Có rất nhiều câu chuyện “tương thân tương ái” giữa mùa dịch Covid-19 hướng đến các y bác sĩ, cán bộ y tế nơi tuyến đầu vất vả, người lao động thất nghiệp, người nghèo khi điều kiện mưu sinh bị đóng băng bởi “Cô-Vi”.

Có rất nhiều câu chuyện “tương thân tương ái” giữa mùa dịch Covid-19 hướng đến các y bác sĩ, cán bộ y tế nơi tuyến đầu vất vả, người lao động thất nghiệp, người nghèo khi điều kiện mưu sinh bị đóng băng bởi “Cô-Vi”. Tuy nhiên, vẫn còn đó những mảnh đời đặc biệt cũng đang bị cái bóng của dịch bệnh che phủ, như những em nhỏ hiện đang được nuôi dưỡng tại các mái nhà tình thương, trại trẻ mồ côi, trung tâm bảo trợ… Để các em không bị biến thành những “đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất”(*) của đại dịch, cần lắm sự chung tay và giúp đỡ của cộng đồng.

Chuyện tử tế giữa đại dịch: Vì “Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta” - Ảnh 1.

Làng trẻ SOS Vinh một ngày tháng tư có phần vắng vẻ, tĩnh mịch hơn ngày thường. Cũng phải thôi, giữa đại dịch Covid-19, lũ trẻ không ra ngoài sân chơi nhiều, không được đến trường gặp thầy cô, bạn bè. Các em tuy còn quá nhỏ để hiểu được virus SARS-CoV-2 là gì, sự nguy hiểm của dịch bệnh đang càn quét toàn thế giới ra sao, nhưng chúng đủ hiểu lời dặn dò: “Không được tự ra đường chơi đâu mấy đứa nghen, nhớ đeo khẩu trang vào đó”. Có lẽ trong suy nghĩ ngây thơ của các em, Covid cũng như một "ông kẹ" hay "bà phù thủy" đáng ghét hay bắt nạt con nít!

Tiếng xe ô tô tải dừng trước cửa làng trẻ SOS. Lũ trẻ lao xao, nhìn ra bên ngoài. “Có người vô thăm tụi bây ơi”, “Mô?”, “Tề” - bọn trẻ ríu rít chỉ trỏ.

Các mẹ, các dì ở trại trẻ bước ra trước, lũ trẻ tuy háo hức lắm nhưng vẫn trật tự xếp hàng theo sau. Ngoài cửa là những cô chú nhân viên công ty Vinamilk đang chuyển thật nhiều thùng quà, nào là sữa, nào là khẩu trang và cả nước rửa tay vào trong sân. Bọn trẻ biết hôm nay sẽ có người tới thăm nên đã mặc đồ thật đẹp, mặt mũi rạng rỡ sau lớp khẩu trang. Cuộc gặp gỡ những ngày dịch bệnh tuy có khoảng cách hơn bởi những lớp kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn lấp lánh, rạng ngời trên gương mặt lũ trẻ. Những món quà tuy giản dị nhưng đủ khiến các em nhỏ cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của tất cả nhân viên công ty Vinamilk, những người luôn mong muốn giúp các em có được sự chăm sóc tốt hơn, tăng cường sức đề kháng để vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Chuyện tử tế giữa đại dịch: Vì “Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta” - Ảnh 2.

Không nán lại lâu như mọi khi, không có những cái bắt tay, cái ôm nhưng vẫn cảm thấy rất rõ niềm vui trong những tiếng hỏi han của các cô chú, tiếng ríu rít của các con. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra những “khoảng cách” giữa các địa phương và giữa chúng ta với nhau, nhưng không bao giờ có thể làm giãn cách những tấm lòng yêu trẻ, không thể dập tắt sự lạc quan và niềm hy vọng trong mỗi con người. 

Lũ trẻ vẫy tay chào, niềm hy vọng “giản đơn” rằng các em sẽ lại được vui chơi với bạn bè, được đi học bình thường như xưa đã tiếp thêm động lực và niềm tin để toàn xã hội đồng lòng vượt qua đại dịch.

Tạm biệt các con, các cô chú Vinamilk lại cùng những chuyến xe chở quà và niềm vui đến cho trẻ em tại các làng trẻ, mái ấm tình thương tiếp tục hành trình của mình. 

img
img
img

Chuyện tử tế giữa đại dịch: Vì “Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta” - Ảnh 4.

