Những ngày này, khi trạng thái bình thường mới đã được thiết lập sau những tháng tạm thời đứng yên, nhịp sống thường ngày đã bắt đầu cựa mình hồi sinh nhờ sự lạc quan và sẻ chia của người Việt.

Nửa đầu năm 2020 đã dần trôi qua bằng một nhịp điệu khác thường. Covid - 19 đã khiến cho cuộc sống thường nhật bị "bẻ gãy" theo cách mà không ai có thể dự đoán trước. Sẽ chẳng ai nghĩ có một ngày, những điều quá hiển nhiên như: đi siêu thị, đi làm, đi ăn một món ngon, đi cắt tóc, sắp xếp một cuộc hẹn cà phê hay trà chanh chém gió, xem phim với bạn bè cũng trở nên xa xỉ. Ngay cả những cái bắt tay, chạm mặt cũng phải e dè; đường phố vắng lặng, hàng quán đóng cửa im ỉm...

Rồi từng bước, từng bước đầy thận trọng, khi cả nước nhiều ngày không có ca lây nhiễm mới, khi tỷ lệ người nhiễm bệnh được chữa khỏi ngày càng tăng, Việt Nam bắt đầu dỡ bỏ giãn cách và duy trì trạng thái bình thường mới: vừa chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để không làm đứt gãy nền kinh tế.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 1.

Không ai có thể chắc chắn đến bao giờ cuộc sống mới hoàn toàn trở lại như xưa, nhưng sự mở cửa trở lại của từng cửa hàng ăn, quán nước, từng dịch vụ quen thuộc dù còn nhiều khó khăn cũng khiến cho nhiều người thở phào nhẹ nhõm vì bức tranh của nhịp sống thường nhật đang ngày càng đầy đặn thêm. Và cũng chính trong những ngày tháng này, chúng ta lại được thấy sự lạc quan, tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia của người Việt lan tỏa mạnh mẽ.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 2.

Một ngày bình thường của quán Bún bò Nam Bộ tại 49C Trần Quốc Toản (Quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội) luôn trong tình trạng không còn bàn trống, người bán phải luôn tay chế biến, đóng gói để phục vụ cho khách tại chỗ và những đơn hàng mang đi.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 3.

Thế nhưng từ khi xảy ra dịch bệnh và trong giai đoạn giãn cách, khách hàng của quán đã giảm đi hơn 1 nửa. Đến nay, dù lượng hàng bán ra vẫn chưa nhiều như trước, nhưng quán đã dần dần đông khách hơn, nhịp sống bình thường đã dần quay trở lại.

Cũng bị tổn thất ít nhiều do dịch bệnh, nhưng anh Vinh, chủ quán Bún bò Nam Bộ cho rằng mình vẫn còn may mắn so với nhiều hộ kinh doanh khác. Anh Vinh cho biết: "Vì đã tồn tại hơn 30 năm nên quán có một lượng khách quen ổn định, nhờ vậy mà vẫn duy trì túc tắc được trong suốt thời gian qua. Những ngày đầu mới mở cửa lại quán khá ít khách vì phải tuân thủ quy định giãn cách, đến nay dù chưa thể buôn bán bằng trước đây nhưng từ từ rồi sẽ ổn. Được sớm kinh doanh mua bán trở lại, được gặp lại khách quen là đã tốt lắm rồi."

Quán Bánh mì Bubble của chị Hà (14 Hàng Buồm, TP Hà Nội) thì vẫn bán ngay cả trong thời điểm dịch vì đa số khách hàng mua mang đi, tuy nhiên lượng khách khuyết hẳn 2/3 bởi khách của quán hơn 70% là khách nước ngoài, khách Việt rất ít. Ngay cả thời điểm này, lượng khách hàng cũng chỉ mới phục hồi 1 phần. Chị Hà chia sẻ: "Ngày trước trung bình bán mỗi ngày 250 bánh, giờ chỉ còn 70-80 bánh, nhưng cũng đã đỡ hơn thời điểm trong dịch, mỗi ngày chỉ bán được tầm 30 bánh thôi. Nhưng cũng may quán này là nhà chị nên vẫn cầm cự và bán lai rai được. Tình hình này chắc chỉ khi nào có khách du lịch trở lại thì mới hy vọng về lại mốc như xưa."

