ột thế giới tràn đầy uớc mơ, khát vọng sống của chàng trai khuyết tật đã được nữ đạo diễn Courtney Marsh tái hiện trong bộ phim tài liệu "Châu, beyond the lines". Và tháng 2/2016, cái tên Lê Minh Châu đã được vang lên tại nhà hát Dobly, Mỹ, khi bộ phim về anh lọt top 5 phim tài liệu xuất sắc nhất Oscar lần thứ 88.
Và, người ta vẫn nhớ đến Lê Minh Châu với từ khóa "Oscar" như thế. Tuy vậy, tôi vẫn muốn kể những mẩu chuyện khác về Châu, chàng trai 25 tuổi không chỉ có một nghị lực phi thường mà còn vô vàn những điều thú vị quanh cuộc sống hàng ngày của anh, những mẩu chuyện đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người chứng kiến nó.
Tôi khó có thể kể hết những điều thú vị trong cuộc sống hàng ngày của Châu, trừ phi tôi có thể xuất bản cả một cuốn sách về anh ấy. Châu đổi mới mình hàng ngày, không ngừng tiến lên, tạo ra những tác phẩm và các chuyến đi tuyệt vời, những mẩu chuyện hay ho về Châu cứ thế dày lên theo thời gian. Nhưng trước khi đi vào những trang đời thú vị ấy, tôi sẽ bắt đầu kể về hành trình đầu tiên của anh chàng này: Ngày Châu cầm cọ vẽ rời làng Hòa Bình.
Châu được gia đình đưa vào làng Hòa Bình khi cậu chỉ mới 6 tháng tuổi. Những đứa trẻ ở làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ TP. HCM là nỗi đau của các ông bố bà mẹ bất lực trước số phận, và vì thế họ đã bỏ các em lại từ khi mới sinh ra. Hằng năm có từ 30-40 đứa trẻ dị tật bẩm sinh ra đời tại BV Từ Dũ bị cha mẹ bỏ rơi. Đó là nơi mà Châu đã lớn lên, cùng với những anh em bè bạn đồng cảnh ngộ với mình.
Năm Châu 9 tuổi, có một cô giáo đến vẽ trang trí cho những bức tường ở Bệnh viện. Cậu nhóc Lê Minh Châu tay chân teo tóp, di chuyển khó khăn đến bên cô giáo, nhìn cô phác thảo từng đường nét trên giấy, rồi vẽ lên tường, sơn màu… Châu vẫn lặng lẽ đứng sau lưng cô, và cậu biết rằng, à, thì ra vẽ tranh là như thế.
"Em có thích vẽ không?" – Khi thấy cậu bé khuyết tật chăm chú nhìn mình vẽ, cô giáo đã mỉm cười và quay lại hỏi – "Nếu em muốn học, cô sẽ xin phép ở lại làng Hòa Bình mở lớp dạy vẽ miễn phí cho các em". Và từ đó, Lê Minh Châu bắt đầu tập cầm bút để vẽ nên những bức tranh đầu tiên. "Ban đầu tôi cố gắng sử dụng tay, điều này rất khó khăn vì tay của tôi bị dị tật, khó điều khiển và rất yếu. Tôi vẽ một bức tranh mất từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ. Sau này, tôi chuyển sang vẽ bằng… miệng. Và mọi thứ có vẻ ổn hơn rất nhiều dù đã có lần tôi bị cọ vẽ đâm vào quai hàm", Châu cười, kể lại.
Năm học đầu tiên, Châu và các bạn được học vẽ cơ bản, nhận biết màu sắc. Rồi cô giáo phải đi Mỹ để kết hôn, nên lớp học cũng vì thế tan rã. Châu kể rằng anh vẫn nhớ như in lời cô giáo trước khi đi: "Nếu con thực sự muốn học, con phải tự mày mò". Sau đó, anh tự tìm tòi các bảng màu, từ 4 màu đến 6, đến 12 và cuối cùng anh làm quen với 100 màu sắc đa dạng trong hội họa.
