Khi những trào lưu có giá trị bền vững, lan tỏa trên quy mô rộng và mang đến nhiều ý nghĩa tích cực, nó trở thành một lối sống được khuyến khích. Sống tối giản - The More of Less, vượt khỏi chiếc nhãn “trào lưu”, đã trở thành kim chỉ nam cho thế hệ Millennials trên toàn cầu.

Không khó để nhận ra những câu chuyện sống tối giản khắp nơi trên thế giới. Một thế hệ trẻ tại các nước phương Tây bớt đam mê những căn hộ đắt đỏ, chọn những chiếc nhà xe và rong ruổi khắp nơi. Họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong những trải nghiệm chứ không phải việc tích lũy vật chất. Làn sóng sống tối giản từ Nhật cũng lan khắp châu Á để bao người trẻ mê mẩn những cuốn sách như “Lối sống tối giản của người Nhật” hay “Nghệ thuật bài trí của người Nhật” với tác giả là minimalist (người sống tối giản) nổi tiếng Marie Kondo.

Sống tối giản vượt ngưỡng một trào lưu, thâm nhập vào cuộc sống của người trẻ, đặc biệt là thế hệ Millennial - gen Y, một cách tự nhiên. Những khúc mắc của cuộc sống hiện đại, nhiều người tìm thấy câu trả lời khi nhìn một căn phòng bớt đồ đạc và một tâm hồn bớt xáo động.

Giữa những thanh âm náo động của cuộc sống đô thị, nhiều người trẻ Việt học cách trút bớt gánh nặng trên vai, bắt đầu từ việc bỏ đi một món đồ không dùng, lựa chọn những đồ đạc nhiều công dụng, tối ưu hóa công năng. Họ đã nhập cuộc với lối sống tối giản từ những điều bình dị, giản đơn nhất.

Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 1.
Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 2.

Có thật cuộc sống vật chất sẽ khiến con người ta cảm thấy đủ đầy không?

Người trẻ tự hỏi câu đó rất nhiều lần sau những vấp ngã, sau những buổi làm việc OT mệt mỏi, khi rời công ty ra nhà xe lúc 10h tối. Nếu đi làm 3, 4 phần vì đam mê công việc và cống hiến nỗ lực, 6, 7 phần vì mưu cầu một cuộc sống vật chất đủ đầy. Có thêm một đồng tiền, bạn phải nghĩ sẽ tiêu gì với nó và tiêu sao cho hợp lý, tiêu gì xong bạn sẽ phải nghĩ sử dụng như nào cho hiệu quả, bạn nghĩ tới mua món đồ gì khác để cho phù hợp với món đồ vừa mua, bạn nghĩ làm sao để kiếm thêm tiền nếu món đồ kia hỏng…

Không thể phủ nhận sự cần thiết của cuộc sống vật chất nhưng nếu nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy sự theo đuổi vật chất sẽ tạo ra những vòng lặp nhu cầu không có hồi kết: Có rồi lại muốn có thêm, có thêm lại cần có hơn nữa. Ranh giới giữa biết đủ và chạy theo sự tích lũy vật chất quá đỗi mong manh khiến người trẻ dễ rơi vào những vấn đề điển hình của chủ nghĩa vật chất. Bạn luôn cảm thấy FOMO - sợ rằng mình thiếu một cái gì đó, chẳng bao giờ là đủ. Bạn sống trong nỗi áp lực so sánh về vật chất với bạn bè; tuổi 27 cô bạn thân đại học đã có ô tô còn bạn chẳng có gì trong tay ngoài nỗi lo lắng: “Khi nào mới giàu được nhỉ?”.

img
img

Người ta chỉ đua nhau xem ai tích lũy được nhiều hơn chứ không so sánh ai có ít hơn. Chọn lối sống tối giản, hiểu được giá trị của The More of Less, bạn bơi ngược dòng về với những yên ổn trong tâm hồn, không cần bận tâm xem ai tích lũy nhiều hơn ai.

Sống tối giản tôi rèn cho người trẻ biết khoan dung, sống có trách nhiệm khi nhìn ra những tác động mình đang tạo nên cho Trái đất. Bớt đi một món đồ nhựa, bạn có thể cứu một chú cá heo khi chúng không phải nuốt rác vào bụng. Chọn những món đồ nhẹ nhàng, dễ dàng mang đi, bạn tiết kiệm cho Trái đất nguồn tài nguyên khoáng sản đang cạn kiệt. Giảm một chiếc giường, bớt vài chiếc ghế, có thể nhiều cây xanh sẽ không bị đốn hạ… Sống tối giản không đồng nghĩa với việc vứt hết đồ đạc; bạn biết tự nhìn lại cuộc sống và hiểu được bản thân nhiều hơn khi chọn bỏ đi những món đồ thực sự không cần.

