img

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: "Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”

Bùi Thạc Chuyên là một trong những nhà làm phim nghệ thuật được đông đảo giới chuyên môn và khán giả đánh giá cao. Những tác phẩm của anh không nhiều nhưng đều giành các giải điện ảnh trong và ngoài nước. Trong đó, Bùi Thạc Chuyên từng giành bốn giải Đạo diễn xuất sắc tại giải Cánh diều 2005, giải Cánh diều 2023, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 và Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.

Sau những Sống Trong Sợ Hãi (2005), Chơi Vơi (2009), Lời Nguyền Huyết Ngải (2009), anh vắng bóng điện ảnh thời gian dài và tái xuất với Tro Tàn Rực Rỡ vào năm 2022. Phim thắng Bông Sen Vàng, Cánh Diều Vàng và nhiều giải thưởng quan trọng khác. Sau hai năm, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên tiếp tục trở lại với Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối - bộ phim hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng đất nước.

Tác phẩm được đầu tư hoành tráng với dàn diễn viên tên tuổi nhằm tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống ở nơi "đất thép thành đồng" Củ Chi. Nhân dịp tác phẩm ra mắt, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã có buổi chia sẻ về quá trình lấy ý tưởng, thực hiện và ý nghĩa của Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 1.

Tôi có ý tưởng khi bắt gặp những câu chuyện ở Củ Chi. Củ Chi thì chắc mọi người đều biết là một nơi nổi tiếng với hệ thống địa đạo. Nhưng mà có lẽ mọi người chỉ biết đến thế thôi, cũng như tôi cách đây hơn 10 năm. Tôi đã từng đến Củ Chi, chui xuống địa đạo để quay những đoạn phim du lịch, hay đi tham quan rồi quay những trường bắn, thử bắn súng đạn thật. Chỉ thế thôi! Nhưng khi tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn thì mới rất là ngỡ ngàng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao một mảnh đất có 400km2 thôi, nằm ngay sát Sài Gòn, mà cả hai đế quốc là Pháp và Mỹ tìm mọi cách hủy diệt, triệt phá những căn cứ Cách Mạng đều không được. Những người Cách Mạng vẫn bám trụ và làm chủ cái vùng đất. Các bạn có biết là Củ Chi từng được gọi là vùng giải phóng không? Có nghĩa là ngay sát Sài Gòn nhưng lại có vùng giải phóng. Vào đó có trạm gác của quân giải phóng.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 2.

Chưa hết, tìm hiểu sâu hơn, thì mới thấy rằng chủ nhân của địa đạo là những người dân, là những người du kích, không phải bộ đội chủ lực. Bộ đội chủ lực không đi xuống địa đạo, không biết gì về địa đạo. Bộ đội chủ lực mà muốn xuống địa đạo thì phải có người dắt. Họ được trang bị những vũ khí hết sức thô sơ, hết sức bình thường. Chủ yếu là lấy vũ khí của địch để đánh địch nhưng lại có thể chống lại những đế quốc hùng mạnh nhất thời đó. Pháp và Mỹ với tất cả cỗ máy chiến tranh khổng lồ, với những phương tiện khoa học kỹ thuật tối tân nhất với một sự thiện chiến bậc nhất, không làm gì được cả. Tôi rất muốn tìm hiểu và lý giải những câu chuyện đó. Và về mặt điện ảnh thì đây là những chất liệu tuyệt vời cho bộ phim. Nó rất đơn giản, những nhân vật rất nhiều sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Việc của tôi là phải kể ra như thế nào. Và khi bắt đầu kể nó ra như thế nào thì lập tức đối mặt với hàng loạt vấn đề không giải quyết được. Đó là lý do tại sao từ đó đến thời điểm hiện nay chưa có một bộ phim nào được quay về địa đạo Củ Chi.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 3.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 4.

Thứ nhất là không ai được tận mắt chứng kiến địa đạo ra sao. Thời gian quá lâu thì địa đạo sẽ bị sạt lở, vùi lấp xóa mất dấu vết. Những thứ gắn liền với thiên nhiên, nếu mà không dùng trong khoảng 10 năm thôi là nó sẽ biến mất. Thứ hai là những địa đạo hiện nay còn tồn tại đã có nhiều chỉnh sửa để phù hợp cho du khách tham quan nên không còn giữ được hình dáng nguyên bản nữa.

