Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ trong thời đại 4.0. Một trong những cách tiếp cận dễ nhất là thông qua việc học tập, được rèn luyện trong môi trường chuẩn quốc tế.

Những năm gần đây, khái niệm "toàn cầu hóa" ngày càng được nhắc nhiều với các bạn trẻ Gen Z. Họ là thế hệ sống trong thời đại hội nhập, chỉ cần có máy tính và điện thoại kết nối Internet là biết được siêu nhiều thứ hay ho trên mạng xã hội.

Họ trở thành thế hệ khám phá, đi nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn. Nhờ môi trường toàn cầu nên giới trẻ có thể kéo vali đi năm châu bốn bể, mà cũng vừa có thể ngồi yên uống cà phê và cảm nhận vẻ đẹp thời gian. Nhưng cũng chính vì được trao nhiều quyền lợi, không ít bạn trẻ trở nên mông lung, không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể cạnh tranh, để không bị mất suất làm việc ngay trên chính sân nhà?

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 1.

Dù đã nghe ra rả về sức mạnh của toàn cầu hóa, nhưng không phải bạn trẻ nào cũng hiểu hết sức mạnh của 3 từ key này. Trở nên "toàn cầu" hơn, là khi bạn không chỉ học cho mình, mà còn học để làm việc trong môi trường quốc tế.

Đó là khi nhiều người Việt có cơ hội ra nước ngoài làm việc. Và ở thế ngược lại, ở những công ty trong nước cũng xuất hiện những bạn trẻ ngoại quốc bằng tuổi chúng mình, đang cạnh tranh suất làm việc với những ý tưởng cool ngầu đến mức ai cũng phải "ầu quao". Thế giới trở nên "phẳng" hơn, môi trường làm việc được quốc tế hóa hơn giúp bạn có cơ hội được làm việc trong môi trường đa quốc gia.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 2.

Toàn cầu hóa cũng mở ra những cơ hội nâng cao giá trị bản thân. Bạn không chỉ sống và làm việc cho người dân nước mình nữa. Bạn cần phải học cả văn hóa ngoại quốc, các cách làm việc chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế. Điều này khiến bạn phải học hỏi tối đa công suất. Phải đọc nhiều sách hơn. Phải thực hành nhiều hơn. Phải biết cách thích nghi hơn… Về lâu dài, toàn cầu hóa sẽ giúp giới trẻ tăng level kiến thức vèo vèo nhờ vào việc phải luôn update chính mình.

Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến mọi mặt, thể hiện mạnh mẽ ở việc chọn trường đại học. Thời "anh chị chúng mình", đi du học là con đường duy nhất để người Việt tiếp cận với nền giáo dục quốc tế. Còn bây giờ, các trường đại học ở Việt Nam đã có các chương trình liên kết với nước ngoài, đầu tư môi trường quốc tế ngay trên sân nhà. Chẳng cần đi đâu xa xôi, bạn vẫn có thể vừa ở lại quê hương mà cũng có cơ hội trở thành công dân toàn cầu.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 3.

Vậy nên càng tiếp xúc và lướt mạng xã hội, một cách vô thức, giới trẻ càng hiểu được rằng: Thế giới đang ngày càng thu nhỏ! Thế giới hiện tại quá dễ dàng để chúng ta chạm được tới thứ mình muốn, nhờ vào khả năng liên lạc và kết nối gần như không giới hạn. Điều này khiến cho toàn cầu hóa không còn là sự chọn lựa, đây đã trở thành nhu cầu tất yếu trong tương lai.

Nhưng toàn cầu hóa cũng đặt ra không ít thách thức. Sống trong môi trường rộng lớn và dễ biến chuyển ấy, mỗi người cần có khả năng thích ứng và học hỏi, khả năng sáng tạo, khả năng giao tiếp và hợp tác, khả năng làm việc nhóm lẫn làm việc độc lập… Quá nhiều thứ mà giới trẻ cần trang bị để làm chủ công việc, để nhỡ may các bạn bè quốc tế có "tràn sang" chúng ta cũng không ở thế bị động, không bị mất công ăn việc làm ngay chính sân nhà của mình.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 4.

