Những giấc ngủ chập chờn, những bữa ăn vội vã hay thời khắc cam go, căng thẳng… Có những câu chuyện sẽ còn được kể mãi về họ: Lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch, từ các chiến sĩ bộ đội, công an tới nhân viên y tế...
Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 1.
Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 2.

Nhẹ bước trên đường phố Hà Nội, TP.HCM và bao thành phố lớn trên khắp dải đất hình chữ S những ngày tháng này, hẳn là bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhàng, thư thái...! Chúng ta đã và đang thích nghi với giai đoạn "bình thường mới" và dần lấy lại nhịp sống, nhịp lao động trước khi thực hiện giãn cách. Hàng quán đã mở cửa trở lại, và mỗi người đều có thể mua sắm, di chuyển dễ dàng hơn…

Nhưng giữa "bình thường mới", những bận rộn, hối hả của ngày cuối năm dồn dập, hãy dành một nhịp để lắng lòng: Ta chẳng thể nào quên đi những tháng ngày đã qua, với bao hy sinh lớn lao của lực lượng tuyến đầu chống dịch, trong đó có những "thiên thần áo trắng"!

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 3.

Trong những ngày "bão lửa" nhất của làn sóng dịch lần thứ 4 ở TP.HCM, có ai không ngỡ ngàng, chấn động, xúc cảm trào dâng trước hình ảnh của các y bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hùng Vương khi điều trị cho các sản phụ F0, được ghi lại ở những thước phim chân thực trong video clip mang tên Ranh Giới. Chỉ trong một đêm, những hình ảnh xé lòng đó đã khiến cả triệu con tim nghẹn lại, từng nhịp thở thổn thức theo nhịp của những sản phụ nhiễm Covid-19. Dù chỉ xem qua màn hình, chúng ta cũng đã phần nào thấy được những căng thẳng, vất vả, mệt mỏi của y bác sĩ sau lớp áo bảo hộ…

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 4.

Những người "chiến sĩ áo trắng" ấy đã thức gần như thâu đêm, trong không gian đặc quánh với điện thoại reo vang không ngừng nghỉ. Đã có những giây phút họ đã mệt mỏi, tựa vào bức tường chợp mắt ngủ ngồi... Nhưng ngay khi các bệnh nhân cần đến mình, họ lại xông pha, chiến đấu với "kẻ thù virus" nhỏ bé, vô hình nhưng nguy hiểm để giành giật từng mạng sống giữa ranh giới sinh tử, bằng một tình yêu thương vô bờ và những lời động viên nhẹ nhàng đầy tình người.

Lặng người xem những hình ảnh, khoảnh khắc được chắt lọc qua ống kính, người ta lại bất giác nhớ tới một câu trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". Chính những y, bác sĩ là minh chứng rõ ràng nhất cho cái gọi là "sức mạnh để vượt qua những ranh giới" như thế!

Đó chỉ là một trong vô vàn hình ảnh khiến chúng ta nghẹn ngào khi nhớ về những ngày tháng dịch bệnh hoành hành. Từ Chợ Rẫy, Nhà Bè, Từ Dũ, tới viện Phổi, Bạch Mai, bệnh viện BênhNhiệt đới TW… những "thiên thần áo trắng" ấy vẫn đang miệt mài trong cuộc chiến chống dịch cam go, hi sinh từng bữa ăn, giấc ngủ để giành giật lại sự sống và chăm lo sức khỏe của người dân. Những câu chuyện được ghi lại từ tâm dịch, trên báo chí, truyền thông, mạng xã hội (MXH). Tất cả đều cần được lưu nhớ lại trong một năm đặc biệt như năm nay...

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 5.

Và đó mới chỉ là những câu chuyện mà chúng ta nghe - thấy nhiều nhất trên báo chí, giữa những ngày tin tức bủa vây. Vẫn còn đó rất nhiều câu chuyện nhỏ, từ những người trực tiếp tham gia chống dịch, khiến chúng ta có thể vừa bật khóc vì xúc động, lại ngay lập tức cười vì được truyền cảm hứng tích cực, vì mỗi lời tâm tình vẫn ánh lên niềm lạc quan. Niềm hy vọng vào những điều tích cực ấy được họ nuôi dưỡng, để lan tỏa đến mọi người và trở thành một chỗ dựa vững chãi cho toàn dân trong cuộc chiến chống dịch vất vả và dai dẳng.

Hãy cùng nhớ về câu chuyện có thật của một bác sĩ Bệnh viện Dã chiến TP.HCM khi biết mình bị mắc Covid-19. Thay vì sự lo lắng, sợ hãi cho sức khỏe bản thân, người "chiến sĩ" ấy vẫn vui vẻ, tươi cười, thậm chí còn đùa vui rằng: "Mình bất tử rồi, nên sẵn sàng chiến tiếp!". Chị thậm chí khẳng định sẵn sàng tiếp tục "tham chiến" để hỗ trợ các đồng nghiệp và bệnh nhân F0 trong viện.

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 6.

