Tình yêu thời “Facebook, Zalo”, có lúc người ta cũng chẳng coi trọng mà sao giờ đây thấy trân trọng từng khoảnh khắc được thấy người thân, bạn bè và cả người thương qua màn hình điện thoại, laptop.

Gấp chiếc máy tính xuống khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, Nam chạy nhanh ra bàn ăn có ba má đang chờ. Đã không còn cảnh ba má Nam cằn nhằn vì cậu con trai học lớp 6 suốt ngày cắm mặt vào điện thoại hay “ôm” lấy cái máy tính. Những ngày dịch dã như này, ngoài ô cửa sổ nhìn xuống con hẻm thưa người, chiếc máy tính là nơi duy nhất để Nam kết nối với thế giới ngoài kia, nói chuyện với bạn bè. Mỗi người mỗi việc, ba má Nam bố trí từng góc học tập, làm việc riêng cho cả gia đình, cứ thế từ 8:00 sáng tới tận chiều muộn. Đó là lúc sự thảnh thơi trở về trong căn nhà khi những thiết bị điện tử cũng có thể tạm dừng hoạt động.

Chúng ta đã từng chán ngán với những khung cảnh như vậy - những căn nhà ba người không ai nhìn nhau, chỉ cắm cúi vào màn hình điện thoại máy tính, những buổi gặp gỡ bạn bè chỉ trò chuyện dăm ba câu rồi mỗi người lại lạc vào thế giới công nghệ của riêng mình. Công nghệ trong những câu chuyện như vậy trở thành “tội đồ” của xã hội con người, nơi người ta quên đi những giao thiệp đời thường và phụ thuộc vào mạng xã hội, Internet.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 1.

Nhưng liệu có phải công nghệ chia cách yêu thương? Chúng ta có “nợ” công nghệ một lời xin lỗi?

Kỳ thực, chúng ta đang sống trong những ngày thật lạ mà ở đó, công nghệ trở thành một phần cuộc sống để mỗi người kết nối với thế giới, với tri thức và với tình yêu tưởng như đã xa cách giữa dịch bệnh.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 2.

Khi Sài Gòn mới chớm dịch, Hoài Phương (21 tuổi) vẫn nghĩ rằng dịch bệnh cũng sẽ được kiểm soát tốt như mọi lần. Lừng khừng vì còn việc làm thêm tại thành phố, Phương không trở về quê dù nhà trường đã cho học online. Đến bây giờ, đã hơn 2 tháng Phương chỉ ở trong căn phòng trọ nhỏ ở quận Bình Thạnh. Mắc kẹt giữa Sài Gòn, cuộc sống của Phương chưa tới nỗi khó khăn như nhiều người lao động nhưng cô sinh viên đến từ Phú Yên cũng thấm mệt vì dịch bệnh và hội chứng “cabin fever” do đã kẹt trong nhà quá lâu.

Cách đó chỉ 2km, người yêu Phương - Hoàng Tùng (24 tuổi) cũng phải xoay sở giữa công việc và cuộc sống giữa những ngày thành phố giãn cách. Cậu ở cùng với 2 người đồng nghiệp nữa trong một căn chung cư thuê. May mắn thay khi mùa dịch này, cả 3 người vẫn còn bận rộn với công việc. Bình thường, Tùng có thể đi bộ qua nhà Phương nếu không có dịch nhưng đợt này, cậu cũng chẳng thể rời nhà mình để gặp gỡ bạn gái.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 3.

Đã 3 tháng nay, Sài Gòn yên tĩnh đi qua mùa mưa; yên tĩnh nhưng không yên bình khi chỉ một tiếng xe cứu thương cũng khiến ai đó thở dài. Những người trẻ Sài Gòn như Tùng hay Phương chẳng mơ ước gì xa xôi, họ chỉ mong ngày có thể chở nhau đi vòng vòng Sài Gòn, ngồi một quán quen nào đó thưởng thức ly cà phê mà bấy lâu dường như đã quên mất hương vị.

Chẳng phải chỉ những khoảng cách xa xôi, dịch bệnh khiến chúng ta phụ thuộc hơn vào công nghệ, như Nam vẫn phải học online dù trường chỉ cách nhà cậu bé vài quãng đi bộ. Con đường tới trường trung học của Nam như dài ra hơn thì những ngày này, con đường tới lớp học Zoom của em ngắn lại, chỉ từ giường ngủ ra bàn học, rồi lại quay về bàn ăn và trở lại bàn học.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 4.

Sự hiện diện của công nghệ trong nhà Nam không còn sự phàn nàn, phản đối mà đã trở thành kênh kết nối thường trực cho ba mẹ Nam với công việc, giúp Nam đến gần hơn với tri thức, với bạn bè. Qua màn hình máy tính, Nam thấy những người bạn đã lâu không gặp. Không khí lớp học chắc chắn khác xưa nhiều nhưng sự hồ hởi khi được gặp lại nhau sau nhiều tháng hè dịch bệnh khiến buổi học cũng trở nên rôm rả hơn. Công nghệ chẳng chia cách yêu thương - nó kéo lại gần hơn những con người tưởng chừng đã xa nhau trong dịch bệnh, để Nam vẫn có thể “tới trường” và ba mẹ em vẫn giữ được công việc, trò chuyện với đồng nghiệp hàng ngày.

Và khi mỗi tối đến, khi đã có một ngày mệt nhoài bên máy tính điện thoại, chẳng ai nhắc ai, cả nhà lại cùng nhau ngồi trò chuyện, đọc sách hay đơn giản tận hưởng một buổi tối yên bình. Bằng cách này hay cách khác, những kết nối giữa con người trong mùa dịch vẫn bền chặt nếu chúng ta thực sự thấu hiểu.

img
img

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 6.