img
img
img
img

Cũng phụ thuộc phần lớn vào lượng khách nước ngoài, quán nước gia đình chị Đức - anh Dương, quán nước của chị Lan tại phố Tạ Hiện (con phố đông đúc và náo nhiệt nhất của thủ đô vì đông khách du lịch trong và ngoài nước) vẫn vắng khách dù hoạt động trở lại từ đầu tháng 5. Quán mở, nhưng chị Đức, chị Lan thường rơi vào cảnh "ngồi chơi không" khi nguồn khách hàng lớn nhất của quán là du khách nước ngoài không còn nữa.

img
img
img

Trước khi cách ly, vẫn có khách nước ngoài, nên quán bán hàng dễ hơn. Từ lúc cách ly 1,5 tháng cho đến giờ, quán bán lại rất vất vả, chỉ bán được bằng 1/3 so với trước đây vì các mặt hàng này khách nước ngoài mua là chính. Mấy ngày đầu mở cửa trở lại, dù họa hoằn lắm mới có một vài khách tới mua nhưng tôi vui lắm vì điều đó cho tôi niềm tin là khó khăn rồi cũng sẽ được khắc phục dần. Rồi từ từ đâu cũng vào đấy thôi!", chị Đức vui vẻ chia sẻ.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 6.
Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 7.

May mắn có một lượng khách hàng quen ổn định, nhưng Quang Chi Quán (42 Hàng Vôi) vẫn bị tổn thất không nhỏ khi bị giảm đến 90% khách hàng trong giai đoạn dịch. Chị Chi, Chủ quán cho biết: "Bình thường, 1 tuần tối thiểu có đến 5 ngày quán luôn trong tình trạng kín bàn, nhưng giờ không được như thế đâu. Thế nhưng những ngày gần đây khách đã bắt đầu đông trở lại. Đồ ăn của quán chị khách quen nhiều nên dù gì cũng bán được. Giờ phải xác định mất thời gian phục hồi theo kinh tế. Vì nếu có kinh tế thì khách hàng mới có nhu cầu đi ăn nhiều hơn."

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 8.

Quán bún bò của anh Vinh, bánh mì của chị Hà, quán nước của chị Đức, chị Lan hay quán đặc sản của chị Chi… là đại diện cho hàng chục ngàn "tế bào" nhỏ của nền kinh tế trên khắp đất nước bị ảnh hưởng bởi dịch. Ở trạng thái bình thường mới, sự lạc quan trong khó khăn của từng cơ sở kinh doanh nhỏ là một điều rất đáng mừng để chúng ta có quyền hy vọng nền kinh tế của Việt Nam cũng sẽ hồi phục một cách thần kỳ như cách chúng ta đang từng bước đánh bại Covid-19.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 9.

Không chỉ có sự lạc quan, trong những ngày này, chúng ta lại được thấy thêm nhiều điều đẹp đẽ trong tính cách của người Việt. Đó là sự tuân thủ tuyệt đối vào những yêu cầu của Chính Phủ, là sự đồng lòng của toàn dân để tiếp sức cho đội ngũ tuyến đầu yên tâm chống dịch, là sự sẻ chia của các cá nhân, doanh nghiệp đến người nghèo, những hộ kinh doanh nhỏ- những đối tượng dễ tổn thương nhất trong đại dịch.