Quan trọng hơn, bớt đồ là bớt gánh nặng cho cuộc sống, giúp tinh thần luôn được thoải mái, không vướng bận. Chúng ta có nhiều thời gian để tập trung vào các trải nghiệm, tích lũy tinh thần thay vì tích lũy vật chất vốn không bao giờ đủ. Bạn biết dừng những tháng ngày làm việc lăn lộn để dành cho mình vài tuần đi du lịch, bỏ đi những giờ OT để về nhà ăn cơm cùng gia đình. Nhìn vào một cuộc đời tối giản, mỗi người sẽ rút ra cho một bài học cuộc sống cho riêng mình. Ở tầng sau của những giá trị sống tối giản mang lại, kỳ lạ thay khi người ta lại thấy đủ đầy khi các giá trị tinh thần được thỏa mãn.

Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 4.
Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 5.

Nhiều người trẻ nổi tiếng cũng chọn lối sống tối giản, mở đường cho những ý nghĩa cuộc đời. Helly Tống, Dustin Nguyễn và Dzũng Yoko tuy đều chọn sống tối giản nhưng mỗi người biết cách ứng dụng sao cho phù hợp, để sống tối giản không trở thành những thứ giáo điều, áp đặt và cực đoan.

Vốn nổi tiếng và truyền cảm hứng với câu chuyện ăn chay trường, Helly Tống luôn nương theo những giá trị tinh thần làm điểm tựa cho cuộc sống. Chia sẻ về lối sống tối giản, cô gái trẻ nhận ra lối mở cho những bế tắc cuộc sống mà nhiều người trẻ thường gặp phải.

“Với mình, sống tối giản là tìm thấy sự tự do, sự hoàn thiện ngay cả trong khoảng không và ngược lại. Khi tâm trí mình thật sự được tự do, tấm thân này không bị ràng buộc, là lúc trái tim này có thể lắng nghe được nhiều hơn. Đối với mình, The More of Less là ánh sáng của hy vọng, là năng lượng tự nhiên thay cho những viên thuốc bổ, hoặc đôi khi lại là bờ vai ấm áp để mình có thể ngã vào bất cứ lúc nào cũng được”.

Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 6.

Người trẻ như Helly Tống tìm thấy tác dụng “chữa lành” tinh thần từ lối sống tối giản. Helly Tống áp dụng tư duy tối giản vào cuộc sống, công việc để giải quyết những rối bời, sắp xếp lại cuộc sống.

“Dọn dẹp là cách mà mình thường hay lựa chọn, mỗi khi cảm thấy mọi công việc trong cuộc sống, hay mối quan hệ bỗng rối bời, hoặc đôi khi chỉ là bị bí ý tưởng thì mình có thể lôi tủ đồ ra và ngồi sắp xếp lại, hoặc tổng vệ sinh nhà bếp hoặc nhiều việc khác trong nhà. Vì mình luôn tin rằng, có 3 cái hơn mình nhận được từ việc ấy là: Nhà mình sạch hơn/Trái tim mình sáng hơn/Thể chất tốt hơn”.

Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 7.

Chàng MC nổi tiếng Dustin Nguyễn nhìn thấy lợi ích của tư duy sống tối giản trong thế giới sáng tạo của riêng mình. Những câu chuyện của Dustin luôn có sự giản lược, giữ được cốt lõi ngắn gọn, súc tích nhưng nhiều ý nghĩa, tạo khoảng “trống” để người nghe có thể suy nghĩ. Dustin Nguyễn cũng là một người chọn cách sống tối giản qua việc đề cao những thứ tự nhiên, bớt đi sự rườm rà nhân tạo, để mọi thứ về với nguyên bản.

“Với Dustin, ở thời điểm này, tối giản không có nghĩa là mình phải cắt giảm chi phí, hoặc cắt giảm sự đầu tư. Với tư duy này, khi mà mình thiết kế ra một sản phẩm hoặc một ý tưởng nào đó mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được, bất kể ai cũng liên hệ được với bản thân của họ. Mỗi công việc, ngành nghề, định nghĩa tối giản lại khác nhau. Tối giản đem lại một không gian mở để cho người sử dụng, người xem hoặc khán giả có thể sáng tạo, tưởng tượng dựa trên trải nghiệm riêng của họ. Chứ mình không lấy hết không gian, không lấp đầy nó bằng những chi tiết quá thừa thãi để rồi người xem hay người sử dụng họ sẽ không biết phải lựa chọn cái gì. Để không gian thở cho người xem tự sáng tạo và tưởng tượng”.

