Có người nói rằng, không có thứ gì là sự vĩnh cửu, ngoại trừ sự vĩnh cửu; cũng chẳng có gì là không thể thay đổi, kể cả bản thân sự thay đổi.
Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 1.

Có người nói rằng, không có thứ gì là sự vĩnh cửu, ngoại trừ sự vĩnh cửu; cũng chẳng có gì là không thể thay đổi, kể cả bản thân sự thay đổi. Thời trang cũng không nằm ngoài vòng xoay của vạn vật, luôn luôn thay đổi như những con nước vô định và khó nắm bắt, vậy nhưng dẫu dòng chảy có xoay vần như thế nào đi nữa thì nước vẫn cứ là nước, giống như cái cách mà nhiều thương hiệu thời trang đình đám trên thế giới trải qua những đổi thay của thời gian vẫn giữ được giá trị nguyên bản bất biến của mình.

Thời trang đã từng như thế đấy, từ cuộc cách mạng chít eo mang tên "new look" của những năm 50 cho tới thời kỳ đa trào lưu thập niên 70; và giờ đây thời trang là sàn diễn nơi đường phố tiếm quyền, thế nhưng xuyên suốt hàng chục năm qua, có những giá trị bất biến không thể nào bị lay chuyển, và đó là thứ đã làm nên tên tuổi của những ông lớn trong ngành thời trang thế giới như Louis Vuitton, Saint Laurent, Gucci hay Dior v.v…


Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 2.
Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 3.

Ngay chữ "thời" trong "thời trang" đã ám chỉ sự thay đổi, và cuộc đua xuyên suốt giữa các nhà mốt luôn đem đến những trào lưu ảnh hưởng tới cái cách mà cả thế giới ăn mặc. Chỉ cách đây 5 năm, có bao giờ bạn nghĩ tới việc Virgil Abloh sẽ đặt chân vào Louis Vuitton và làm ra một bộ sưu tập đậm chất thời trang đường phố? Hay Balenciaga sẽ làm ra những chiếc quần hộp lùng thùng và sneaker 3 lớp đế thô kệch và màu mè tới khó hiểu? Tất cả đều là hệ quả của thời kỳ hậu khủng hoảng 2014-2015, khi mà kinh tế thế giới nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng bước lên từ vũng lầy, khiến nhu cầu ăn mặc của thị trường châu Á tiềm năng tăng cao dữ dội. Các ông lớn trong ngành thời trang cao cấp không muốn thị phần này bị các hãng thời trang trẻ trung, năng động hơn chiếm hết lấy, vậy nên họ phải thay đổi toàn bộ.

Lấy Louis Vuitton là một ví dụ. Chúng ta nhớ tới LV qua các mặt hàng da thuộc cao cấp, với màu nâu Damier và Monogram Canvas; và dẫu cho nhiều người có nhận xét rằng LV sang chứ không đẹp thì bao năm qua hãng đã ghi dấu trong lòng tín đồ thời trang trên toàn thế giới với ấn tượng về dòng sản phẩm cao cấp với giá thành cắt cổ. Vậy, cùng nhìn lại những phát  hiện nổi bật của Louis Vuitton trong thời gian qua, bạn thấy những gì?

Những chiếc hoodie màu đỏ tươi nằm trong BST kết hợp với Supreme bởi bàn tay Kim Jones. Giầy chunky sneaker Archlight mà thoạt nhìn không ai nghĩ là được sản xuất bởi LV. Những phục trang Xuân - Hè 2019 "lấy cảm hứng từ câu chuyện Wizard of Oz" nhưng kỳ thực lại là những món đồ casual màu monogram được lắp mác thời trang hạng sang. Hẳn sẽ có nhiều người nuối tiếc cho một Louis Vuitton trước kia, rằng ngài Vuitton đi bộ từ Jura tới Paris đâu phải để làm ra những thứ như thế này?

Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 4.

Vậy nhưng, Louis Vuitton cũng đâu có đi phượt để làm thời trang, khi mà những sản phẩm chủ đạo đầu tiên của hãng là túi xách du lịch, đồ nội thất bọc da và đáy rương bọc vải bạt kín gió. Và cứ nhìn vào doanh số tăng trưởng mạnh mẽ của LVMH trong thời gian qua, nhiều người sẽ bị thuyết phục khi ông trùm Bernard Arnault đã bước chân vào thẳng top 10 người giàu nhất châu Âu chỉ sau 1 năm 2017-2018. Dẫu cho nước bài quyết định của Bernard nằm ở việc LVMH mua lại Dior, nhưng tờ Bloomberg đánh giá rằng sức mạnh lớn nhất của LVMH nằm ở chính Louis Vuitton, với doanh số vượt kỳ vọng trong quý đầu năm 2018. Và đó là lúc mà mỗi người trong số chúng ta nhận ra, sự thay đổi của LV đã đem về những hiệu quả như thế nào.