Nhưng đấy chỉ là vấn đề nhỏ, vấn đề lớn và vô cùng phức tạp là phải quay phim trong một không gian hẹp. Một đoàn làm phim 300 người không thể nào chui xuống không gian đó để làm việc được. Chắc chắn là tôi phải dựng một địa đạo trong phim trường để quay. Nhưng khi dựng địa đạo thì gặp phải vấn đề là quay như thế nào, nguồn sáng ra sao. Nếu muốn làm một bộ phim chân thực thì phải có nguồn sáng, mà hầu hết những cảnh cuộc sống thật ở địa đạo là bóng tối. Người ta sống trong bóng tối, đèn pin là vô cùng đắt và hiếm.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 5.

May mắn là gần đây có những máy quay đáp ứng được thì vấn đề đó mới được giải quyết. Thì đấy là một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật. Kể ra thì còn nhiều nữa, ví dụ như là một bộ phim chiến tranh có kinh phí rất lớn. Nhà đầu tư nào sẵn sàng bỏ tiền ra cho một bộ phim chiến tranh chi phí lớn như vậy với cái khả năng thu hồi vốn thấp? Những bộ phim chiến tranh chủ yếu được đầu tư bởi nhà nước và mang tính tuyên truyền khá là rõ nét. Thì đấy cũng là cái trở ngại rất là lớn với dự án này.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 6.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 7.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 8.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 9.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 10.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 11.

Tôi có ba nguồn tư liệu về lịch sử. Thứ nhất là nguồn từ người Mỹ. Họ ghi chép khá đầy đủ về những trận càn. Thậm chí là có rất nhiều phim. Hồi đó, quân đội Mỹ có cả một bộ phận báo cáo lại tất cả hoạt động. Họ quay bằng phim 16mm khá đầy đủ. Đó là một lợi điểm. Tôi được nhìn thấy hình ảnh về quân đội Mỹ càn thực tế như thế. Nhiều quân nhân Mỹ viết hồi ký và có những cuốn được xuất bản là những nguồn khá là tốt.

Nguồn thứ hai là từ sách báo của Việt Nam và phim tài liệu viết về Củ Chi. Tất nhiên không nhiều và kỹ thuật cũng không tốt vì quay bằng phim đen trắng. Nhưng đặc biệt trong phim này, tôi có một cách tiếp cận thứ ba là khai thác càng nhiều càng tốt câu chuyện của những người đã từng chiến đấu ở Củ Chi. Ví dụ như tôi về Củ Chi hỏi chú tôi rất nhiều chuyện trên trời dưới biển. Chú là người có khả năng kể chi tiết, mô tả lại mọi thứ. Qua những lời kể của chú, tôi mới biết rõ hơn về cách dân quân đào địa đạo thế nào, làm lỗ thông hơi ra sao.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 12.

Tôi không dựa trên nhân vật nào mà lấy cảm hứng. Ví dụ như là anh hùng Tô Hoài Đức đã sáng chế ra mìn gạt. Chú ấy còn làm ra nhiều thứ nữa, như là súng. Trong phim cũng có cảnh tạo ra khẩu súng lục. Làm quân khí thì khó nhất là khẩu súng lục vì mọi chi tiết đều bé tí. Và súng lục cũng đòi hỏi sức bền vật liệu rất cao. Chú Tô Hoài Đức đã làm được hai khẩu thì chứng tỏ tay nghề rất tinh xảo. Hiện nay vẫn một khẩu đang ở bảo tàng quân đội.

Những người du kích Củ Chi không chỉ có lòng yêu nước nồng nàn mà còn thông minh. Đấy là cái khía cạnh mà tôi muốn đề cập đến. Không thể nào chỉ có bằng lòng yêu nước hay lòng dũng cảm mà thắng được, phải có sự thông minh và chiến lược. Vì đây là cuộc chiến của một dân tộc nhỏ bé, yếu ớt mà chống lại kẻ thù mạnh hơn hàng trăm lần. Nếu mình không thông minh thì mình bị tiêu diệt từ lâu rồi. Hơn hai tiểu đội du kích là những người dân thường với trang bị rất bình thường, súng thì kẹt đạn hỏng hóc, đạn thì không có phải tiết kiệm từng viên một mà chống lại cả một đạo quân lớn.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 13.

Tất nhiên việc chế vũ khí cũng có mặt trái của nó, rất nguy hiểm. Mìn chống tăng xe tăng đi qua thì nó phát nổ, người đi qua thì không sao. Nhưng mìn gạt thì khác. Mìn gạt chỉ dùng trong hoàn cảnh không còn dân. Mình chơi "ráo máu" với chúng nó thì mình mới chơi mìn gạt. Thế nhưng mà trong hoàn cảnh như vậy thì phải chơi như vậy. Chú ấy chế ra một thứ hữu hiệu vô cùng. Việc chú ấy đánh hàng trăm xe tăng là có thật.

