Một đám cưới đẹp không thể coi là cái kết viên mãn cho một cuộc tình đẹp. Hôn nhân không chỉ cần tình yêu, mà còn cần nhiều sự cảm thông, chấp nhận, trân trọng và cả sự nhường nhịn.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 1.

img

ạn tôi mới ly hôn, ở tuổi 24, sau hơn 1 năm chung sống với chồng mình. Lý do mà bạn đưa ra chỉ đơn giản là hai vợ chồng có nhiều khác biệt, có nhiều tranh cãi, cuối cùng không đi đến được giải pháp chung để hòa giải rồi quyết định hai người đôi ngả.

Đầu tiên là giải thoát cho nhau, sau đó là để tìm được một người “phù hợp hơn” với tính khí của bản thân.

Về cơ bản, vợ chồng bạn tôi không vượt qua nổi cái sự bỡ ngỡ, sự vỡ mộng khi về chung sống với nhau.

Khi còn yêu, vợ chồng bạn tôi gặp nhau nhiều lắm, tuần có 7 ngày thì gặp nhau đủ cả 7. Nhưng mà gặp nhau thì lúc nào cũng trong tình trạng son phấn lộng lẫy, quần là áo lượt, chứ có kịp nhìn nhau những lúc đời thường nhất, có được biết lối sống của nhau ra sao đâu. Thế nên lấy về cái vỡ mộng.

Đã thế, hai anh chị ai cũng thuộc dạng đành hanh đanh đá cả, chẳng ai vừa ai. Rốt cục dẫn đến đổ vỡ, chấm dứt cuộc hôn nhân chỉ sau 1 năm chung sống.


Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 3.



Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 4.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 5.

Đây chỉ là một cột mốc chứng minh rằng tình yêu của hai người đã đủ chín để thực sự thuộc về nhau, và cũng là cột mốc đánh dấu mốc trưởng thành của hai người lớn.

Và bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần trước khi chính thức về chung một nhà với nhau. Mặc cho hai người có yêu nhau sâu đậm đến thế nào, đường đời không phải con đường quốc lộ bằng phẳng, trên quãng hành trình sẽ có lúc hai bạn vấp phải ổ gà, ổ voi, đó là điều không thể tránh khỏi. Hai cá thể độc lập cùng tồn tại trong cùng một thời điểm chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.

Mà khi vấp những chướng ngại này, bạn có hai lựa chọn: một là quay về, dẹp hết. Hai là tìm cách để vượt qua và tận hưởng một hôn nhân trọn vẹn đúng nghĩa “đầu bạc răng long”. Đừng coi xung đột, tranh cãi giữa hai người là một tín hiệu rạn nứt, hãy coi đấy là một thử thách cho sức chịu đựng, để biết rốt cục cả hai có muốn ở bên nhau hay không.

Đứng trước tòa nơi người ta đề đạt nguyện vọng được hủy bỏ sự ràng buộc hôn nhân đầy những con người yêu nhau tưởng chết. Vậy mới biết, tình yêu thôi là không đủ để một mối quan hệ được trơn tru và bền lâu.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 6.

Hãy nhớ về cội nguồn tình yêu của hai bạn.

Khi mới bắt đầu yêu nhau, chẳng phải trong mắt mỗi người, đối phương là đẹp đẽ và hoàn hảo nhất hay sao. Khi yêu, não bộ con người có cơ chế tự động xóa bỏ khuyết điểm của đối phương, tự động bỏ qua hoàn toàn những điểm không hoàn hảo mà đối phương sở hữu. Sự mở lòng, sự chấp nhận, sự trân trọng nhau, đây là chìa khóa chính để dẫn đến tình yêu giữa hai người.



Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 7.

Là bởi khi ấy chúng ta không muốn mất nhau. Tất cả những gì chúng ta muốn là được ở bên cạnh nhau, được chia sẻ những phút giây bên nhau và được cười với nhau. Ham muốn được-là-của-nhau đã lấn át mọi lý trí, lấn át luôn cả khả năng soi xét khuyết điểm, trả về trọn vẹn hai con người với khối óc rỗng tuếch, nhưng tim thì căng đầy.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 8.

