Nhìn lại 6-10 năm trước, thanh xuân của chúng ta đã từng gắn với thời kỳ sơ khai của một làn sóng mới mang tên “văn hóa thần tượng”. Nhưng sau cả một thập kỷ chứng kiến hàng loạt kỳ tích, những “cuộc cách mạng” của showbiz, có lẽ cái cũ đã đến lúc tự bay màu và khoác lên cho mình một chiếc áo trưởng thành.

Cuốn băng cát xét xỉn màu của Westlife, bìa poster, hình dán DBSK, Big Bang, Super Junior, SNSD chằng chịt trên chiếc máy tính nhỏ đặt trên bàn học cũ góc nhà, xấp đĩa nhạc trân quý từ thời Đan Trường, Lam Trường, Mỹ Tâm v.v.. vẫn được cất giấu kỹ càng nơi góc tủ của bố. Tất thảy món đồ xưa cũ này đều gói ghém những kỷ niệm trân quý nhất về tuổi học trò, cái lứa tuổi người ta gọi là thanh xuân nổi loạn của thế hệ 8x, 9x. 

 Thời nào cũng có kiểu xu hướng văn hóa "thần tượng" riêng và hoàn toàn có thể thấy rằng văn hóa thần tượng ở các cường quốc giải trí thế giới cũng như ở Việt Nam đang dần thay đổi theo nhịp sống, theo hướng phát triển của xã hội và cả tư duy của con người. Những ai may mắn được sống ở thời kỳ chuyển giao giữa thế hệ đều có thể nhận ra rằng, văn hóa thần tượng ngày nay thật sự quá khác xưa. Nó có thể ngày một phát triển và hiện đại hóa theo xu hướng của thời đại, nhưng cũng tồn tại những mặt hạn chế đằng sau đó.

Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 1.

Cách đây khoảng 8-10 năm, ở thời kỳ truyền thông và công nghệ thông tin đại chúng chưa phát triển, người hâm mộ khó có thể tiếp xúc với các ngôi sao, chính vì vậy yếu tố duy nhất để họ đến gần hơn với thần tượng chính là các sản phẩm âm nhạc, điện ảnh hay tác phẩm nghệ thuật. 

 Thời kỳ nào cũng vậy, thần tượng là thánh địa gắn liền với một thời tuổi trẻ. Những năm 1999-2000 chính là thời kỳ nhạc US-UK hưng thịnh nhất. Không hiếm để bắt gặp khung cảnh giai điệu của các bài hát huyền thoại của Westlife như “My love”, hay của *N SYNC như “Bye Bye Bye”... văng vẳng khắp các lớp học, các khu ngõ nhỏ. Chỉ sau đó 6-9 năm, Big Bang, DBSK, Super Junior, SNSD và T-ara làm nên một kỷ nguyên hoàng kim của nhạc Kpop, những bộ phim truyền hình như “Gia đình là số một”, “Boys over flowers" trở thành một cơn sốt, đưa làn sóng Hallyu trải dài khắp châu Á.

img
img
img
img
img

Và cũng không thể quên được 14 năm nhạc Việt nổi lên như một đế chế hùng mạnh đối đầu với nhạc Âu Mỹ và Kpop tại Việt Nam nhờ “Hoạ mi tóc nâu” của Mỹ Tâm, cặp bài trùng H.A.T và Ưng Hoàng Phúc, Bảo Thy với “Công chúa bong bóng”, các nhóm nhạc nổi tiếng như Tam Ca Áo Trắng, 3 Con Mèo, MTV... và những chàng soái ca trong lòng fangirl như Đan Trường, Lam Trường, Quang Vinh, Hà Anh Tuấn. Các sản phẩm âm nhạc, điện ảnh ra đời trong "thời kỳ đồ đá" - thời kỳ sơ khai của showbiz đều rất đáng nghe, đáng trân trọng và vẫn còn để lại không ít giai thoại cho tới ngày nay. Văn hóa thần tượng cũng từ đó mà ra đời. Nó không vốn có tại Việt Nam mà du nhập, học hỏi nhiều hơn từ văn hóa phương Tây và Hàn Quốc. 

 Năm 1964, ta được chứng kiến cảnh tượng hàng trăm nghìn người vây kín khu phố ở Liverpool để đón chờ huyền thoại The Beatles. 55 năm sau, lịch sử tái hiện, cảnh tượng đám đông ồ ạt kéo đến ngã ba Piccadilly Circus trước show diễn gây choáng của nhóm nhạc Kpop toàn cầu BTS tại SVĐ huyền thoại Wembley lên trang nhất của hàng loạt tờ báo quốc tế.

Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 3.

Tại mảnh đất hình chữ S, khung cảnh đám đông diện đồng phục, cầm lightstick đổ xô đến sân bay, đến các show diễn tại nhà hát, sân vận động hay câu chuyện fan cuồng nhiệt vì một động thái nhỏ của nghệ sĩ trên mạng xã hội hiện cũng không phải là điều lạ lẫm. Tới các KOLS mạng xã hội, ngôi sao thể thao như Xuân Trường, Bùi Tiến Dũng... cũng trở thành thần tượng, có fandom và được săn đón không khác gì ca sĩ, diễn viên. Nhìn chung, văn hóa thần tượng du nhập vào Việt Nam, mang theo những quy tắc, quy chuẩn hay ho, nhưng không chỉ đơn giản dừng lại ở mức nghĩa cơ bản. Giờ đây nó còn là thái độ, cách ứng xử, góc nhìn và cả hành động thực tế của người hâm mộ.

Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 4.

Quay ngược lại thời điểm 6-10 năm trước, người hâm mộ châu Á nói chung và người hâm mộ Kpop Việt nói riêng đều có thái độ vô cùng cuồng nhiệt trước thần tượng. Nguyên nhân nằm ở việc công ty giải trí quá thành công trong việc thần thánh hóa idol, đặc biệt fan Việt còn chưa được tiếp xúc quá nhiều với các nghệ sĩ nổi tiếng. Gặp gỡ các ngôi sao thế giới hay idol Kpop được xem như cơ hội nghìn năm có một đối với fan. 

 Còn nhớ vào năm 2015, khán giả truyền hình xứ Hàn phải ngỡ ngàng trước khung cảnh fan Việt hò hét ầm ĩ tại show diễn Kpop hiếm hoi tại Việt Nam mang tên "Music Bank in Hanoi" hội tụ dàn idol hạng A như EXO, SISTAR, Apink, SHINee... Hồi đó, làn sóng Hallyu lan rộng, kéo theo việc sức mạnh fandom ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tất nhiên không nên chỉ nhìn vào mặt tiêu cực, bởi hình ảnh các fandom đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau cũng không phải là không có.

Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 5.

Đến nay, các ngôi sao xứ Hàn, Trung, Thái và cả Âu Mỹ dần nhìn nhận Việt Nam như là một thị trường tiềm năng. Hàng loạt show diễn với sự góp mặt của idol Kpop, nghệ sĩ quốc tế đều chọn mảnh đất hình chữ S là địa điểm vàng mỗi năm. Việc gặp gỡ thần tượng ở cự ly gần không còn là điều hiếm hoi, chính vì vậy mà fan cũng dần trở nên văn minh, có ý thức hơn. Hình ảnh fan Việt tập trung 2 hàng ngay ngắn, cầm banner khẩu hiệu chào đón các nhóm nhạc như iKON, SEVENTEEN... tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được báo chí khen ngợi hết lời. 

 Bên cạnh đó, đời sống của fan thời nay cũng vô cùng sống động và ngày càng xuất hiện nhiều yếu tố hay ho. Không chỉ fandom của các idol Kpop mà cả fandom của các nghệ sĩ Việt cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động đầy ý nghĩa, có quy mô hoành tráng chẳng kém fandom nước ngoài dưới danh nghĩa thần tượng. Năm 2016, 45 câu lạc bộ E.L.F trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam, đã chung tay xây dựng 16 ngôi trường tại châu Phi để mừng kỷ niệm 10 và 11 năm hoạt động của Super Junior. Tháng 11/2015, fandom của nam thần tượng Sehun (EXO) đã cùng nhau xây lên cây cầu "Hy Vọng" để giúp người dân nghèo tại thôn Ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, tỉnh Cà Mau. Đây là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa, góp phần thay đổi cách nhìn của công chúng về fandom Kpop - cộng đồng fan luôn bị gắn với chữ "cuồng".

Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 6.