Chúng ta nghĩ ra hàng trăm hàng nghìn kế để chống lại kẻ thù. Nó bịt đường này, ta đi đường khác. Nó phá khúc hầm này, ta đào khúc hầm khác, không bao giờ dừng lại và mình không bao giờ kiệt sức. Mình thắng nó không phải vì mình đánh bại nó về mặt hỏa lực mà là sự lì lợm. Bác Hồ nói là: "Đánh cho Mỹ cút" là như thế. Mình đánh bao lâu cũng được. Tôi rất thích câu của nhân vật chú Sáu (Cao Minh) nói: "Mày biết sức mạnh của bọn tao ở đâu không? Tao đánh bao lâu cũng được. Đánh như thế nào và khi nào là do tao quyết định". Đấy là sự thông minh, kế sách mà của dân tộc yếu chống lại kẻ thù mạnh.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 14.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 15.

Tôi không phải làm gì để cân bằng cả vì tôi chỉ kể ra những gì tôi đã thấy, theo cảm xúc thôi. Tôi không bịa đặt, mà thậm chí nếu bịa cũng không hay bằng sự thật. Quan điểm của tôi là cuộc sống thật hay hơn. Nó đa dạng hơn vì những người tạo ra lịch sử là những người phải trực tiếp nằm trong lịch sử, trực tiếp đối diện với cái chết, đối diện với những nhiệm vụ gần như bất khả thi mà họ vẫn làm được. Còn tôi kể lại một câu chuyện, tôi có tưởng tượng mình có kể hay bao nhiêu đi nữa thì cũng không hay như cuộc sống được.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 16.

Và quả thật là trong những câu chuyện mà các cô các chú kể, còn những chuyện vô cùng hay mà tôi không thể đưa vào phim được vì không đủ thời lượng. Phim có hai tiếng mấy thôi còn cả cuộc chiến này kéo dài đến 20 năm. Tôi chỉ có thể đưa ra những cảm xúc của tôi về cuộc chiến đấy theo con mắt tôi hiểu và chia sẻ với khán giả. Còn nếu mà để xét đoán trên con mắt của lịch sử thì không cần thiết vì tôi không có tham vọng viết hay là kể lại lịch sử. Tôi chỉ mong muốn là khi khán giả khi xem sẽ cảm thấy xúc động và muốn đi thăm Củ Chi.

Có rất nhiều bạn trẻ coi phim xong và nói với tôi là: "Cháu sẽ đi thăm Củ Chi". Đấy là điều tuyệt vời, thế hệ trẻ phải có bài học lịch sử của riêng họ chứ không phải do bộ phim mang lại. Bộ phim có lẽ chỉ tạo ra cảm hứng cho thấy trách nhiệm, lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Mỗi người phải có một cuốn sách lịch sử trong đầu của họ, phải có một cách tiếp cận riêng của họ. Nó có thể sâu sắc hơn cả những gì mà tôi biết, thì điều đấy làm tôi rất mừng.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 17.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 18.


Tất cả các cảnh phim đều có các sắc thái khác nhau rất con người. Họ hi sinh vì họ muốn tìm một ngụm không khí để sống và nếu mà không có không khí ở dưới hầm thì thà chết ở trên mặt đất còn hơn. Ở đây, tất cả các nhân vật hi sinh ở trong bộ phim này đều có mong muốn nhìn thấy bầu trời hòa bình. Tôi rất thích và có cảm xúc với cảnh khi mà cậu bé Lục Tạc (Anh Tú Wilson) bắn xe tăng và bị trúng đạn chết. Trên mình cắm đầy mảnh đạn và mảnh pháo, nhưng cậu vẫn cố gắng nhìn lên bầu trời mỉm cười dù bom đạn vẫn còn đang nổ. Đấy là khát vọng về hòa bình của người Việt Nam. Không ai hiểu, không ai thèm hòa bình như người Việt Nam.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài trong 20 năm. Đấy là một trong những cuộc chiến kéo dài nhất trong thế kỷ 20. Lượng bom đạn của Mỹ thả xuống Việt Nam gấp 6 lần lượng bom đạn Mỹ thả trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nó kinh khủng lắm! Những cái chết của người Việt Nam là những cái chết của sự khao khát hòa bình. Đấy là mục tiêu, dụng ý khi tôi tả về một cái chết – mỗi người khao khát về hòa bình bằng mỗi cách khác nhau.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 19.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài trong 20 năm. Đấy là một trong những cuộc chiến kéo dài nhất trong thế kỷ 20. Lượng bom đạn của Mỹ thả xuống Việt Nam gấp 6 lần lượng bom đạn Mỹ thả trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nó kinh khủng lắm! Những cái chết của người Việt Nam là những cái chết của sự khao khát hòa bình. Đấy là mục tiêu, dụng ý khi tôi tả về một cái chết – mỗi người khao khát về hòa bình bằng mỗi cách khác nhau.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 20.

