Gặp nhau trong một ngày Sài Gòn nóng… như cái lò, mới nhận ra Khắc Hưng hóa ra không khó hiểu… như lời đồn. Trái lại, anh cực kỳ dễ gần, tràn đầy năng lượng và rất cởi mở khi nói về những dự định tương lai.


Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 1.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 3.

Khốt là biệt danh lấy từ truyện "ông già Khốt Ta Bít", kể về một vị thần lạc vào thế giới hiện tại, có tình cách rất cổ quái. Bạn học gọi tôi là Hưng "Khốt" vì tôi chỉ thích nói chuyện về nhạc, có thể nói cả ngày không chán. Nhưng đụng đến những vấn đề khác, ngay cả về giới trẻ, tôi cũng không biết gì cả. Hồi còn đi học, tôi có rất ít bạn, vì mọi người không thích nói chuyện với tôi.

Còn "khùng" là biệt danh mà… tôi tự đặt cho mình, để nói về con người bên trong của mình. Vì bên cạnh một Khắc Hưng của "Sau tất cả", "Ánh nắng của anh" hay "Nơi mình dừng chân" còn có một Khắc Hưng khác, điên rồ hơn của "Như cái lò", "Ghen" hay "Như lời đồn".

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 4.

Một người nghệ sĩ sẽ có hai lựa chọn: Làm cái mình thích và làm cái mình tin là khán giả sẽ thích. Làm cái mình thích thì có chắc gì khán giả đã thích đâu? Nên tôi bèn chọn một chiến lược trung dung: Cứ sau hai ba bài Hưng "khốt" thì cho một bài Hưng "khùng" vào. Dẫu vậy, mọi người vẫn bị sốc. Bởi vì đang ấm áp trong "Ánh nắng của anh" thì lập tức muốn sốc nhiệt với "Như cái lò". Hai bài hát vừa nêu khác hoàn toàn về chất nhạc, ca từ lẫn thông điệp. Nhưng thực ra, cả hai sáng tác đều là của cùng một con người mà thôi. Đã nhiều lần tôi nói với mọi người: không thể sáng tác nào ta cũng phải lồng cảm xúc, thông điệp, bài học vào được. Có những bài hát tôi chỉ muốn viết lên cho mọi người nhảy nhót theo. Nhưng có vẻ như mọi người không chấp nhận việc ấy.

Cái lớp áo bên ngoài có vẻ luôn đẹp hơn khi ta cởi bỏ nó ra, trần trụi trước mặt mọi người.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 5.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 6.

Anh nói ra tôi mới thấy là… ngược thật. Trước giờ tôi chưa từng nghĩ về việc này. Ngày xưa, khi học trong nhạc viện, luôn là người có tính tự tôn rất cao, không thích thỏa hiệp để làm những cái gì dễ dàng. Nhưng khi đã bước vào trong ngành này rồi, tôi mới nhận ra ngay cả việc làm những thứ âm nhạc ngỡ như dễ dàng cũng rất khó. Để viết ra một bài hát đúng cảm xúc của mình thì quá dễ dàng rồi. Cảm xúc thế nào thì viết ra thế đấy, ít người nghe cũng được. Nhưng để viết ra một bản hit để chạm vào số đông, để ai nghe cũng thấy mình trong đấy thì khó vô cùng. Nên suy cho cùng tôi cũng không đi ngược gì đâu, chỉ là chọn cho mình một xuất phát điểm phù hợp, để đi từ số đông. Những thứ thuộc về sáng tạo cá nhân, tôi sẽ chuyển nó vào bản phối, cách dựng bè, quá trình mix master, còn âm nhạc chính vẫn phải hướng về đại chúng.

Còn ca hát với tôi nó là một sở thích. Mình cứ tiến hành làm song song thôi, chứ không phải vạch ra một lộ trình tiến hóa xuôi hay ngược gì cả. Tôi thấy nhiều nhà sản xuất trên thế giới vẫn làm như vậy ấy chứ. Calvin Harris cũng hát rất nhiều, và ra album của riêng mình.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 7.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 8.