Đi tắt đón đầu luôn đúng trong mọi trường hợp, và cách để giới trẻ đón đầu xu hướng toàn cầu hóa chính là thông qua con đường học tập. Học những ngành hot, đang trở thành xu thế, có nhu cầu nhân sự lớn trong tương lai. Đó là những ngành nghề có tính chất quốc tế hóa, đem lại trải nghiệm mới mẻ, được tiếp cận phương pháp học tập mới. Chỉ cần search trên mạng, bạn sẽ tìm được hàng loạt cái tên tiềm năng: Công nghệ thông tin, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Marketing, Công nghệ kỹ thuật ô tô…

Quyết định chọn theo đuổi Công nghệ thông tin, cô bạn Nhã Hân (sinh viên năm nhất của Viện Đào tạo Quốc Tế NTT (NIIE) - ĐH Nguyễn Tất Thành) đã từng nhận không ít nghi ngờ khi chọn ngành vốn dành cho con trai. Cô bạn phải đối mặt với định kiến học ngành kỹ thuật vất vả, ra trường không thể cạnh tranh với nhóm sinh viên khác phái… Xuất phát từ đam mê với máy tính từ nhỏ, Nhã Hân vẫn quyết theo đuổi đến cùng ngành học này tại viện NIIE. Tưởng rằng học máy tính sẽ khô khan, nặng lý thuyết, ai ngờ chỉ trong năm nhất thôi, Nhã Hân đã được học thực hành, tham gia CLB liên quan chuyên ngành của mình.

Nhã Hân chia sẻ: "Mình thực sự hạnh phúc khi được trở thành một phần của viện NIIE. Học ở đây giúp mình nhận ra bản thân hoàn toàn có thể cạnh tranh ‘sòng phẳng’ với các bạn con trai trong lĩnh vực kỹ thuật. Các bạn nam còn nhẹ nhàng với mình, sẵn sàng giảng lại những điều mình không hiểu. Điều khiến mình thích nhất là giảng viên siêu tâm lý và hỗ trợ. Nhiều thầy cô xuất phát từ anh chị chủ doanh nghiệp, đã có nhiều kinh nghiệm thực tế trong nghề nên biết cách truyền đạt lý thuyết áp dụng thực tiễn sao cho hiệu quả nhất".

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 5.

Cũng giống như Nhã Hân, nam sinh Quốc Đạt cũng có những trăn trở về nghề khi quyết định theo học Quản trị Khách sạn. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 hai năm qua khiến cho ngành nghề này như đang tạm "đóng băng". Song khi nhận được sự giảng dạy tận tình của đội ngũ giảng viên, hơn nữa cũng được trường đưa đi thực tế ở các cơ sở làm việc, lắng nghe cả tâm sự của những thầy cô mà bản thân họ cũng là chủ doanh nghiệp kinh doanh khách sạn chuyên nghiệp, Quốc Đạt đã tin tưởng vào ngành học này và cơ hội của nền Du lịch - Khách sạn trở lại khi tình hình dịch ổn định.

"Trước khi chọn ngành này mình cũng suy nghĩ nhiều, đang trong mùa dịch mà đi làm thì sao. Nhưng vào đây, mình được đào tạo bài bản nên tự tin hơn khả năng cạnh tranh trong công việc. Giảng viên dạy đa số có chuyên môn cao, thầy cô đều là chủ doanh nghiệp khách sạn nên có kinh nghiệm thực tế siêu nhiều để chỉ dạy chúng mình cách vượt qua bài toán khó mùa dịch. Rồi ngành nào cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Covid-19, cách tốt nhất là học cách thích ứng và vượt qua nó" - Quốc Đạt cho hay.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 6.