Trong câu chuyện chia sẻ về tư duy tối giản, Dzũng Yoko có một cái nhìn khá tương đồng với Dustin Nguyễn. Là một người làm nghệ thuật, anh đem tư duy tối giản vào trong nghệ thuật sáng tạo, bỏ đi những chi tiết thừa thãi, gắn câu chuyện sống tối giản với sống chánh niệm.

“Là dân sáng tạo, tối giản được mình vận dụng vào trong thiết kế, thẩm mỹ - thiên về quan điểm thẩm mỹ nhiều hơn. Tối giản là một phong cách sống, một tư duy, thẩm mỹ rất được ưa chuộng ngày nay. Nó giúp cho mình bỏ đi bớt những chi tiết dư thừa, giữ lại những gì cô đọng và đáng để giữ lại nhất. Cuộc sống bây giờ có quá nhiều muộn phiền, áp lực - vì thế tư duy tối giản lại càng phù hợp. Loại bỏ những điều không cần thiết, những mối quan hệ tiêu cực, về nhà với một ngôi nhà vừa vặn, sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn”.

Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 8.
Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 9.

Sống tối giản và nghệ thuật “biết đủ” - The More of Less, từ lý thuyết tới thực tiễn là một chặng đường dài. Chúng ta trân trọng lối sống tối giản nhưng không cổ xúy việc áp đặt mỗi người phải quẳng hết đồ đi. Ngưỡng chấp nhận của mỗi người luôn khác biệt để họ có thể bắt đầu sống tối giản hiệu quả. Nhìn về cuộc sống cá nhân, Helly Tống, Dustin Nguyễn và Dzũng Yoko có những lời khuyên thiết thực cho các bạn trẻ trong cuộc sống, từ việc đơn giản như chọn một chiếc laptop - vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, vừa là công cụ làm việc, vừa là phương tiện giải trí đa năng.

“The More of Less với Helly là bớt những ràng buộc để tự do hơn, thoải mái hơn. Khi mua đồ dùng cá nhân, mình cũng ưu tiên những thứ nhẹ, không chiếm nhiều diện tích, tối ưu hóa giá trị sử dụng. Helly chọn chiếc laptop ASUS Zenbook 14 vì ưu tiên của mình phải là thiết kế mỏng nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ công năng, phục vụ được nhiều ngữ cảnh, nhu cầu sử dụng khác nhau của Helly”.

Đồng quan điểm với Helly Tống, Dustin Nguyễn cũng lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho hành trình sống tối giản của bản thân.

Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 10.

“The More of Less là giản lược những thứ không cần thiết, tập trung công năng, hoặc trở về với những nhu cầu căn bản, là đầu tư cho những món đồ có thể đắt tiền nhưng phục vụ được công việc lâu dài. ASUS Zenbook 14 là sản phẩm công nghệ Dustin thấy phù hợp với lối sống tối giản của bản thân với công năng được tối ưu trong một thân máy nhỏ gọn, tích hợp đầy đủ cổng kết nối - đặc biệt là 2 cổng USB-C® Thunderbolt™ 3 - Dustin có thể sử dụng máy ở bất cứ đâu, cho nhiều công việc khác nhau mà không cần mua thêm nhiều phụ kiện hỗ trợ”.

Là một tín đồ công nghệ, Dzũng Yoko đeo đuổi sự hoàn mỹ tối giản trong các sản phẩm, từ điện thoại tới laptop.

“Một chiếc laptop như ASUS Zenbook 14 đảm bảo những yêu cầu mình mong muốn ở một sản phẩm tối giản nhưng hoàn thiện về mặt công năng: thiết kế tinh tế với màu sắc hiện đại phù hợp với mọi đối tượng hay hoàn cảnh sử dụng, thân máy nhỏ gọn nhưng tối ưu không gian, chi tiết để nâng cao trải nghiệm của người dùng với bàn phím tràn viền Edge-to-Edge, màn hình tràn viền NanoEdge hay phím số ảo tiện lợi trên bàn di chuột…”.

Khi tối giản bứt mình khỏi trào lưu của người trẻ: Bớt đồ đạc, quẳng đi gánh nặng, nhặt lên những bình yên cho cuộc sống - Ảnh 12.