Ở nơi nguy hiểm nhất, nơi tuyến đầu đón toàn những bệnh nhân F0 nặng, các bác sĩ phải sống và sinh hoạt trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Với họ, đêm là những giấc chập chờn, và ngày là những bữa ăn ngắt quãng, vội vàng trong lúc nghỉ ngơi tranh thủ. Nhưng giữa cái nắng nóng và bí bức khi phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, họ vẫn vui vẻ, vẫn tìm thấy tiếng cười thú vị, dí dỏm để tự trào trước hoàn cảnh của bản thân. Trên Facebook của mình, bác sĩ Hùng Ngô (tác giả cuốn Nhật Ký Covid Và Những Chuyện Chưa Kể) khiến chúng ta vừa thương, vừa cười thích thú trước câu chuyện "Đặc sản mùa dịch".

Qua những tâm tình chân thực mà cũng rất hài hước của bác sĩ Hùng Ngô, những câu chuyện về mùa dịch hiện lên sinh động hơn bao giờ hết. Đó là hình ảnh những người xông pha tuyến đầu mỗi lần vào ca, lồng "bộ đồ nuôi ong" rồi làm việc dưới thời tiết oi nồng của ngày hè như rót lửa xuống khu mái tôn xưởng đóng tàu.

Đó là khoảnh khắc mà "chỉ cần mở cửa bước chân vào khu điều trị là mồ hôi trào như suối nguồn không dứt", "nước đọng thành túi trong các đầu găng tay, mỗi bước đi nghe tiếng lép nhép ướt nhoẹt cả ra. Cuối buổi, bộ đồ nuôi ong thành cái hồ nước mặn, tha hồ nuôi cá biển".

Và không chỉ chuyện mặc, chuyện sinh hoạt thường nhật, chuyện ăn cũng muôn phần khó nhưng vẫn… ló tiếng cười vui. Ở các điểm dã chiến thiếu thốn, món "đặc sản" trong mắt bác sĩ hóa ra chính là… mì tôm. Đối với họ, "những món ăn mà lúc bình thường nghe thật… bình thường, nhưng đợt lockdown thực sự xa xỉ và phải quý lắm mới được".

Những ngày nắng nóng mặc bộ đồ nuôi ong, các y bác sĩ cảm giác mình như "miếng bọt biển bị đem ra phơi nắng, mất nước teo quắt lại", bị sốc nhiệt, "lăn ra như ngả rạ, uống bao nhiêu nước cũng không đủ. Bao nhiêu cao lương mĩ vị mà ngày đầu cả bọn tưởng tượng rồi kháo nhau khi nào hết dịch đi ăn cho sập Sài Gòn đã bị nắng nóng hun đã bay đi sạch sẽ".

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 7.

Đó là còn chưa kể vấn đề giờ giấc lung tung, diễn biến đột xuất… mệt mỏi đến độ "miệng mồm nhạt thếch, không thể nuốt nổi cơm. Chỉ thèm thứ gì có nước có vị để nuốt cho nhanh và dễ". Thế là món ăn bình dị ấy trở thành "đặc sản"! Các bác sĩ rủ nhau đi úp mì: "Chỉ cần bóc cốc mì ly chế nước vào, 3 phút sau xì xoạp xong là lại như hồi sinh. Ban đầu còn e dè, sợ người ta đánh giá cái nết ăn ở, xoắn từng sợi cho lên miệng. Mấy ngày sau, thấy ai cũng hùng hục như mình, bèn bê cả cốc húp tận đáy, ăn xong quẹt miệng rồi nhảy vào khu điều trị làm việc tiếp".

Bữa ăn với mì tôm đơn giản, tiện lợi, phù hợp với lịch làm việc không có thời gian cố định của họ, mà hương vị lại còn dễ đưa, dễ trôi có lẽ là một trong những hương vị mà các y bác sĩ nhớ mãi không quên trong những ngày sát cánh bên đồng nghiệp, chữa trị cho bệnh nhân. Ăn đơn sơ, giản tiện, nhưng ấm áp tình người, tiện lợi lại dễ trôi, bác sĩ Hùng còn xuất khẩu thành thơ: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng mình mì gói chất đầy".

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 8.

Cùng với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, các chiến sĩ bộ đội, công an, tình nguyện viên… cùng sự vất vả của các lực lượng y bác sĩ trong trận chiến căng thẳng ấy, ngày hôm nay đây, khi nhẹ bước chân trên phố, ghé qua những hàng quán, gặp gỡ người thân bạn bè và tận hưởng cuộc sống "bình thường mới", mỗi người đều thầm thấy được sự may mắn vì đã có được yên bình trong mùa dịch và muốn gửi đến những con người phi thường ấy những lời tri ân từ tận đáy lòng...

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 9.

Vậy thì trong những khoảnh khắc lắng đọng cảm xúc này, chúng mình hãy cùng gửi đi những lời cảm ơn, động viên đến họ. Hãy cùng lan tỏa thông điệp tích cực này như một lời tri ân và chúc ấm áp đến lực lượng các y bác sĩ, tình nguyện viên của chúng ta bạn nhé! 

Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 10.
Giữa bình thường mới, đừng quên đi ngày tháng đã qua có những con người thầm lặng với bữa ăn vội trong ngày giãn cách - Ảnh 11.
AD
Janh
Minh/ Đức
Theo Trí Thức Trẻ