Nhiều câu chuyện đẹp về một Việt Nam nghĩa tình, tương thân tương ái liên tục được nảy nở ngay trong những thời điểm khó khăn nhất. Trong ký ức của mỗi người khi nhớ đến những ngày tháng này chắc chắn sẽ không bao giờ quên hình ảnh những chiến sĩ, y bác sĩ nơi tuyến đầu đã nỗ lực đến cùng để cứu sống từng bệnh nhân; Những chuyến bay miễn phí chở những con dân đất Việt ở khắp nơi trên thế giới về nước tránh dịch vẫn hạ cánh đều đặn ngay trong những ngày tháng cả nước còn trong "tâm bão" dịch; Những chiếc máy ATM gạo, một sáng kiến tuyệt vời đã xuất hiện để kịp thời giúp đỡ những người nghèo không đói bữa vì đứt kế sinh nhai; Hàng trăm doanh nghiệp - những đơn vị trực tiếp lao đao vì dịch, vẫn không quên thể hiện trách nhiệm với cộng đồng bằng những hành động thiết thực, đúng lúc…

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 10.

Những nghĩa cử đẹp, những sẻ chia dù nhỏ được trao đúng lúc, kịp thời sẽ trở thành động lực lớn, tiếp thêm sức mạnh giúp nhiều người vượt qua khó khăn. Vào một sáng đầu tuần cuối tháng 5, chị Đức, chủ quán nước ở phố Tạ Hiện đã rất bất ngờ khi nhận được món quà nhỏ đầy khích lệ từ Công ty TNHH La Vie. Chị cho biết: "Quán của tôi nhỏ thôi, lượng hàng hóa tiêu thụ không nhiều, nhận được quà từ công ty trong những ngày này tôi vui lắm. Của ít lòng nhiều, sự hỗ trợ kịp thời này khiến tôi thấy rất ấm lòng, ngay trong thời điểm ai cũng khó khăn, công ty vẫn không quên động viên khách hàng."


Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 11.

Chị Đức, chị Lan, anh Vinh (chủ quán Bún bò Nam Bộ), chị Chi (Quang Chi Quán), chị Hà (Quán Bánh mì Bubble)… là một vài cơ sở trong khoảng 12.000 cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ, căn tin trường học, căn tin bệnh viện, các tiệm tạp hóa, cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ… trên cả nước đã và đang được Công ty La Vie tài trợ hơn 1,67 triệu sản phẩm, trị giá hơn 20 tỉ đồng nhằm ủng hộ các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 12.
Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 13.

Chương trình được triển khai trên toàn quốc từ tháng 5-7/2020, tập trung tại TP.HCM và Hà Nội, với các sản phẩm tài trợ đa dạng nhằm góp phần đem đến sự khích lệ và lan tỏa thông điệp khuyến khích sự tương trợ trong cộng đồng doanh nghiệp để nhanh chóng phục hồi hoạt động kinh doanh.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 14.

Đồng thời, chương trình giúp đội ngũ kinh doanh của Công ty La Vie có thêm cơ hội lắng nghe và chia sẻ với khó khăn của khách hàng, tăng cường sự gắn kết.

Đây là chương trình thuộc chuỗi các hoạt động xuyên suốt được tổ chức nhằm hỗ trợ cộng đồng vượt qua thách thức từ dịch Covid-19. Trong đó, La Vie đã và đang thực hiện hàng loạt chương trình để tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch, gồm đội ngũ các y bác sĩ, các tình nguyện viên, chiến sĩ biên phòng và các cơ sở cách ly tập trung.

Cứ như vậy, mỗi người dân, mỗi giới, tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có sức góp sức… đã tạo nên một sức mạnh to lớn, giúp cho những ngày tháng gồng mình chống dịch và khắc phục thiệt hại của Việt Nam giảm đi rất nhiều sự khó khăn và mất mát, để không có bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến có 1 không 2 này.

Hồi sinh “nhịp điệu thường nhật” sau Covid 19: sức mạnh của sự lạc quan và sẻ chia - Ảnh 15.

Không có bất cứ một phép lạ thần kỳ nào mà chính sự quyết liệt, đồng lòng, lạc quan, tương thân tương ái đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia khống chế và kiểm soát dịch tốt nhất thế giới, giúp bảo toàn sinh mạng cho toàn dân, đưa đất nước sớm quay trở lại quỹ đạo thường nhật, sẵn sàng đón nhận những khó khăn, thách thức mới trong tương lai.


Hồng Lê
Linh Yoo
Quý Nguyễn
16/06/20