Không. Thực ra từ 2 năm trước tôi đã không nhìn thấy mình của hiện tại rồi. Vì mỗi năm tôi đều có những dự định khác nhau. Dự định ấy vừa phụ thuộc vào thị trường, vừa phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân. Như năm nay, tôi có nhiều cảm hứng làm việc với các nghệ sĩ khác nhau, nên tôi nhận về nhiều. Còn năm ngoái 2018 tôi có làm gì đâu? Toàn đi chơi. Cả năm chỉ có vài bài như "Em mới là người yêu anh" hay "Như lời đồn". Không có một bản ballad nào hit cả.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 9.

Tôi cũng nghe thế. Nhưng chỉ có tôi mới biết là mình thụt lùi hay tiến lên thôi. Đôi khi đứng yên lại là cách để hấp thu, học hỏi những điều mới mẻ, chuẩn bị cho những bước tiến xa hơn. Tất nhiên khi mọi người đã quen nhìn thấy một người lao động như điên, bỗng dưng thấy anh ta… không làm gì cả thì sẽ cho đấy là thụt lùi. Nhưng 2019 này, tôi hy vọng có thể dùng được những thứ đã học hỏi trong năm 2018.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 10.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 11.

Đấy là một khả năng mà tôi cảm thấy rất tự hào. Tôi có thể làm việc trên nhiều chất liệu âm nhạc khác nhau và với những giọng ca khác nhau. Một người viết nhạc giỏi đôi khi phải… tan ra như thế. Như khi làm việc với Mỹ Tâm, người ta sẽ thấy cũng là ballad đấy, nhưng đấy là một bài ballad khác hoàn toàn với "Ánh nắng của anh" hay "Sau tất cả".

Sở dĩ có sự "tan ra" này là bởi không chỉ là một nhạc sĩ thuần túy, tôi còn là một nhà sản xuất. Mình buộc phải làm điều tốt nhất cho ca sĩ. Và vì là một nhà sản xuất, mình có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh, từ khi có một ý tưởng xuyên suốt cho đến khi đã ra được bản final.

Với một số nhạc sĩ khác, họ chỉ sáng tác dựa trên sở trường của họ và chất liệu từ chính con người họ. Nên có những người đã viết ballad thì cứ mãi viết ballad. Tôi còn dựa nhiều vào phối khí. Chẳng hạn như đã có một beat rồi, tôi cứ để đó đã, từ từ mới quyết định chủ đề cho nó, rồi mới quyết xem nó nên là một bài vui hay buồn.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 12.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 13.

Đúng vậy. Và nói sâu về vấn đề này thì sẽ rất khô khan. Mọi người nghe "Nơi mình dừng chân" sẽ thấy cảm xúc tràn ngập torng đó. Nhưng khi nó chỉ mới là những phác thảo trên giấy thì rất cần những kỹ thuật rất tỉ mỉ để hoàn thiện nó. Ví dụ như ngay câu mở đầu bài, tôi viết: "Sao anh lại lỡ yêu một người như em?". Câu đầu tiên thực ra là một câu khác. Nhưng sau khi viết xuống, tôi suy nghĩ: bài nào cũng bắt đầu bằng một câu nói bình thường, tại sao mình không thử khởi đầu với một câu hỏi? Thế là tôi sửa lại, và nghe rõ ràng ổn hơn nhiều về cảm xúc. Nhưng cái cảm xúc ấy lại khởi đi từ một suy nghĩ thuần túy về kỹ thuật (Cười).

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 14.

Trước đây, nhiều người luôn mường tượng nhạc nghĩ là những nghệ sĩ là đầu bù tóc rối, xấu trai, geeky (quái đản), nerdy (mọt sách) ăn nói lắp ba lắp bắp. Không hiểu sao giờ nhạc sĩ cũng có nhiều người nổi tiếng, đẹp trai nữa mới lạ. Khi nói chuyện với bạn bè, thậm chí cả vài tờ báo, tôi luôn nêu quan điểm nhạc sĩ thì không nên nổi tiếng quá. Hãy đứng phía sau, trao cảm xúc và hào quang lại cho ca sĩ thể hiện ca khúc của mình thì hơn. Đến giờ, tôi vẫn quan niệm như thế. Tôi chỉ thích trau dồi nghề nghiệp của mình hơn là trau chuốt hình dáng bên ngoài, trau chuốt cách ăn nói, ứng xử sao cho được lòng mọi người. Cũng hên là mình ăn nói cũng không quá tệ, nên cũng ít khi làm phật ý ai.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 15.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 16.