Cách đó cả ngàn cây số, tại trang trại bò sữa Vinamilk thuộc tỉnh Tây Ninh, những người công nhân vẫn đang miệt mài với công việc của mình. Khác với ngày thường, họ đi bộ nhiều hơn, từ khu nhà văn phòng đến khu trồng cỏ nuôi bò, từ trại bò ra khu vắt sữa… Thỉnh thoảng họ lại nhìn vào điện thoại để xem đã đi được bao nhiêu bước trong ngày hôm nay rồi.

“Ráng lên xíu nữa, nay đi cũng được kha khá rồi đó”, chị Mỹ Loan động viên đồng nghiệp. Chị không phải người duy nhất đang nỗ lực để đi bộ mỗi ngày mà có đến hàng nghìn công nhân viên công ty Vinamilk đều đang dốc sức mình để có thể góp phần chăm lo cho trẻ em khó khăn giữa mùa Covid.

Tham gia chương trình, mỗi bước chân của nhân viên được ghi nhận bằng các ứng dụng di động đếm số bước đi, Vinamilk sẽ đóng góp 100 đồng vào quỹ “Triệu bước đi, đẩy lùi Cô-Vi” để hỗ trợ sữa và những vật phẩm cần thiết cho trẻ em khó khăn trong mùa dịch. Bên cạnh đó, hình thức gây quỹ bằng số bước chân còn khuyến khích nhân viên công ty năng động hơn trong hoạt động thường ngày. Điều này giúp nhân viên có được tinh thần tích cực, nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng để phòng chống dịch bệnh cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội.

Chuyện tử tế giữa đại dịch: Vì “Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta” - Ảnh 5.

Với lợi ích kép của hoạt động này, “Triệu bước đi, đẩy lùi Cô-Vi” đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình của công nhân viên công ty Vinamilk. Mỗi ngày, họ lại tranh thủ đi thêm một chút, trên nông trường, trong nhà máy, nơi văn phòng và cả tại gia đình. 

Sau hơn một tháng phát động và triển khai, chương trình “Triệu bước đi, đẩy lùi Cô-Vi” đã thu được hơn 20 triệu bước đi, gấp 4 lần mục tiêu đặt ra ban đầu. Với số bước đi này, Vinamilk đã đóng góp 2 tỷ đồng để ủng hộ 60.000 khẩu trang, 6.000 chai xà bông rửa tay và 86.000 hộp sữa cho gần 6.000 trẻ em hiện đang được nuôi dưỡng tại 24 trung tâm, mái ấm và nhà mở trên cả nước. Đây chính là nỗ lực của tập thể công nhân viên công ty Vinamilk hướng đến trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn trong giai đoạn dịch Covid hoành hành. 

Là một trong những người có đóng góp cho hoạt động đi bộ gây quỹ của công ty Vinamilk, chị Loan khá bất ngờ. “Vui vì mục tiêu ban đầu chương trình đặt ra có 5 triệu bước chân, nào ngờ nay vượt xa lên tới 20 triệu bước, nghĩa là nhiều trẻ em sẽ được thụ hưởng chương trình này rồi. Ngoài ra, tôi cũng rất tự hào khi đã “vượt lên chính mình”, thay đổi thói quen sinh hoạt để vừa tốt cho mình, vừa giúp được cho các em nhỏ nữa”. 

img
img
img

"Trên thực tế, ý nghĩa của chương trình vượt ngoài câu chuyện quyên góp và giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn khi đây còn là cách để giúp tập thể công nhân viên Vinamilk có một chế độ sống lành mạnh hơn, duy trì thường xuyên vận động trong thời điểm thực hiện các quy định giãn cách xã hội. 

Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phòng Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk chia sẻ: “Khi triển khai hoạt động này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm lớn của tập thể công nhân viên. Đây không chỉ là cách để mọi người có thể ủng hộ, gây quỹ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mà còn là cách để rèn luyện, cải thiện thói quen sinh hoạt, vận động của mỗi người, giúp nâng cao năng suất làm việc”. 

Điều đáng mừng là khi hỏi những công nhân viên công ty Vinamilk rằng sau khi hết chương trình, liệu họ còn có động lực để tiếp tục đi bộ không thì ai cũng hồ hởi và vững niềm tin rằng, những bước chân hôm nay sẽ chỉ là khởi đầu cho hàng dặm dài phía trước. Nếu năm sau trở lại với chương trình tương tự, con số có thể vượt xa 20 triệu hay 40 triệu bước đi.

