Sự an toàn của trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Đâu đó trên những rẻo cao Tây Bắc hay cao nguyên nắng gió, hành trình đi tìm con chữ còn lắm gập ghềnh. Trẻ em xứng đáng có được những điều tốt đẹp, sao bắt các em phải lựa chọn giữa tri thức, ước mơ cho tương lai và an toàn của bản thân?
Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 1.

Sự an toàn của trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Đâu đó trên những rẻo cao Tây Bắc hay cao nguyên nắng gió, hành trình đi tìm con chữ còn lắm gập ghềnh. Trẻ em xứng đáng có được những điều tốt đẹp, sao bắt các em phải lựa chọn giữa tri thức, ước mơ cho tương lai và an toàn của bản thân?

Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 2.

Năm 2018, câu chuyện các em học sinh ở bản Huổi Hạ (tỉnh Điện Biên) đi học vào mùa lũ bằng cách chui vào túi nilon và nhờ người lớn đưa qua suối đã vén màn bức tranh thực trạng khó khăn trên hành trình đi học của trẻ em vùng sâu vùng xa. Những người gieo con chữ đã về tới mọi miền xa xôi của Tổ quốc nhưng có những nơi bản làng nằm trong thung sâu, chia cắt bởi những con sông khe suối, các em học sinh phải đấu tranh thực sự để có thể tới trường an toàn.

Khung cảnh đại ngàn trùng điệp hay những thửa ruộng bậc theo vút cao tới đỉnh trời vốn là cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, nhưng với những đứa trẻ vùng cao Điện Biên, Kon Tum, đó lại là nỗi ám ảnh. Phần lớn trẻ em Việt Nam tại các vùng khó khăn phần lớn đang có điều kiện sống và học tập thiếu thốn. Để đến trường, các em phải vượt qua hàng trăm mét đường bờ ruộng chỉ rộng từ 0,5 - 10 mét, lội qua những lòng suối rập rình nguy hiểm lũ quét, sạt lở trong mùa mưa.

Cái nghèo đói đôi khi không ngăn nổi bước chân lũ trẻ đi tìm ánh sáng tri thức - càng nghèo các em càng mong mỏi sẽ tìm được con đường nhưng chính những con đường gập ghềnh lại khiến lũ trẻ và gia đình chùn chân: Đánh đổi tri thức với sự an toàn của bản thân, tại sao trẻ em vùng cao không thể có được cả hai? Lũ trẻ và các gia đình chỉ mong mỏi có một cây cầu nối bản làng với trường học, nối hiện tại với ước mơ tương lai, nối cả cuộc sống không bị đứt gãy, dở dang, các em không phải bỏ học chỉ vì đường đến trường chênh vênh.

Đâu đó trên đất nước Việt Nam, có những trái tim luôn hướng về trẻ em vùng núi. Những cây cầu được công ty Bridgestone xây dựng tại tỉnh Điện Biên và Đắk Lắk đã nối nhịp tương lai cho rất nhiều em nhỏ, tưởng chừng đã phải nghỉ học vì con đường tới trường gập ghềnh. Bridgestone đã lựa chọn hai điểm dân cư xa xôi tại hai tỉnh - bản Nịch Lưa, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên và Thôn 7&8, xã Ea Lê, huyện Ea Sup, tỉnh Đắc Lắk. Đây là hai địa phương có tỷ lệ hộ nghèo đều cao hơn 50% với kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Lũ trẻ ở đây không biết tới những cây cầu bê tông khang trang khi con đường tới trường của các em đều chông chênh trên những chiếc cầu gỗ. Tuy nhiên, những cây cầu chông chênh ấy cũng không chống nổi lũ quét mùa mưa và có thể bị cuốn trôi đi bất cứ lúc nào. 

img
img
img
img
img

Một chiến dịch ý nghĩa đã trôi qua, các em học sinh tại hai địa phương trên đã có những ngày đầu năm học đầy ý nghĩa và phấn chấn khi hai cây cầu mới khang trang hơn, chắc chắn và an toàn hơn được hình thành. Đây là cây cầu kiên cố đầu tiên tại xã Nặm Lịch và tiếp bước cho thêm nhiều trẻ được tới trường. Với thôn 7&8, xã Ea Lê, cây cầu mới xây đã giúp bước đường tới trường của trẻ không còn xa xôi, rút ngắn tới 8km con đường đi bộ, cuộc sống của người dân cũng khấm khá hơn khi giao thương buôn bán thuận tiện. 

"Vui lắm! Phấn khởi lắm!’ – những người Thái ở xã Nặm Lịch Điện Biên không sõi tiếng Kinh nhưng nghe từng câu nói trọ trẹ đó, ai cũng thấy xúc động. Những cây cầu với người thành phố chỉ là một phần cơ bản của cơ sở hạ tầng nhưng lại là niềm mong mỏi hàng thập kỷ ở nhiều vùng núi xa xôi.

Bà Trần Thảo, làm nghề nông tại xã Ea Lê, huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk cũng vui mừng chia sẻ trong buổi khánh thành: "Vui không biết nói sao cho hết! Cuối cùng thì đã có cầu bắc ngang qua, từ trước đến nay chúng tôi toàn phải đi vòng gần chục cây số để đi học, đi làm. Có cầu mới rồi, muốn đi mua bán gì sẽ nhanh hơn để kiếm thêm thu nhập, còn việc học hành của mấy đứa nhỏ sẽ thuận tiện hơn. Giờ chỉ mong bọn trẻ luôn cố gắng học hành, sau này có cuộc sống đỡ cơ cực hơn bố mẹ."

Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 4.
Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 5.