Rồi đến khi mục đích đạt được, tức là lời cầu hôn đã được hồi đáp, nhẫn đã lồng vào tay và họ của hai người trở thành một, người ta mới lấy lại được lý trí của mình. Không còn chưng diện, không còn cần phải chuẩn bị lâu la như trước mỗi khi đi ra ngoài nữa, chúng ta nghĩ rằng mình đã là đẹp nhất trong mắt người kia rồi, không cần phải cố gắng nhiều nữa. Từ đây, các khuyết điểm mới lộ rõ ràng.

Nhưng các cặp vợ chồng son, lại nhiều người nữa, không hề ý thức được rằng đây mới là khoảng thời gian nhạy cảm nhất của hôn nhân. Nếu chúng ta không gạt qua mọi sự suy xét (như hồi mới yêu), trong mắt bản thân, đối phương chỉ còn là những sinh vật xấu xí đầy khiếm khuyết chứ không phải người mình yêu như trước kia.

Đây cũng chính là giai đoạn cần đến sự trân trọng, sự chấp nhận vô điều kiện từ mỗi người. Nên hiểu rằng, để hoàn thiện một con người cần có thời gian và là cả quá trình. Người chứ không phải tác phẩm nghệ thuật mua từ bảo tàng với giá cao để mà yêu cầu sự tinh xảo, sự hoàn hảo đến từng chi tiết.



Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 9.

Soi xét, chỉ trích chỉ dẫn đến rạn nứt. Bạn cảm thấy thế nào khi bị người ta đánh giá không hay? Đương nhiên là khó chịu. Đối phương cũng thế thôi. Dê trắng dê đen qua cầu, con nào cũng muốn qua trước, húc nhau rồi cùng nhau rơi xuống hồ, đó cũng là kết cục của những người cứng đầu muốn đối phó với nhau mà không chịu tìm giải pháp chung.

Sự chấp nhận lẫn nhau cũng giống như bạn đối mặt với sự thật mà thôi. Không phải cái gì cũng đẹp và hoàn hảo mãi mãi, bạn cần phải chấp nhận điều đó. Một khi bạn thấy thanh thản với sự thật, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy ngay điều gì cần sửa đổi, điều gì cần cải thiện, và vui vẻ bắt tay vào quá trình sửa đổi mà không cần đến hằn học, cáu giận.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 10.

Tuy nhiên, chỉ cần một người trong đó chấp nhận phần thua về mình, tự dưng xung đột sẽ tan biến. Thế là lại nắm tay nhau mà đi tiếp thôi. Giành quyền đúng về mình, hủy hoại tình yêu, hoặc học cách nhường nhịn để có nhau suốt đời, tùy bạn quyết.

Tiếp theo, một khi đã chấp nhận giành phần thua thiệt về mình, tức là bạn đã sẵn sàng để mình bị thương tổn, với mục đích to lớn hơn là vì tương lai hôn nhân giữa hai người. Đừng vội nghĩ rằng nếu cứ thua thiệt như thế, giá trị của bạn sẽ giảm đi trong mắt bạn đời. Hãy nghĩ theo một chiều hướng tích cực hơn, rằng một khi bạn chấp nhận phá bỏ hàng rào bảo vệ bản thân khỏi thương tổn, người còn lại sẽ cảm thấy an toàn hơn khi làm điều ngược lại. Lúc đó, hai vợ chồng biết rằng họ cần đến nhau, sự kết nối với nhau lại càng trở nên mạnh mẽ hơn, tạo nên thứ tình yêu đặc biệt bền vững.

Con người sinh ra không có nghĩa vụ phải làm cho kẻ khác vui vẻ, hạnh phúc. Đấy là sự lựa chọn của họ. Hãy hiểu được điều ấy. Thế giới thực bạn đang sống không phải lúc nào cũng có nắng mai hay ánh cầu vồng, mà luôn chầu trực từng trận mưa hay gió mùa giá rét. Việc của bạn là tìm cách vượt qua nó, hoặc để nó cuốn bay.


Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 11.



Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 12.

Một khi bước vào hôn nhân, hãy quan niệm rằng hai người đang bước vào một bài kiểm tra trọn đời. Trong quá trình làm bài, sẽ có những lúc bạn cần tham khảo đáp án từ những người xung quanh. Giống như những tiết kiểm tra thực thụ, mỗi người sẽ đưa ra nhiều đáp án khác nhau. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy nhiễu loạn vì các đáp án đó và đặt dấu hỏi vào cuộc hôn nhân mình đang trải qua.

Có một câu chuyện phổ biến trên mạng, và cả ở ngoài đời thường như thế này.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 13.

Trong khi đó, ở phía đầu dây bên kia của người vợ, trong group chat của cô cùng những cô bạn thân khác, chủ đề cũng tương tự. Cũng một số cô, mặc sức khuyên cô vợ nên bỏ quách gã chồng thô kệch, các cô nói người vợ phải yêu lấy bản thân mình, phải biết tìm cho mình chốn nương tựa xứng đáng nhất.

Lửa đã to, quần chúng lại hăng say tiếp dầu, lửa lại càng to hơn. Cả chồng cả vợ, ai cũng phừng phừng cái đầu đầy lửa, đến khi trở về nhà lao vào nhau cắn xé để giành lại “sự yêu mến bản thân” cho chính mình. Chẳng ai nhường ai, cùng ra tòa đệ đơn cắt đứt quan hệ.

Nhiêu đây là đủ cho bạn mường tượng về tầm ảnh hưởng của lời ong tiếng ve đến quyết định của bạn trong chuyện riêng tư cá nhân. Con người ta, có thể bản chất không hề xấu, thậm chí còn rất nghĩ cho bản thân bạn và không muốn bạn phải thiệt thòi. Thế là theo cái thói thông thường, người ta sẽ nghĩ tới phương án cắt đứt hiểm họa, mối bận tâm làm cho bạn bè, người thân mình phải suy nghĩ muộn phiền mà không suy xét nhiều tới tình hình, bối cảnh hay bước dài tương lai.



Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 14.

Đó là hâm nóng lại hạt giống tình yêu. Ở đây là sự đồng cảm, thấu hiểu và trân trọng. Mà muốn hâm nóng hạt giống giữa hai người thì câu chuyện chỉ nên gói gọn trong phạm vi hai người.

Trong một bài viết trên mạng rầm rộ mấy hôm nay, người ta chỉ ra một cách rất hay như sau.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 15.

Hai vợ chồng trong câu chuyện thỏa thuận với nhau rằng nếu họ xảy ra xung đột, hai vợ chồng cãi nhau, thì cả hai đều không được đi ra ngoài, kể cả ở trong nhà ngủ ở hai phòng khác nhau cũng được, miễn là phải ở trong nhà với nhau là được. Họ sợ rằng các tác nhân bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình giữa hai vợ chồng lại khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Ngăn chặn từ đầu là quyết định sáng suốt nhất.

Hoặc, cũng trong câu chuyện đó, có một cặp vợ chồng khác cũng tạo nên một thỏa thuận khác. Theo đó càng cãi nhau căng thẳng, cả hai lại càng phải ngủ cùng nhau, đắp chăn chung với nhau, ở gần nhau nhất có thể. Cuối cùng, khi càng phải tiếp xúc với nhau, càng phải nhìn nhau, chất xúc tác giữa hai người mới tiếp tục đơm mầm, đánh thức lại tình yêu đang lẫn lộn trong mớ bòng bong giận dỗi ấy.

Cuối cùng, vẫn là quy về bí quyết duy nhất để giải quyết mọi rắc rối xung đột. Đó là quay trở về phút ban đầu, khi cả hai chỉ mới chớm yêu và đẹp nhất trong mắt nhau.

Luật khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - Ảnh 16.

Lương Hồng Phúc
Đạt Lê
Tố Linh, V.
Theo Trí Thức Trẻ2/12/2016