Cũng vào thời gian này, nữ đạo diễn Courtney Marsh khi ấy là một tình nguyện viên được giới thiệu đến làng Hòa Bình. "Khi đến đây trái tim như thôi thúc tôi làm một điều gì đó và tôi quyết định ở lại ngôi làng, làm tình nguyện viên trong 1 tuần, sau đó tôi ở lại VN trong 7 năm để thực hiện bộ phim về Lê Minh Châu", Courtney Marsh chia sẻ với truyền thông nước ngoài.
Nói về cái thú vị của Châu, đầu tiên phải nói đến việc Châu không bao giờ nghĩ mình là người khuyết tật.
Lý do vì sao Courtney Marsh lại chọn một bộ phim về Châu mà không phải một ai khác ở làng? Châu nói rằng, có lẽ vì anh đã hứa với Courtney sẽ đem đến một kết thúc có hậu cho bộ phim tài liệu của chị ấy.
"Em sẽ theo đuổi uớc mơ của mình và biến nó thành hiện thực để chứng minh cho mọi người thấy là em làm được – Tôi nói với Courtney như thế. Khi bộ phim có được những tư liệu đầu tiên, Courtney đã trở về nước để khoe với bạn bè nhưng mọi người đều khuyên cô nên bỏ cuộc vì nhân vật thật sự chưa có điểm nhấn, chưa có một thành quả hay cái kết thuyết phục. Vì thế tôi nói rằng Courtney, chị hãy tiếp tục ở lại làng Hòa Bình và em sẽ viết tiếp cái kết cho bộ phim của chị", Châu chia sẻ.
Xuyên suốt bộ phim "Chau, beyond the lines", người ta không chỉ thấy một cậu bé Minh Châu khuyết tật đang học ngoại ngữ, chơi đá bóng, mà còn thấy một khát vọng mãnh liệt của chàng họa sĩ trẻ này. Với vốn liếng là tài vẽ tranh bằng miệng siêu việt của mình, 17 tuổi, Lê Minh Châu quyết định rời làng Hòa Bình, tự mở phòng tranh, dạy học, và kiếm sống bằng nghề họa sĩ, cái nghề mà khi rời khỏi làng, nhiều người đã nói với Châu rằng anh hãy thôi nuôi mộng hão huyền đi.
Ngoài bộ phim "Chau, beyond the lines" vươn ra thế giới, Lê Minh Châu cũng là người Việt Nam đầu tiên nhiễm chất độc da cam tham gia kỳ họp thứ 9 về "Công ước về quyền của người khuyết tật" tại Liên Hiệp Quốc diễn ra tại New York (Mỹ) vào tháng 6 năm nay.
Trước toàn thể khách mời tham dự hội nghị đến từ khắp nơi trên thế giới, Châu đã có bài phát biểu ngắn, chia sẻ về những nỗ lực của bản thân để có được bước tiến như ngày hôm nay. Chàng trai 9X này khép lại ngày làm việc thứ 2 tại New York bằng buổi triển Ngoài bộ phim "Chau, beyond the lines" vươn ra thế giới, Lê Minh Châu cũng là người Việt Nam đầu tiên nhiễm chất độc da cam tham gia kỳ họp thứ 9 về "Công ước về quyền của người khuyết tật" tại Liên Hiệp Quốc diễn ra tại New York (Mỹ) vào tháng 6 năm nay. lãm và bán đấu giá những bức tranh được anh vẽ bằng miệng, trong thời gian qua. Tôi nghĩ rằng, không có kẻ nào mới sinh ra đã là một người đặc biệt hơn tất thảy. Chúng ta đều là những người bình thường, và khi người bình thường quyết tâm làm những điều phi thường, họ mới trở nên đặc biệt. Tiếp xúc nhiều với Châu, đôi lúc tôi quên mất anh là một người khuyết tật. Bởi lẽ cuộc sống của Châu cũng chẳng khác chúng ta là mấy. Anh cũng làm việc để kiếm sống, cũng cà phê hàn thuyên với bạn bè, đi dạo phố, ăn hàng, du lịch (thậm chí còn đi nhiều hơn chúng ta gấp bội).