Tôi tin là bộ phim sẽ có được sự thông cảm và hiểu biết của các khán giả trẻ. Bởi vì thứ nhất, phim này có những nhân vật là người trẻ, Bảy Theo (Thái Hòa) tuy lớn tuổi nhất nhưng cũng chỉ độ 40-45, là người đội trưởng duy nhất già thôi, còn lại toàn bộ đội du kích chỉ độ 19 đôi mươi. Họ rất là trẻ. Họ là những người trẻ của năm 1967 và họ chiến đấu, họ sống, họ yêu đương, đùa cợt như những người trẻ. Họ đầy bồng bột, đầy sai lầm, họ cũng run sợ, hoảng loạn, họ cũng mắc lỗi như bình thường.

Và tôi nghĩ, qua một vài phản hồi, những người trẻ sẽ là những người có năng lực tốt hơn trong việc đi tìm hiểu lại lịch sử. Ví dụ như đi Củ Chi, hay lên mạng để tìm hiểu. Nói về mặt kiến thức thì các bạn không thiếu, các bạn hiểu, thậm chí các bạn còn có thể thống kê những thứ mà đôi khi tôi còn không nắm được. Các bạn còn hiểu những điều mà thậm chí tôi còn chưa nghĩ ra. Ví dụ như, có bạn nói với tôi rằng, tại sao Ba Hương (Hồ Thu Anh) lại làm dữ với Út Khờ (Hằng Lamoon) đến như thế? Tại vì bản thân cô ấy cũng mong muốn có gia đình. Cái đấy chính là những sự thấu hiểu liên thông của những người trẻ của năm 1967 với những người trẻ của hiện tại, điều đó tạo ra sự đồng cảm của bộ phim.

Bộ phim này là về chủ đề chiến tranh, không thể được kể bằng cách diễn đạt tưng tửng hay thông thường như kiểu các phim hiện đại. Mọi người khi xem các phim hiện đại sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu. Nhưng khi xem phim này chắc chắn không thể cảm thấy dễ chịu được vì nó kể về một câu chuyện mà chúng ta không thể cảm thấy dễ chịu được. Tôi nghĩ hấp dẫn lớn nhất ở bộ phim này là chúng ta cảm thấy tự hào về chính bản thân chúng ta. Chúng ta tự hào về thế hệ đi trước, tự hào về cha ông mình, và chúng ta cảm thấy biết ơn về hòa bình mà chúng ta đang hưởng. Đấy cũng là một cách mà chúng ta trải nghiệm cảm xúc của mình.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 21.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 22.

Phải nói tôi rất may mắn khi dự án có được người diễn viên như thế tham gia. Thái Hòa là một diễn viên rất có đẳng cấp và phù hợp với bộ phim. Thái Hòa đã có những giây phút thăng hoa, cũng như những giây phút sống cùng nhân vật rất sâu sắc. Và chúng tôi đã cộng tác với nhau rất ăn ý, gần như không cần phải nói chuyện hay giải thích nhiều. Việc làm việc trong địa đạo khá là phức tạp. Ví dụ như tôi muốn hướng dẫn các diễn viên làm một cái gì đó, tôi phải chui vào nơi đang quay để nói chuyện với họ, phức tạp lắm. Nên tôi phải trông chờ vào việc giao tiếp qua bộ đàm hay giao tiếp qua những lời nói rất đơn giản.