Tôi hiểu, và đã có nói lái đi rồi (cười). Thực ra đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Tính tôi không dễ bị những lời chỉ trích ảnh hưởng đến mình. Kể cả sau này khi có post một cái gì đó lên mạng và bị hiểu lầm, bị chửi, bị chỉ trích thì tôi cũng chủ động tránh, không sa vào những màn khẩu chiến. Sống trên đời làm sao tránh được những người không thích mình. Mà họ đã không thích mình rồi thì mình có nói cái gì họ cũng tìm ra sơ hở để xuyên tạc thôi. Còn với những người hiểu lầm mình thì cách tốt nhất… cũng là im lặng. Rồi một ngày nào đó họ sẽ hiểu. Rồi một ngày nào đó khi có đủ cơ sở để phản biện, làm rõ vấn đề thì mình sẽ quay lại cố làm cho họ hiểu.

Lấy bài "Như lời đồn" làm ví dụ. Tôi có nói là mình không hề cố tình viết một câu thô tục thì cũng đâu có ai chịu tin. Tình ngay lý gian thì nói gì cũng vậy. Tiếng Anh có câu "Rumor has it" (trên thực tế, nữ ca sĩ Adele có cả một ca khúc tên Rumor has it, Hollywood cũng có một bộ phim tên "Rumor has it" do Kevin Costner thủ vai – PV). Tôi đơn giản là dịch nó ra tiếng Việt thành "Như lời đồn", hoàn toàn không có ý muốn mọi người đọc trại đi thành gì cả. Nhưng chỉ vì cái tựa ấy, người ta đã phủ nhận hết sạch những nỗ lực của tôi về âm nhạc, ca từ, cả chất liệu Latin mới mẻ mà tôi mang vào bài hát.

Nên một mặt dù cảm thấy mình bị đối xử bất công, mặt khác tôi lại hiểu vì sao công chúng tức giận. Vì cùng thời điểm ấy, cũng có rất nhiều bài có cái tựa nhạy cảm như vậy. "Như lời đồn" bị gom vào trong nhóm những bài hát ấy. Tôi nghĩ nếu "Như lời đồn" ra vào 5 năm sau, nó sẽ có một kết cục khác.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 17.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 18.

Những đồng nghiệp ấy khi chỉ trích tôi cũng chỉ mong muốn là nền âm nhạc này sẽ trở nên sạch sẽ hơn. Chính tôi cũng rất mong muốn điều ấy. Nên nhìn những lời bình luận ấy, tôi biết là họ chỉ hiểu lầm mình. Mà hiểu lầm thì có thể giải quyết được. Những đồng nghiệp đàn anh ấy tôi tin là họ đã từng nghe những sản phẩm trước của tôi rồi. Và vì thấy sự văn minh trong những sản phẩm ấy, họ mới thất vọng với bài "Như lời đồn". Nếu đọc lại những bình luận ấy, bạn sẽ thấy họ chỉ nói về "Như lời đồn", chứ không chỉ trích Khắc Hưng là một kẻ như thế này, như thế nọ. Đặt mình vào tâm thế của người trong nghề, tôi thấy nỗi buồn dịu đi chứ không nặng nề hơn.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 19.

Mọi người vẫn nhìn em như một nhạc sĩ, một nhà sản xuất âm nhạc. Nhưng em đã mơ về một điều gì đó lớn lao hơn: vạch ra định hướng âm nhạc. Như với một ca sĩ, mình sẽ mài giũa họ từ một viên ngọc thô, phát triển họ từ nghe demo, chọn single làm MV, vạch kế hoạch truyền thông… Nghĩa là những thử thách còn lớn hơn sản xuất nhiều. Tôi đang học tập để có thể trở thành một con người đa năng như vậy. Đó là ước mơ của tôi, chứ không chỉ đơn thuần là một người viết những bài hit, dù có hit thì… cũng vui lắm (cười). Những bài hit sẽ giúp cho đời sống âm nhạc Việt Nam phong phú hơn, nhưng nó không thay đổi được điều gì cả. Vì những bài hát ấy đều đi theo nhu cầu của số đông.