Để trở thành công dân toàn cầu không thể thiếu vốn ngoại ngữ. Bởi đi ra môi trường quốc tế, chỉ giữ mãi ngôn ngữ của mình thì khó lòng giao tiếp với mọi người được. Song, đây cũng là điểm yếu của nhiều bạn trẻ khi học sai phương pháp dẫn đến hàng chục năm trời không thể đọc thông viết thạo. "Khó chỗ nào thì đắp chỗ đó" - một thực tế phũ phàng nhưng quả thật chỉ khi được học trong môi trường quốc tế, đào tạo tiếng Anh bài bản thì các bạn trẻ mới cải thiện ngoại ngữ nhanh được.

Nhiều sinh viên vẫn thường e ngại các trường quốc tế vì sợ rằng chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh sẽ khó hiểu. Nhưng ở Viện NIIE, điều hay ho là sinh viên sẽ được tham gia lớp tiếng Anh dự bị để tổng hợp lại kiến thức, sau đó lại được kiểm tra trình độ, xếp lớp tăng cường chính thức theo chương trình học.

Tùy theo trình độ của sinh viên mà các bạn sẽ được xếp lớp phù hợp từ NEP 1 đến NEP 6. Thời lượng học trong 2 năm tương đương với 600 giờ. Để rồi sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có chuẩn đầu ra B2 cùng khả năng đọc thông viết thạo ngoại ngữ do đã được rèn luyện hàng ngày. Đây quả là cơ hội tốt, vừa ra trường đã có được đầu ra tiếng Anh xịn, có thể cạnh tranh ngay và luôn trong công việc.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 7.

Trương Tú (sinh viên năm 3 ngành Quản trị Khách sạn) từng là cậu học trò rất sợ tiếng Anh. Giống như nhiều học trò cấp 3 khác quen với lối học chay, Tú chỉ dừng ở mức khá ngữ pháp, còn lại khả năng nghe - nói đều không tốt lắm. Ấy vậy mà chỉ sau 3 năm, anh chàng này đã thay đổi chóng mặt, hoàn thành NEP 6 của Viện NIIE để tự tin trình độ ít nhất 5.5 IELTS. Tú cũng đang là leader của một câu lạc bộ tiếng Anh, nơi anh chàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như bí quyết để các bạn trẻ cũng từng có nỗi ám ảnh ngoại ngữ như mình có nơi để cải thiện.

"Mình chọn viện NIIE vì có chương trình song ngữ, được đào tạo lại Tiếng Anh khi bước vào học. Thực sự trước khi chọn học mình cũng mông lung lắm, nghĩ sao đứa học không tốt tiếng Anh mà lại đi học chương trình song ngữ? Chương trình học song song cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Năm đầu học tiếng Việt nhiều hơn, từ năm 2 sẽ học nhiều ngoại ngữ, rồi dần tăng lên. Đến khi ra trường sẽ có vốn từ vựng và trình độ ngoại ngữ lưu loát khi đi xin việc. Vào đây giảng viên còn chăm cho mình từng tý, không chỉ giờ học trên lớp mà còn tương tác ở nhà. Thầy cô thân thiện cứ như bạn học với mình ấy" - Trương Tú tâm sự.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 8.

Quyết định học môi trường quốc tế giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh ở viện NIIE (đại học Nguyễn Tất Thành), cô bạn Anh Thư cũng chưa bao giờ thấy hối hận khi bước chân vào nơi đây. Theo đuổi chuyên ngành Luật Kinh tế, Anh Thư nhận thức sớm rằng chỉ học trên sách vở là chưa đủ, cần phải tự tìm hiểu thêm kiến thức mỗi ngày bằng các tài liệu nước ngoài. Sau 3 năm, cô nàng tự tin có thể dùng trình độ tiếng Anh của mình tự nghiên cứu hay trao đổi với giảng viên quốc tế. Trường học cũng tạo điều kiện khi cho Anh Thư được sớm đến tòa án thực tập công việc, được gặp các anh chị luật sư có tiếng trong nghề để học hỏi kinh nghiệm.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 9.
Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 10.