Thật ra đây là một ekip rất ăn ý, gần như tôi không cần phải có quá nhiều sự điều chỉnh phức tạp. Mọi người gần như hiểu vai trò của mình và thực hiện vai trò đấy một cách rất cống hiến. Không chỉ mỗi Thái Hòa, những diễn viên khác cũng thế, như Quang Tuấn, đặc biệt là Hồ Thu Anh, và Hằng Lamoon là hai nhân vật nữ quan trọng của phim, đã có những cảm thụ rất sâu sắc, có một khí chất rất phù hợp. Ở đây, có một khái niệm mà tôi nghĩ rất là quan trọng với phim chiến tranh, đó là khí chất. Khí chất của con người chỉ được bộc lộ trong hoàn cảnh đặc biệt. Trong đời sống bình thường, chúng ta đều hiền như nhau, không cần khí chất. Khí chất chỉ được bộc lộ trong những hoàn cảnh khốc liệt hoặc khi con người ta lâm vào hoàn cảnh đặc biệt, có liên quan đến vận mệnh và cái chết. Thành ra, để diễn viên tham gia vào bộ phim này, rất cần sự bộc lộ khí chất.

Các bạn diễn viên ấy đều bộc lộ khí chất phù hợp. Thái Hòa là một nhân vật có khí chất của người đầu đàn, người lãnh đạo, quyết liệt, kiên nhẫn và thương những người đàn em của mình. Khi mà Bảy Theo phải nói dối để bảo mật, sự nói dối ấy làm cậu ấy áy náy. Điều đó hành hạ cậu ấy vì phải có trách nhiệm với đàn em mình. Hồ Thu Anh cũng thế, cái khí chất của cô ấy là một người chỉ huy tận tụy, chăm lo cho mọi người và đặc biệt là gan lì khủng khiếp, khôn ngoan, tỉnh táo. Không phải diễn viên nào cũng bộc lộ khí chất đấy, nếu mà anh bộc lộ không đúng thì nó sẽ thành quá lố, thành diễn. Cái đó phải đến từ bên trong. Lamoon cũng vậy, là một người con gái rất trong sáng, bản năng và vào vai rất ngọt, không cần phải cố gắng gì cả. Đấy là cái mà tôi rất là thích.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 23.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 24.

Tôi làm phim này ban đầu không nghĩ về doanh thu đâu. Tôi chỉ muốn làm phim để mọi người hiểu về chiến tranh, là câu chuyện cần phải được kể ra. Còn những nhà đầu tư cũng không đặt ra chuyện tiền là đầu tiên. Mà đặt ra là tôi muốn kể ra câu chuyện hay không, câu chuyện này có tác động tới mọi người hay không. Những nhà đầu tư thì cũng phải nghĩ là câu chuyện này có xứng đáng để làm hay không. Còn chuyện đằng sau đó, doanh thu thế nào thì tùy thôi. Nhà đầu tư cũng nói rất rõ là sẽ khuyến khích mọi người làm thật nhiều phim về lịch sử để hiểu rõ hơn về lịch sử cha ông chúng ta. Và những nhà đầu tư sẽ dám đầu tư nhiều tiền hơn cho những đề tài này, khán giả sẽ quen xem hơn về những bộ phim thế này.

Thì đấy có lợi cho tất cả mọi người. Tôi cũng khao khát làm những phim như vậy và tôi cũng mong muốn có doanh thu tốt để các nhà đầu tư có thể tiếp tục đầu tư cho dòng phim này. Bởi vì nếu không có lịch sử dân tộc thì giống như chúng ta là những người không có danh tính. Chúng ta sẽ mang cái danh tính của mình ra thế giới để mọi người hiểu người Việt Nam yêu chuộng hòa bình thế nào. Hơn nữa tôi nghĩ mọi người sẽ thích phim thể loại này. Ví dụ như Malaysia vừa rồi có phim chống lại thực dân Anh rất ăn khách, nên tại sao người mình là không yêu lịch sử của mình. Yêu quá đi chứ nhưng vấn đề là mình tiếp cận nó thế nào, cách kể thế nào, có động chạm đến trái tim của mọi người hay không, có cảm thấy là mình ở trong đó hay không.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 25.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 26.

Đây là bộ phim rất là may mắn khi có sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, của chính quyền, Ủy ban Nhân dân các cấp tạo điều kiện. Bộ Quốc phòng đã cung cấp trang thiết bị khí tài hạng nặng của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Đồ thật, chạy tốt và chính điều đó đã tạo nên sức mạnh rất lớn. Chưa từng có tiền lệ khi hãng phim tư nhân lại nhận được sự giúp đỡ như vậy. Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu sự giúp đỡ đó vẫn tiếp tục với những bộ phim lịch sử khác của tư nhân hay là của nhà nước sản xuất vì chúng ta không có đủ tiền để làm kỹ xảo đâu. Chúng ta vẽ một cái xe tăng thì nó sẽ dởm vô cùng luôn. Mà muốn kỹ xảo nhìn chân thật thì đắt tiền gấp hàng trăm lần quay một chiếc xe tăng thật. Vậy nên, sự hợp tác đó tôi rất là trân trọng. Không có sự giúp đỡ đó thì không có bộ phim bạn đang xem.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 27.