Là một nghệ sĩ, tôi muốn góp phần nâng cao thị hiếu số đông hơn. Và với sự hợp lực của những nhạc sĩ khác, biết đâu ta sẽ tạo ra được một dấu mốc, một thời kỳ. Chẳng hạn như trong thập niên 1990, thị trường gồm toàn những bài nhạc Hoa. Tôi mong sau này, những người đứng ở phía sau như tôi sẽ phải định hướng làm sao để những ca sĩ không được phép hát những bài dễ dàng. Ta phải ép họ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 20.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 21.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 22.

Tôi bắt đầu có những bài hát đầu tiên năm lớp 10. Ngày ấy tôi thần tượng anh Đỗ Bảo lắm. Tôi cứ ngồi nghe và suy ngẫm: sao ca từ tình thế, giai điệu nghe vẫn trúc trắc không dễ dãi mà vẫn đi vào lòng người. Nghĩa là ngay khi là fan, tôi đã có cái suy nghĩ đi vào kỹ thuật như vậy rồi. Thế là tôi suy nghĩ: hay mình thử sáng tác coi… có được như anh Đỗ Bảo không. Những sáng tác đầu tiên của tôi vì thế… cũng đậm chất anh Bảo lắm.

Bây giờ nghe lại những ca khúc ấy, tôi cảm thấy… kỳ kỳ thế nào ấy. Nhưng lúc đó tôi ngẫm nghĩ: ồ mình sáng tác cũng được ghê ấy chứ. Thôi mình cứ sáng tác tiếp xem sao. Từ lớp 10 (2008), tôi đã phải chờ đến tận 6 năm, viết không biết bao nhiêu bài mới có được bản hit đầu tiên là "Yêu" của Min (2014).

Sau này, tôi không còn viết nhạc theo kiểu giai điệu trong đầu thế nào viết ra thế ấy nữa. 100 giai điệu tôi chỉ chọn được 1-2 để phát triển thành bài thôi. Đó là một sự sàng lọc hoàn toàn về mặt kỹ thuật.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 23.

Sau bản hit đầu tiên, tôi thấy… có thêm hit nữa chắc vui lắm đây. Nên tôi suy nghĩ: vì sao mọi người thích bài "Yêu"? Tôi cho đó là may mắn. Chỉ khi nào duy trì sự may mắn này lâu hơn thì mới là tài năng thật sự. Nên tôi bắt đầu phân tích bài hát, xem họ thích cái gì. Mình thử nhấn vào những cái mọi người thích xem thế nào. Và sau đó mọi thứ quả nhiên thuận lợi. Bây giờ, tôi thu âm lại ngay khi nhạc nảy ra trong đầu. Một hoặc vài tiếng sau nghe lại, thấy không hay nữa tôi vứt ngay lập tức. Ngày xưa tôi tiếc lắm, vì cái gì mình nghĩ ra mà không thấy hay.

Tôi biết rất nhiều nghĩ nghệ thuật thì phải thiên về cảm xúc. Nhưng nếu chỉ dựa vào cảm xúc thuần túy thì người ta đâu cần đi học thanh nhạc. Cứ cảm xúc thế nào hát ra thế đó thôi. Sáng tác cũng thế. Cảm xúc là điều kiện cần, nhưng kỹ thuật mới là điều kiện đủ để bóc tách, phân tích và biến những cảm xúc ấy thành nhạc. Ở Việt Nam không có trường nào dạy sáng tác nhạc nhẹ cả. Tôi phải vừa làm vừa học. Và phải thừa nhận điều này: được chứng kiến một ca sĩ nào đó biến bài của mình thành hit, được khán giả đón nhận thật sự rất vui.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 24.
Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 25.