Theo Gary Chapman, tác giả của cuốn sách “5 ngôn ngữ tình yêu” nổi tiếng toàn cầu, chúng ta thể hiện tình yêu với nhau bằng 5 “ngôn ngữ”: Những lời nói yêu thương, những hành động ân cần, món quà vật chất, dành cho nhau khoảng thời gian ý nghĩa và những cử chỉ thân mật. Không thể dành cho nhau những cử chỉ thân mật như một cái ôm, vỗ vai nhưng nhờ công nghệ, chúng ta vẫn đang gửi trao đến nhau những “ngôn ngữ” tình yêu khác: Là những buổi trò chuyện, là tối đến ngồi coi phim cho nhau, là một món quà đặt online hay giúp đỡ nhau với công việc, cuộc sống thông qua Internet.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 7.

Có những yêu thương vẫn gửi trao đến nhau được trong mùa dịch; mỗi người có một cách lựa chọn sử dụng công nghệ riêng để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Mạng xã hội không chỉ là nơi để người ta chia sẻ fake news, đó còn không gian gắn kết bạn bè, trò chuyện online. Điện thoại không chỉ có trò chơi điện tử để lũ trẻ dán mắt vào, đó còn công cụ học tập hữu ích cho trẻ em trong mùa giãn cách. Thứ chúng ta có thể “nghiện” trên Internet những ngày dịch bệnh không chỉ là những video tiktok - đó còn là con người, là những buổi được cùng nhau xem phim, tán dóc, họp nhóm, cà phê online. Không gian trên mạng có thể là ảo nhưng không gian trong lòng mỗi người, những cảm xúc khởi sinh từ sự trợ giúp của công nghệ đều là thật.

Những ngày cách xa nhau, Tùng vẫn gọi điện cho Phương, cập nhật cho người yêu xem nay mình ăn món gì, công việc ra sao. Những cuộc hội thoại nghe có vẻ phần giản đơn đến “nhạt nhẽo” nhưng đó là cách để họ vẫn gắn kết với nhau, biết rằng mình vẫn còn được quan tâm. Họ sáng tạo trong những cuộc “hẹn hò online”, cùng nhau nấu nướng, ra ban công cùng nhìn về bầu trời. Chẳng ai nghĩ rằng, sẽ có lúc, những thứ “sến súa” như vậy lại nuôi dưỡng tình yêu của hai người, qua màn hình điện thoại.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 8.

Phương cũng dành thời gian gọi điện, liên lạc về cho gia đình. Dịch bệnh khiến những bậc làm cha mẹ thế hệ trước vốn được coi là “low-tech” cũng phải chuyển mình để bắt kịp với công nghệ, ít nhất có thể gọi hỏi han con mỗi tối. Trong tất cả những điều bức bối giữa dịch bệnh, việc ba mẹ có thể học sử dụng điện thoại smartphone, gọi video call cho con, bắt đầu tập tành dùng mạng xã hội khiến Phương thấy hạnh phúc.

“Em thường hay đùa với ba mẹ rằng, dịch bệnh này giúp ba mẹ xóa mù công nghệ rồi. Giờ 1-2 ngày ba mẹ lại gọi điện hỏi thăm xem tình hình em ở Sài Gòn như nào. Mỗi ngày vẫn cứ vài nghìn ca mắc mới, ba mẹ lo lắm.”

Giá thử có thể gửi được rau củ quả “online”, ba mẹ Phương cũng sẽ gửi cho cô con gái mắc kẹt ở Sài Gòn những món quà quê thuần hậu. Nguồn “tiếp tế” từ ba mẹ không còn, Phương vẫn xoay sở ổn thỏa với cuộc sống. Để bù đắp phần nào cho khó khăn của con gái, ba mẹ Phương giờ chọn cách “tiếp tế” theo kiểu khác. Những tiếng “ting ting” đều đặn mỗi tháng từ ba mẹ như cứu cánh cho Phương để sống qua những ngày này. Nhờ công nghệ, cô biết rằng mình vẫn luôn có người thân, gia đình ở bên và sẵn sàng giúp đỡ bất cứ lúc nào.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 9.

Còn với Hoàng Tùng, công việc ổn định giúp anh có thể đỡ đần ba mẹ. Dù không thể về quê, Tùng vẫn giúp mẹ thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, thỉnh thoảng đặt mua cái này cái kia về cho gia đình. Từ ngày ba mẹ biết cách sử dụng Internet banking và chuyển tiền online, chàng kỹ sư IT cũng gửi tiền đều đặn hàng tháng, hướng dẫn ba mẹ cách rút tiền nhanh gọn, thuận tiện bằng thẻ ngân hàng hoặc bằng mã QR tại cây ATM.

Sự nở rộ của các ứng dụng ngân hàng trực tuyến trong mùa dịch đã giúp kết nối Hoàng Tùng, Hoài Phương và hàng triệu các bạn trẻ trên cả nước với gia đình, người thân. Nổi bật trong số đó phải kể đến các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng Vietcombank với các Gói tài khoản VCB Eco, VCB Plus, VCB Pro và VCB Advanced. Khách hàng có thể thoải mái ngồi tại nhà hoặc tại bất cứ đâu mà vẫn có thể mở tài khoản online, chuyển tiền hoàn toàn miễn phí, thanh toán hóa đơn điện/nước, mua bảo hiểm nhân thọ, mua sắm online hưởng ưu đãi hoàn tiền với thẻ thanh toán. Không cần phải di chuyển nhiều, bạn vẫn có thể gửi trao yêu thương trọn vẹn trong mùa dịch với những tiện ích của ngân hàng số Vietcombank.

Khi công nghệ kéo gần con người mùa dịch: Có những yêu thương giữa ngày xa cách, chẳng vì thế mà lạc mất nhau - Ảnh 11.