Thật ra tôi cũng không để ý đâu. Tôi chỉ làm phim nên không quan sát rõ thị trường. Nhưng chúng ta cũng cần phải đặt câu hỏi là có bao nhiêu phim gần đây làm về lịch sử? Phim ảnh cũng là sản phẩm phức tạp, cần phải có đủ chi phí, nếu không đủ tiền thì sản phẩm không tốt. Phim lịch sử, chiến tranh đòi hỏi về mặt chi phí cực kỳ lớn. Củ Chi năm 1967 chỉ mới có 50 năm thôi, còn nhiều tài liệu, thậm chí là ba nguồn tài liệu, còn ảnh chụp, hình vẽ, phim tài liệu để xem mà còn khủng khiếp như thế nữa là những phim xa hơn như đầu thế kỷ chẳng hạn, chống Pháp là rất khó rồi.

Người dân ăn mặc ra sao, sống như thế nào, chúng ta không có nhiều những tư liệu như vậy. Tôi từng nghĩ là nên có một ngân hàng hay quỹ nào đó để tập hợp những tư liệu lịch sử. Nếu có một dự án lớn do nhà nước tài trợ để tổng hợp tất cả tài liệu, thậm chí còn phải sáng tác vì có những thứ không có trên hình ảnh, chỉ có trên câu chữ thôi. Ví dụ như người ta tả về trang phục của đời nhà Trần chẳng hạn thì mình phải lấy tất cả yếu tố khác, tôn giáo, nông nghiệp, thói quen, lối sống... để tạo ra được trang phục đấy. Có thể nó không chính xác, nhưng mà mình chấp nhận vì phải có một cơ sở để tham khảo. Nhưng mà một dự án như vậy cho một phim lịch sử là không có.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 28.

Tiền trả cho sản xuất đã cao rồi nhưng mà nó không đáng kể so với những thứ vô hình phía sau. Nếu chúng ta làm phim về đời nhà Trần chẳng hạn, tiền chúng ta phải trả cho người nghiên cứu và trả trước dự án ít nhất là khoảng một hoặc hai năm. Phải có một nhóm nghiên cứu, họa sĩ, các nhà văn hóa, nhà khảo cổ, nhà tôn giáo để xem xét tất cả yếu tố trong dự án. Họ thu thập tư liệu, nếu không có, họ phải sang Trung Quốc để tìm vì Trung Quốc có thể có những tư liệu về nhà Trần, nhà Nguyên.

Cái tiền trả đó mới là tiền nhiều, mà mọi người không bao giờ có cả. Thứ nhất là người ta không bao giờ trả cho một dự án mà không biết một hay hai năm có xong hay không. Chúng ta chi tiền nhanh, một năm là phải hoàn vốn nên không có nhà đầu tư nào như vậy. Đó là cái rất là khó. Không phải chỉ mỗi trả tiền cho giáo mác, súng ống, xe, hóa trang, phục trang mà còn trả cho kịch bản, nghiên cứu... Phức tạp lắm!

Thực ra thì đó là sự tương tác hai phía, nhất là phải có sự tham gia của nhà nước trong những khâu khó nhất. Bởi vì nhà nước bản chất là phi lợi nhuận, dùng tiền thuế để tăng trưởng xã hội, văn hóa thì nó phải như thế. Vậy thì lợi ích là của chung mọi người. Nên nhà nước nên có những công trình mang tính chất nghiêm túc về lịch sử dân tộc. Không phải là lịch sử trên phương diện phân tích chính trị, không phải trên cơ sở phân tích đời sống nhân học nhưng mà phải phân tích nhân học trên cơ sở nghe nhìn, có hình ảnh, âm thanh.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 29.

Có thể, nếu mà tôi có sự thôi thúc. Không phải tôi chọn phim nào để làm, mà bộ phim chọn tôi. Rõ nhất là Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối. Có nhiều người đến Củ Chi nhưng chỉ có tôi thực hiện bộ phim này là do Củ Chi chọn tôi để thực hiện. Nên trong tương lai mà có phim nào chọn tôi, thì tôi sẽ làm.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 30.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Xem xong Địa Đạo, nhiều bạn trẻ nói với tôi “cháu sẽ đi thăm Củ Chi”- Ảnh 31.