Vì vậy Châu vẫn là một người bình thường, nhưng cái phi thường ở anh chính là việc anh không bao giờ đứng yên một chỗ. Châu đặt cho mình những mục tiêu từ gần đến xa, và nỗ lực hoàn thành mỗi ngày. Ngoài vẽ tranh, anh cũng vẽ body painting, dạy học, trau dồi ngoại ngữ, tổ chức các buổi triễn lãm tranh ảnh của mình.
Châu nói: "Mỗi 1 năm trôi qua, tôi phải có gì đó khác hơn. Lúc nào tôi cũng nhìn lại mình đã làm được gì chưa, điều gì mình cũng chưa hài lòng, rồi tự động viên mình năm sau và những năm sau nữa phải luôn tiến về phía trước. Tôi đang nuôi mơ uớc sẽ xây dựng bảo tàng nghệ thuật lớn để mọi người có thể đến xem những bức tranh của mình và của các họa sĩ khác".
Nói về cái thú vị của Châu, đầu tiên phải nói đến việc Châu không bao giờ nghĩ mình là người khuyết tật. "Cứ tự ti thì khó sống lắm", anh cười. Châu di chuyển bằng xe lăn hoặc đi bộ bằng đầu gối. Anh chàng không thiếu bạn bè, nhưng vẫn thích đi uống cà phê 1 mình, dạo phố, tận huởng nhịp sống 1 mình. Châu nói không phải anh thích gặm nhấm sự cô độc, mà anh đang thuởng thức cuộc sống để có ý tưởng sáng tạo cho các tác phẩm của mình mà thôi.
Dịp gần đây anh ra Hà Nội chơi, cũng là lúc trận lũ kinh hoàng quét qua các tỉnh miền Trung. Không dư dả gì, Châu quyết định ra Bờ Hồ vẽ tranh và đặt thêm một cái hộp đựng tiền bên dưới. Mọi người nghĩ rằng anh chàng khuyết tật đang trình diễn hội họa để kiếm thêm tiền, nên hào hứng nhìn anh vẽ và ủng hộ những đồng tiền lẻ. Sau hôm ấy, Châu gom tất cả số tiền kiếm được gần 2 triệu đồng ấy, gửi đến một tổ chức từ thiện để giúp đỡ đồng bào miền Trung lũ lụt.
Châu có thể nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Nhật. Ở phòng tranh đầu tiên mà anh mở tại quận 7, anh còn mở thêm một lớp học vẽ dành cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi từ mọi quốc tịch khác nhau. Tất cả các em sẽ được học vẽ trong một lớp học sử dụng ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi anh phải chuyển phòng tranh về nơi khác, lớp học cũng đã không được duy trì nhưng anh cho biết sẽ khai giảng lớp mới trong thời gian sắp tới, để ươm mầm những ước mơ cho mọi đứa trẻ yêu thích hội họa, như anh ngày trước.
Tôi hỏi: "Châu có bao giờ tuyệt vọng trong cuộc sống chưa?" và anh thành thật đáp: "Có, tôi từng muốn giải thoát sự tật nguyền của bản thân bằng cái chết. Đó là một buổi chiều mưa ở quê. Tôi trở về nhà, nhận lại gia đình, anh em và thấy tất cả mọi người đều lành lặn, chỉ riêng mình kém may mắn, tôi muốn từ bỏ tất cả ngay lúc ấy nhưng rồi lại nghĩ rằng tạo hóa đã sinh ra mình như thế nào thì mình phải chấp nhận như thế, và phải sống như bao người khác".
Công thức thành công của Lê Minh Châu thật ra rất đơn giản: Anh không bao giờ bỏ cuộc. Dù bị liệt 2 chân, phải đi bằng gối hay bằng xe lăn, dù đã có lần đang vẽ thì cây cọ gãy khiến anh cắn phải lưỡi đau điếng, nhưng Châu không sợ hãi những điều đó nữa, anh mỉm cười trước tất cả những thất bại đã qua cũng như khổ đau từng trải, để vẽ cho đời mình niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.