Tôi nghĩ mình đã và đang đi theo một cái biểu đồ hình sin. 2014-2016, là đúng nghĩa viết nhạc để sống luôn. Sau "Sau tất cả", đơn đặt hàng nhiều lắm, và tôi… nhận hết. Chính vì thế mà có nhiều bài và nhiều giải thưởng. Nhưng đến 2017, sau album Tâm 9 với Mỹ Tâm, và sau biết bao biến cố trong đời sống lẫn tình cảm, tôi bắt đầu thấy sợ. Năm 2018 tôi thật sự hoang mang, không biết nên làm gì tiếp theo. Nên tôi rút về, nhìn lại bản thân mình, đặt ra câu hỏi: nếu một ngày mình không còn cảm xúc, tài năng, cập nhật với thị trường, mình sẽ làm gì đây? 2018 tôi viết rất ít. "Như lời đồn" hay "Em mới là người yêu anh" ra đời trong năm này, đúng nghĩa là sống để viết. Tôi rất thích 2 bài này, nó thực sự là những bài mà tôi MUỐN viết ra, thay vì CẦN viết ra cho kịp deadline hay lời hứa với ca sĩ.

Nhưng có vẻ như chu kỳ "sống để viết nhạc" của tôi ngắn ngủi quá, vì năm nay tôi phải trở lại viết như điên để sống rồi.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 26.

Ngày xưa mà viết ra một bài tâm can mà khán giả không thích là tôi trầm cảm đấy. Mà không chỉ riêng tôi đâu, nhiều nghệ sĩ trẻ cũng thế.  Cứ nghĩ ra một bài tâm huyết thì khán giả sẽ thích, mình đã dồn hết năng lượng vào đó cơ mà. Rốt cục khi trình làng thì… trớt quớt. Nhìn MV mười mấy nghìn view thì… hết thích nổi luôn. Tôi nhìn những trường hợp của bản thân và người khác và nhận ra lý do. Đại chúng không thích vì mọi người đâu có trải qua những cảm xúc của mình. Lấy "Như lời đồn" làm ví dụ. Đâu phải ai cũng yêu một người bị bủa vây bởi những tin đồn. Và cũng đâu có nhiều người chọn "yêu anh từ trong tâm hồn" thay vì "tin ai kia như lời đồn". Mình là thiểu số, lại cố áp đặt thiểu số ấy vào đám đông, thì làm sao đám đông chấp nhận? Hay "Em mới là người yêu anh" có một chủ đề lạ. Chàng trai mang chuyện tình cảm đến tâm sự với cô bạn thân, không ngờ cô bạn thân còn yêu mình hơn cả cô bồ ruột.

Nhưng "Nơi mình dừng chân" thì đấy là một cảm xúc chung chung, phổ quát, không ám chỉ. "Sau tất cả" dễ nghe, dễ thuộc và ai cũng thấy mình trong đó. Sau tất cả có thể là tình yêu, có thể là tình bạn, hoặc bất kỳ vấp ngã nào trong cuộc sống.

img
img
img

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 28.

(Suy nghĩ lâu). Có thay đổi đấy anh ạ. Khi viết "Sau tất cả", tôi thực sự tin mọi chuyện rồi sẽ ổn sau tất cả được. Nhưng sau này, tôi đau buồn nhận ra có những chuyện bắt buộc phải kết thúc. Nó phải kết thúc thì mới để lại dư âm, để lại nỗi đau và bài học. Như ai đó từng viết "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở" ấy. Tức là muốn đẹp thì nó phải kết thúc, và kết thúc dở dang. Tôi nghĩ cách mình nhìn cuộc sống này đã thay đổi. Bây giờ muốn viết một bài trấn an mình như "Sau tất cả" thì tôi hoàn toàn có thể viết được về mặt kỹ thuật ấy, nhưng trong lòng mình hiễu rõ không được như vậy. Mình không tin vào điều đó, sao mình có thể viết được?

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 29.

Vâng. Đúng rồi. Chỉ là khán giả không biết thôi. Mà khán giả không cần biết. Họ chỉ cần thích bài hát là được rồi ạ.

Khắc Hưng:“Ta phải ép ca sĩ văn minh, để nhạc Việt không chỉ là những ca khúc làm chiều lòng khán giả” - Ảnh 30.


Bình Bồng Bột
Thiên Minh
 
nhatanhngx, Tuấn Maxx
Monarch Display by Typerant                                            
KingPro
Long Ichi
Theo Trí Thức Trẻ18/05/2019