Đổi lại, fan Việt dần được sao quốc tế o bế hơn, được tạo cơ hội trải nghiệm mô hình giao lưu gần gũi không khác gì tại nước họ. Sau các đại diện từ xứ kim chi như Red Velvet, T-ara, Apink, MOMOLAND... Hương Giang, Vũ Cát Tường, Soobin Hoàng Sơn, Uni5, Monstar đã trở thành các nghệ sĩ Vbiz đầu tiên có fanship chính thức tại Việt Nam theo mô hình như idol Kpop. Sơn Tùng M-TP cũng từng khiến cả Vbiz bất ngờ khi trở thành nghệ sĩ Việt đầu tiên có lightstick chính thức, tổ chức fanmeeting mừng tuổi 23 tại sân Quần Ngựa với quy mô khủng nhất Việt Nam. Phải nói rằng, đời sống sinh hoạt của fandom thời nay đã đạt đến đẳng cấp hoàn toàn mới.

Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 7.

Ngoài vấn đề về mức độ “cuồng”, một vấn đề khác liên quan đến fan Việt cũng được đánh giá là thay đổi ngoạn mục trong nhiều năm qua, đó chính là “văn hóa trả phí”. Fan Việt từng bất chấp đi sao chép lại những file nhạc miễn phí trên web mà quyết không mua album, concert bán vé ở Việt Nam luôn rơi vào tình trạng ế chỏng chơ đến mức các nhà tổ chức cũng phải đau đầu với bài toán khó nhằn: Không có phí, làm sao mời được các ngôi sao lớn đến Việt Nam? 

 Sau khi các hiện tượng châu Á như PSY, SNSD và đỉnh cao nhất là BTS và BLACKPINK “xâm chiếm” thị trường quốc tế, người nổi tiếng có xu hướng tìm đến các phương thức truyền thông mạng online có độ phủ sóng toàn cầu và dễ tiếp cận hơn. Sao quốc tế nhận ra tiềm năng và đặc biệt đầu tư vào các nền tảng video trực tuyến như Youtube, Vlive để đến gần hơn với người hâm mộ, đặc biệt với cộng đồng fan chưa quen với việc trả phí cho những sản phẩm âm nhạc, phí nghe nhạc, phí concert như ở Việt Nam. 

 Ngoài các kênh Youtube riêng, BTS, BLACKPINK, EXO và hàng loạt ngôi sao Hàn khác còn thông qua Naver TV và Vlive để phát hành MV, chương trình thực tế riêng và livestream mọi lúc mọi nơi. Lượt xem và like, thả tim tại các nền tảng này cũng khủng và được quan tâm không kém gì Youtube. Tuy nhiên ngoài những video công khai, các idol này còn dành tặng cho fan các quyền lợi độc quyền thông qua hệ thống Fanship. Đây không khác gì một ngôi nhà chung của fan và thần tượng, tương tự như fancafe tại Hàn Quốc.

img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img

BTS đã từng khiến ARMY toàn cầu “đứng ngồi không yên” khi tung ra loạt clip độc quyền hậu trường của “Run BTS”, toàn bộ các tập của chương trình thực tế “Bon Voyage” độc quyền trên BTS+, BLACKPINK thì tung series livestream bất ngờ “Replay” trên kênh Fanship riêng. Khủng nhất là lần BTS “chơi lớn” khi livestream trực tiếp concert lịch sử tại SVĐ Wembley trên hình thức Fanship Vlive+, phát hành hẳn phim tài liệu ghi lại tour diễn vòng quanh thế giới ra rạp toàn thế giới nhằm bù đắp cho “team ngồi nhà” - những fan chưa đủ may mắn để gặp gỡ BTS bằng xương bằng thịt. EXO, Red Velvet... đều đã đầu tư mạnh vào hình thức này và thành công bất ngờ. 

 Đến các nghệ sĩ Việt như Vũ Cát Tường, Soobin Hoàng Sơn, Hương Giang Uni5 cũng đã bắt đầu rục rịch thử nghiệm. Với cộng đồng fan chưa quen với “văn hóa trả phí” cho các sản phẩm âm nhạc, điện ảnh, nghệ thuật của nghệ sĩ, đây có thể được coi là những bước đi đầu tiên làm thay đổi suy nghĩ cố hữu của họ. Bước đầu, các fan sẽ được hưởng những trải nghiệm miễn phí.

Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 10.
Kỷ nguyên mới của văn hóa thần tượng: Cát xét, poster và làn sóng “cuồng” từng là tín ngưỡng, nhưng thời gian đã thay cho nó một chiếc áo trưởng thành! - Ảnh 11.
Hik
Minmax
Theo Trí Thức Trẻ15.07.2019