Cùng chung câu chuyện thay máu thành công với Louis Vuitton chính là Gucci và Balenciaga; kéo theo đó là những thương hiệu thời trang non trẻ như A-Cold-Wall hay Heron Preston. Tuy nhiên, trong khi các hãng thời trang khác được coi là "đi đúng xu hướng" thì duy chỉ Louis Vuitton được coi là "duy trì giá trị bất biến" của bản thân, nhờ vào việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc của thế giới trong khi vẫn duy trì những sản phẩm tạo nên tên tuổi của mình. Sẽ có người nói rằng, thành công của Louis Vuitton thời gian qua tới từ việc đáp ứng được trào lưu chứ không do giá trị gốc của thương hiệu, thế nhưng sẽ ra sao nếu nào những chunky sneaker và áo hoodie kể trên được phát hành bởi một thương hiệu khác? Liệu sẽ có ai sẵn sàng bỏ tiền ra mua chúng không, nếu những sản phẩm đó không giữ được tinh thần "sang trọng" mà Louis Vuitton đã dày công gây dựng suốt 164 năm qua? Sự thay đổi luân phiên về cảm quan cái đẹp của nhà mốt này - cũng giống nhiều thương hiệu khác như Dior hay Gucci - chưa bao giờ xóa nhòa đi giá trị nguyên bản của chính thương hiệu dù cho có chạy cùng xu thế hay không.


Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 5.

Một ví dụ khác cho sự thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên giá trị nguyên bản của thương hiệu, đó chính là Saint Laurent, khi mà sẽ có người thích nhắc tới Yves Saint Laurent, có kẻ lại mãi mơ về SLP. Vào năm 2012, Hedi Slimane làm nhiều người ngạc nhiên thích thú, cũng khiến không ít người phẫn nộ khi gần như "xóa sổ" di sản một thời của Saint Laurent, dời thẳng trụ sở của hãng về Los Angeles và biến SLP thành một hãng "thời trang nam".

img
img
img
img

Còn đâu là một YSL song tính và mạnh mẽ, quý phái dưới thời Tom Ford hay Stefano Pilati, SLP dưới bàn tay Hedi Slimane ban đầu bị phê phán là "thời trang cho con nghiện" khi chuộng những nam người mẫu nhìn như đám rocker hết thời, những chiếc quần jeans rách te tua và áo khoác da bó sát đậm chất grunge. Thế rồi, Hedi vẫn vẽ nên một Saint Laurent tươi mới và trẻ trung, vẫn khiến Saint Laurent được đánh giá là sang trọng và đắt giá (nhưng theo một cách rất khác).

Thành công của Saint Laurent dưới thời Hedi tới từ sự thay đổi, thế nhưng bước chuyển mình tiếp đó của YSL mới khẳng định giá trị nguyên bản của nhà mốt này. Sự bất biến của YSL được Anthony Vaccarello tái khẳng định với những thiết kế mang đậm nhục cảm thượng đẳng. Màn chào sân của Vaccarello đã lấy cảm hứng từ bộ sưu tập "Scandal" đình đám năm 1971 của Yves cùng định hướng xuyên suốt trong các BST tiếp theo là đề cao giá trị cao cấp xưa cũ của phục trang, từ chất liệu tới đường kim mũi chỉ. Trên hết là thần thái sang trọng, quyến rũ với tông đen chủ đạo thường xuyên đã trở lại với nhà mốt này, như dưới thời của Stefano Pilati.

Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 7.

BST mùa xuân 2019 vừa qua góp phần cân bằng lại sự "nữ tính" với dòng thời trang nam đã nổi trội một thời gian quá dài của nhà Yves Saint Laurent, khi các thiết kế mang đậm chất lôi cuốn phàm tục thể hiện qua những nữ người mẫu để ngực trần dưới lớp ren lưới mỏng tang, hay những đường cắt cao trên chiếc quần short da đen. YSL của thời điểm này chẳng có chút gì gợi nhớ tới SLP của vài năm về trước, vậy nhưng tất cả đều được giới mộ điệu thời trang tôn sùng và yêu mến dưới cái tên chung Saint Laurent.

Điểm đặc biệt ở đây, chính là Saint Laurent chưa bao giờ đi theo tiếng gọi của số đông, cũng không chọn hòa mình vào xu hướng. Vào giữa thời điểm thời trang thế giới bế tắc trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, Hedi Sliman lại cả gan đem sàn diễn thời trang bước ra đường phố bụi bặm, và khi mà cả thế giới đã quay cuồng theo nhịp xoay vần ấy thì YSL lại được Vaccarello khôi phục, đưa về giá trị nguyên bản 57 năm tuổi của nhà mốt này. Nếu thất bại, Saint Laurent sẽ là kẻ lạc mốt kệch cỡm, thế nhưng hãng lại thành công rực rỡ cùng giá trị tăng trưởng ấn tượng liên tiếp trong năm 2017 - vậy chẳng phải sao, khi Saint Laurent đã tạo nên giá trị bất biến cho riêng mình; hô biến nên những fan hâm mộ của riêng mình, giống như cái cách mà Hermes hay Bottega Veneta duy trì và phát triển thương hiệu mà chẳng cần theo xu hướng nào trong suốt nhiều năm qua.


Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 8.

Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình

Trong làng thời trang Việt Nam thì Công Trí là một cái tên đáng ngưỡng mộ. 17 năm tuổi nghề, nhiều lần được các ngôi sao lớn như Katy Perry hay Rihanna chọn sử dụng phục trang, Công Trí dù rất khiêm tốn cũng vẫn phải tự chấm cho bản thân 8 trên 10 trên thang điểm xuất sắc. Và, sự tự tin đó thực sự có lý do, khi bản thân anh mới đây đã tiếp tục khẳng định chính mình với BST Aquafina x Công Trí phiên bản giới hạn. Với châm ngôn :"Thay vì đem bản thân ra so sánh với sự hoàn mỹ của người khác, tại sao không đón nhận trọn vẹn con người mình, nhìn sâu vào trong đó để tìm ra cái tôi riêng biệt không gì có thể thay thế?", BST Aquafina x Công Trí gửi gắm tới giới mộ điệu trọn bộ sưu tập nhãn chai phiên bản giới hạn lần đầu tiên ra mắt các tín đồ vào tháng 8 vừa qua.

Cách mà Công Trí cùng Aquafina, từ lâu vốn đã được biết đến với thông điệp "Thời trang thuần khiết", ghi điểm trong BST lần này - bên cạnh các thiết kế chất lượng - chính là triết lý thời trang ý nghĩa và đầy cảm hứng, thể hiện sự thấu hiểu về cái tôi thời trang của người trẻ. Không phải cứ gồng mình chạy theo những hình mẫu trên mạng xã hội hay từ các sàn catwalk danh giá mới là phiên bản giới hạn, mỗi người trong số chúng ta sẽ là phiên bản đẹp nhất của chính mình khi mặc một chiếc áo phù hợp.

Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 10.

Lấy cảm hứng từ dòng chảy bất tận và bất biến của nước với sắc xanh là gam màu chủ đạo, BST phiên bản giới hạn Aquafina x Công Trí đã truyền cảm hứng và đánh thức cá tính ẩn mình trong mỗi tín đồ thời trang, thúc giục mỗi người trong số chúng ta tỏa sáng với giá trị nguyên bản từ phiên bản đặc biệt của chính mình. Như cách người trẻ luôn không ngừng khát khao thể hiện cá tính cùng cái tôi riêng biệt với cơn sốt "phiên bản giới hạn" trên toàn cầu, BST phiên bản giới hạn Aquafina x Công Trí thực sự đã mang đến điểm nhấn khó phai với giới mộ điệu. Bởi hiếm có một thương hiệu nước tinh khiết nào lại tiên phong trong việc truyền cảm hứng và đánh thức giới trẻ thể hiện chất riêng, nói lên tiếng nói của riêng mình bằng lăng kính thời trang nguyên bản nhưng cũng đầy sắc màu.

Tiếp đà thành công từ BST phiên bản giới hạn với những mẫu họa tiết độc đáo giúp thổi làn gió mới đến chai nước uống tinh khiết thông thường, Aquafina cùng NTK Công Trí tiếp tục nhấn mạnh ý nghĩa của BST đến các bạn trẻ với mẫu T-shirt slogan mang thông điệp "I AM WHO I AM – Tôi biết tôi là ai" như một tuyên ngôn khẳng định chất riêng và cá tính bản thân. Hãy thưởng thức tuyên ngôn này theo chiều hướng tích cực, như cái ưỡn ngực tự hào khoe cá tính của mỗi cái tôi độc nhất, tự tin đứng trước thế giới và tỏa sáng bởi phiên bản giới hạn tồn tại ngay chính trong bản thân mỗi người.

img
img
img
img

"Đừng tìm kiếm đâu xa, cũng đừng so sánh với một ai khác, hãy nhìn sâu vào bên trong để tìm thấy phiên bản ấy!" - chính là lời nhắn gửi từ Aquafina qua mẫu T-shirt #IAMWHOIAM. Cá tính riêng chính là loại chất liệu đẹp nhất, là màu sắc sống động nhất, là đường nét thiết kế độc đáo nhất để làm nên một phong cách thời trang ấn tượng không hòa lẫn. Và Aquafina với dấu ấn "thời trang thuần khiết" đồng hành cùng những cá tính thời trang Việt trong hành trình hiểu thấu và tìm thấy chính mình.

Chuyện về dòng chảy thời trang bất tận: Thành công, nghĩa là giữ được giá trị nguyên bản của chính mình - Ảnh 12.
A.D
Vinh Hồ
Aquafina
Theo Trí Thức Trẻ14/10/2018