưởng thành của chính mình. Biết được thêm một nơi, học được thêm về văn hoá là đã trở thành người giàu có rồi. Giàu có về sự hiểu biết và tri thức mới là sự giàu có vĩnh hằng, vì không ai lấy đi tri thức của chúng ta được. Hãy để những chuyến đi là một phần thưởng cho sự cố gắng của bản thân. Để mỗi lần trở về từ những chuyến đi ấy, chúng ta lại có thêm động lực để làm việc và hoàn thiện bản thân mình.

Bồng bềnh những ngày thật nhẹ ở miền Tây  - Ảnh 26.
Team bồng-bềnh
Team bồng-bềnh
Theo Trí Thức Trẻ02/10/2018