Đến trường không chỉ để học tập và tiếp thu kiến thức một cách bị động. Quãng thời gian đại học sẽ trở thành bản lề để bạn hiểu hơn bản thân mình là ai và cần gì khi ra ngoài xin việc. Điều quan trọng là sinh viên cần tìm được môi trường học cởi mở, chuẩn quốc tế để bản thân được trao cơ hội và niềm tin khẳng định điều mình muốn làm. Viện Đào tạo quốc tế NTT (NIIE) đã tiên phong cho mô hình giáo dục đó. Ra đời vào năm 2008, trường đại học Nguyễn Tất Thành đã xây dựng viện NIIE với mục tiêu tạo ra môi trường học tập mang hơi thở quốc tế dành cho sinh viên Việt Nam. Chương trình đào tạo lấy khẩu hiệu: "Global Learning - Global Success" - như một lời khẳng định toàn cầu hóa sẽ trở thành điểm mạnh của sinh viên trong thời kỳ hội nhập.

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế NTT (NIIE) - chia sẻ: "Chương trình học cân bằng giữa lý thuyết và thực hành cùng nhiều cơ hội thực tập tại doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên phát triển thành công trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh theo khuynh hướng toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên NIIE còn được phát triển các kĩ năng mềm, tự tin khẳng định bản thân, nâng cao tính sáng tạo và nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động giảng dạy, sinh hoạt ngoại khóa, thiện nguyện".

Để hiện thực điều đó, nhà trường tập trung vào chương trình giảng dạy song ngữ, trong đó tiếng Anh được đặt lên hàng đầu. Dù là dạy bằng tiếng Anh, nhưng sinh viên không hề sợ khi bắt đầu học do đã được viện NIIE nghiên cứu và đưa ra lộ trình học thích hợp. Viện đầu tư phát triển tiếng Anh cho sinh viên thông qua 6 lớp học tăng cường NEP với chuẩn đầu ra B2. Trong đó, 3 NEP đầu tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp, 3 NEP cuối đào tạo tiếng Anh nâng cao. Sinh viên hoàn thành xong đủ các level tiếng Anh sẽ được cấp chứng nhận nội bộ (không cần nộp chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu đầu ra). Ngoài ra nếu sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ được miễn giảm một số lượng học phần của chương trình.

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 11.

Thầy cô có trình độ chuyên môn cao, nhiều giảng viên nước ngoài giảng dạy tại trường. Không chỉ sinh viên phải thay đổi làm mới mình, bản thân giảng viên viện NIIE cũng luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc kết hợp nhiều phương pháp học mới lạ: Phương pháp lấy người học làm trung tâm, kết hợp được lựa chọn tùy vào từng kỹ năng, tạo tương tác hay tăng cường cơ hội sử dụng ngôn ngữ vào các tình huống.

Viện NIIE cũng cho thấy vai trò to lớn trong việc xây dựng một thế hệ sinh viên quốc tế hóa. Chương trình đào tạo tại viện được nhiều trường trên thế giới công nhận và có thể chuyển tiếp du học tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Phần Lan, Thái Lan… Như ở các ngành Quản trị, Kế toán, Marketing, Kinh doanh quốc tế, khoa học máy tính, sinh viên có cơ hội chuyển tiếp sang Mỹ theo chương trình ASU 1+3 và ASU 2+2 với học bổng lên đến 60% tại đại học Angelo States - ngôi trường xếp hạng top 15 các trường đại học tốt nhất nước Mỹ trong 12 năm liên tiếp.

Việc học song ngữ chưa bao giờ lại thú vị đến thế khi bạn được đào tạo trong trường học quốc tế. Những bạn sinh viên bước ra từ viện NIIE dường như có đủ vốn ngoại ngữ và sự linh hoạt để làm việc trong bất cứ môi trường quốc tế nào. Họ có thể nhanh chóng nắm bắt những xu thế mới của thời đại để áp dụng trong công việc bằng kinh nghiệm có được. Hồ sơ xin việc của sinh viên NIIE cũng trở nên đắt giá hơn, đó là sự thành công mà viện quốc tế này đem lại cho người học.

img
img
img
img
img

Gen Z và những ngành nghề được ưu ái tiến gần hơn với con đường trở thành công dân toàn cầu - Ảnh 13.
Trim