Chuyện tử tế giữa đại dịch: Vì “Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta” - Ảnh 8.

Với diễn biến kéo dài của dịch Covid, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em đã nhấn mạnh: “Trẻ em không bị tác động trực tiếp bởi đại dịch… nhưng các em có nguy cơ là những nạn nhân bị ảnh hưởng lớn nhất” (*) 

Chính vì vậy, ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em, ngoài chiến dịch “Triệu bước đi, đẩy lùi Cô-Vi”, gần như ngay cùng lúc Vinamilk đã khởi động chương trình “Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam” năm 2020 với thông điệp đặc biệt “Vì sức khỏe và sự an toàn của trẻ em. Chung tay đẩy lùi Covid-19”. Hai chiến dịch kép diễn ra như những cơn sóng nhỏ vỗ về, đem nguồn dinh dưỡng quý giá, những món quà thiết yếu và  niềm vui đến cho các em nhỏ tại nhiều mái ấm tình thương, cơ sở chăm sóc trẻ em trên cả nước. 

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam trong năm thứ 13 của mình đang mang gần 1,7 triệu ly sữa, tương đương với 12,5 tỷ đồng đến với trẻ em gặp khó khăn trên cả nước. Hơn 1 thập kỷ đồng hành cùng trẻ em Việt, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã mang hàng triệu ly sữa ấm áp và sự quan tâm, sẻ chia tới trẻ em trên mọi miền Tổ quốc, từ cực bắc Hà Giang tới mũi đất Cà Mau xa xôi.

Bà Trần Thục Ninh, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Nội) cho biết mỗi tháng trung tâm phải gói ghém trong ngân sách 35 triệu cho các khoản tiền ăn uống, sinh hoạt của 45 trẻ em đang sinh sống tại đây. “Trong dịp phòng chống dịch, chúng tôi rất cảm ơn các tấm lòng nhân ái đến với các con. Lượng sữa của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam rất tốt cho sức khỏe các cháu và bảo đảm cho các cháu tăng sức đề kháng, có thêm sức khỏe để phòng chống dịch”, bà Trần Thục Ninh nói.  

Chuyện tử tế giữa đại dịch: Vì “Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta” - Ảnh 9.

Ở các trung tâm khác, được biết khẩu phần ăn của mỗi trẻ sẽ dao động trong khoảng 40-45 ngàn đồng/em/ngày nên khi được nhận sữa từ chương trình Quỹ sữa, các em không giấu được sự hân hoan khi có thêm một nguồn thực phẩm vừa ngon lành lại vô cùng bổ dưỡng. Khi được hỏi thăm, các em đều cho biết rất thích uống sữa và rất vui khi nhận được quà của các cô chú Vinamilk. 

Trong hành trình 13 năm bền bỉ, mỗi hộp sữa trao đi không chỉ như những giọt nước vun tưới cho những thế hệ tương lai của Việt Nam ngày càng vươn cao, mà trong mùa dịch Covid-19, nó còn là cách để thể hiện sự tử tế của một dân tộc với những tấm lòng luôn rộng mở, sẵn sàng giúp đỡ, đoàn kết, đùm bọc nhau trong lúc khó khăn.

Trong cuộc chiến với Covid-19, bên cạnh những gam màu “u ám” do đại dịch, thì còn có rất nhiều câu chuyện cảm động về tình người và sự nhân văn: chuyện về những du học sinh được đón về nước, những người lao động nghèo được tặng nhu yếu phẩm, chuyện về những y bác sĩ tuyến đầu ngày đêm chống dịch... Mỗi người chúng ta trong đại dịch đều có thể đóng góp theo cách của riêng mình, không quan trọng lớn nhỏ, ít nhiều. Những nhân viên Vinamilk, đã biến sự quyết tâm và tấm lòng của mình thành những hành động ý nghĩa nhất dành cho các “công dân nhí” của đất nước và hơn nữa, đã lan tỏa đi thông điệp đẹp về một Việt Nam vẫn sẽ vươn cao trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Chuyện tử tế giữa đại dịch: Vì “Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta” - Ảnh 10.


(*) https://www.unicef.org/press-releases/dont-let-children-be-hidden-victims-covid-19-pandemic

Minh Đức
Minh thần kì, Tuấn maxx
Theo Trí Thức Trẻ08.05.2020