Hôm nay cậu bé Minh Hoàng - lớp 4, trường tiểu học Tô Hoàng, tới trường sớm hơn một ngày. Nghe nói trường có nhiều trò chơi và hoạt động vừa hay, vừa thú vị về an toàn giao thông, mẹ đưa Minh Hoàng tới sớm hơn để cậu con trai có thêm kiến thức để giữ an toàn cho bản thân. Dù nhà gần, Minh Hoàng vẫn được mẹ đưa đón đi học. Thành phố vào giờ cao điểm người xe ken chặt, chỉ cần một chút không để ý thôi cũng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông, chưa kể tới những vấn đề khác như ô nhiễm, các đối tượng xấu trên đường. 

Hoàng không ngờ các bạn còn tới sớm hơn mình, sáng thứ hai đầu tuần nhưng sân trường rôm rả tiếng cười nói. Những hoạt động của "Biệt đội Bridgestone" khiến các bạn học sinh thích thú khi không chỉ được học về an toàn giao thông mà còn tham gia nhiều trò chơi tương tác với nhiều phần quà thú vị. Không chỉ tại trường tiểu học Tô Hoàng, chương trình an toàn giao thông được Bridgestone đứng ra tổ chức còn diễn ra tại trường tiểu học Tam Khương (Hà Nội) và trường tiểu học Cửu Long (thành phố Hồ Chí Minh). Bridgestone mang tới chương trình giáo dục về an toàn giao thông dành cho các bé học sinh với hy vọng mang tới một thế hệ hiểu biết và trách nhiệm hơn khi tham gia giao thông.

img
img
img
img

Suốt buổi sáng, Hoàng và các bạn đã được tham gia nhiều trò chơi, được phân làm các khu vực theo chủ đề trên sân trường. Khu "chạy xe cùng Redwheel" đem đến cho các bạn nhỏ trải nghiệm đạp xe tương tác với mô hình mô phỏng trên màn hình, cùng với đó là các câu hỏi tình huống có thể gặp khi lưu thông trên đường thực tế. Với các bạn đam mê vẽ tranh hay các hoạt động đòi hỏi sự tỉ mẩn và khéo léo, khu vẽ tranh và làm mô hình xe bằng carton là nơi để thỏa sức sáng tạo. Bên cạnh đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng được đưa vào từng lớp học dưới hình thức trò chơi với nhiều phần quà hấp dẫn.

Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 7.

Với trẻ nhỏ, việc học về an toàn giao thông không chỉ dừng lại trong các kiến thức, cách phân biệt biển báo hay những tín hiệu đèn giao thông trên đường. Điều quan trọng là giúp các em có được tư duy tốt khi tham gia giao thông và biết nhận biết những đúng sai trong hành vi của người tham gia giao thông hay ngay cả bố mẹ. Đôi khi, chúng ta là những người lớn có kiến thức về giao thông nhưng lại không làm gương cho trẻ, không đội mũ bảo hiểm vì "chỉ đi quãng ngắn thôi mà" hay vượt đèn đỏ rồi lại biện minh "con không thấy mẹ đang rất vội để đi làm à?". Những hành vi nhỏ thôi cũng có thể thay đổi suy nghĩ của trẻ em về an toàn trên đường. Thông qua các bài học được truyền tải thú vị dễ hiểu qua trò chơi, bài hát hay mô hình, Bridgestone đã giúp các bạn học sinh hiểu hơn về tầm quan trọng của an toàn giao thông cũng trang bị cho các bạn những kiến thức cần thiết.

Nhìn lại câu chuyện về những học sinh vùng cao, đó cũng là một phần của vấn đề an toàn giao thông - chỉ khác là tác nhân gây mất an toàn của trẻ em vùng núi lại là thiên nhiên khắc nghiệt hay sự cách trở xa xôi. Những đứa trẻ như Hoàng hàng ngày vẫn phải đối diện với nguy cơ mất an toàn giao thông nếu không có đầy đủ kiến thức và kỹ năng. Dù ở thành phố hay nông thôn, vùng núi cao, vấn đề an toàn giao thông, an toàn khi tới trường của trẻ nhỏ cũng luôn là bài toán làm đau đầu người lớn.

Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 8.

Từ Điện Biên, Đắk Lắk nhìn về Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, những con người đứng đằng sau các dự án cộng đồng của Bridgestone đều có chung một mong muốn và khát khao giúp trẻ em Việt Nam được tới trường an toàn hơn. Con đường tới trường của những đứa trẻ vùng núi sẽ khang trang hơn, bàn chân các em sẽ không còn lấm lem bùn đất. Quan trọng hơn cả, nỗi lo nước cuốn trôi đi ước mơ và cuộc sống dường như không còn với cây cầu mới. Còn với học sinh thành phố, kiến thức về an toàn giao thông chắc chắn sẽ giúp các em có thể xử lý tình huống khi đi trên đường, nhận biết nguy hiểm giữa phố xá đông đúc. 

Kết thúc một chiến dịch ý nghĩa, Bridgestone đã gieo được những hạt mầm an toàn cho trẻ em Việt Nam từ bắc chí nam, từ núi cao tới thành phố. Đằng sau những cây cầu hay bài học an toàn giao thông là một ước mơ lớn hơn: Mở ra một tương lai tươi sáng thoát nghèo cho trẻ em vùng núi và thay đổi ý thức tham gia giao thông của cả thế hệ trẻ Việt. Khép lại một hành trình đầy ý nghĩa, hy vọng rằng những bài học thực tiễn, trực quan và thiết thực về an toàn giao thông sẽ theo chân những đứa trẻ suốt quãng đời tươi đẹp.

Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 9.
Đường gập ghềnh đi tìm con chữ của trẻ em vùng cao: Có cầu mới, lũ mùa mưa không cuốn đi ước mơ của em - Ảnh 10.
X
Sỹ
Trường Dương